Gỗ Nhập Khẩu Là Gì? Quy Trình Sản Xuất Như Thế Nào?

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp gỗ tại Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng gỗ nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng. Gỗ nhập khẩu là gì và những lợi ích, thách thức nào khi sử dụng loại nguyên liệu này? Hãy cùng Gỗ Phương Đông tìm hiểu chi tiết để có thể lựa chọn và sử dụng gỗ nhập khẩu một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

 Tìm hiểu về gỗ nhập khẩu

Tìm hiểu về gỗ nhập khẩu và các loại gỗ thông dụng hiện nay

Mục lục

Toggle
  • Gỗ nhập khẩu là gì?
  • Gỗ nhập khẩu có ưu, nhược điểm gì?
  • Chi tiết cách phân loại gỗ nhập khẩu
    • Phân loại gỗ nhập khẩu theo nguồn gốc
    • Phân loại gỗ nhập khẩu theo chủng loại gỗ
    • Phân loại gỗ nhập khẩu theo quy cách
  • Danh sách các loại gỗ nhập khẩu thông dụng
  • Quy trình nhập khẩu gỗ được thực hiện như thế nào?
  • Thực trạng gỗ nhập khẩu hiện nay
  • Lựa chọn gỗ nhập khẩu cần lưu ý gì?
  • Mua gỗ nhập khẩu giá tốt, đạt chứng chỉ FSC ở đâu?

Gỗ nhập khẩu là gì?

Gỗ nhập khẩu là loại gỗ được khai thác và chế biến tại một quốc gia cụ thể, sau đó được chuyển đến một quốc gia khác theo đúng trình tự và thủ tục hải quan.

Hiện nay, gỗ nhập khẩu tại Việt Nam đa dạng về chủng loại, với nhiều mục đích sử dụng như xây dựng, sản xuất nội thất…

Gỗ nhập khẩu đa dạng về chủng loại

Gỗ nhập khẩu đa dạng về chủng loại

Sở dĩ một số quốc gia cần nhập khẩu gỗ bởi một số nguyên nhân sau:

Không có sẵn tài nguyên gỗ trong nước: Một số quốc gia không có rừng hoặc diện tích rừng hạn chế nên cần nhập khẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Điều kiện tự nhiên không trồng được loại gỗ cần thiết: Có những loại gỗ mang tính chất đặc biệt và chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu, địa chất nhất định. Chẳng hạn như gỗ óc chó có màu sắc và vân gỗ đẹp nên thường được dùng cho sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, loại gỗ này chỉ có thể trồng ở khu vực khí hậu ôn đới như Mỹ, Canada hoặc châu Âu…

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ cao: Một số quốc gia có nhu cầu sử dụng gỗ cao hơn khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước. Ví dụ như Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển hạ tầng, bên cạnh đơn hàng gia công xuất khẩu đồ nội thất lớn nên nhu cầu sử dụng gỗ cho xây dựng và sản xuất đồ nội thất cũng tăng theo và vượt quá mức cung cấp nội địa.

Nguồn gỗ trong nước không có đủ chứng chỉ, giấy phép cần thiết: Có những quốc gia yêu cầu nghiêm ngặt về khai thác và chế biến gỗ. Nếu nguồn gỗ trong nước không đạt những tiêu chuẩn này sẽ không thể xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành nhập khẩu gỗ từ những nguồn đạt tiêu chuẩn thì mới đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Nhu cầu sử dụng gỗ nhập khẩu tăng

Nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao nên nhiều quốc gia đã chọn giải pháp nhập khẩu gỗ

Gỗ nhập khẩu có ưu, nhược điểm gì?

Gỗ nhập khẩu sở hữu 3 ưu điểm nổi bật về chất lượng, sự đa dạng và nguồn gốc của nó. Gỗ Phương Đông sẽ phân tích ưu và nhược điểm của loại gỗ này một cách cụ thể hơn.

  • Chất lượng gỗ cao: Để đạt điều kiện xuất khẩu, các nguồn cung cấp gỗ nhập khẩu phải được khai thác và chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, gỗ nhập khẩu thường có độ cứng, độ bền cao và đáp ứng tính thẩm mỹ.
  • Đa dạng quy cách và chủng loại: Trên thế giới hiện nay có nhiều thị trường chuyên cung cấp các loại gỗ đa dạng về chủng loại và quy cách, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Nguồn gốc bền vững: Một số thị trường cung cấp gỗ có yêu cầu nghiêm ngặt về việc khai thác cũng như chế biến gỗ bền vững. Vì vậy, gỗ nhập khẩu từ các thị trường này sẽ có nguồn gốc bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Gỗ nhập khẩu chất lượng cao

Gỗ nhập khẩu có chất lượng cao, đa dạng quy cách và chủng loại

Bên cạnh đó, gỗ nhập khẩu vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế:

  • Chi phí vận chuyển cao: Do các loại gỗ nhập khẩu được vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nên phí vận chuyển thường rất cao.
  • Chịu thuế nhập khẩu: Gỗ nhập khẩu là hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu nên sẽ có giá thành cao hơn sao với gỗ trong nước. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế suất đối với gỗ nhập khẩu là 5% kèm theo thuế GTGT là 10%.
  • Hạn chế khi cần gấp: Khi mua gỗ nhập khẩu, doanh nghiệp cần tốn thời gian chờ đợi nhất định cho quá trình làm thủ tục và vận chuyển. Nếu chẳng may khâu vận chuyển gặp trục trặc thì thời gian nhận hàng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, khó có thể mua được gỗ nhập khẩu nếu đang cần quá gấp.

Chi tiết cách phân loại gỗ nhập khẩu

Tùy vào quy định của từng quốc gia sẽ tiêu chuẩn khác nhau để phân loại nhóm gỗ. Nhìn chung, các loại gỗ nhập khẩu được phân loại theo các tiêu chí phổ biến sau đây.

Phân loại gỗ nhập khẩu theo nguồn gốc

Cách phân loại gỗ nhập khẩu theo nguồn gốc dựa trên vị trí quốc gia hoặc khu vực cung cấp gỗ. Dưới đây là 5 thị trường trường xuất khẩu gỗ lớn nhất trên thế giới:

  • Gỗ nhập khẩu Châu Âu: Hàng hóa từ thị trường châu Âu thường được dùng để sản xuất đồ nội thất và đồ trang trí nội thất có tính thẩm mỹ cao.
  • Gỗ nhập khẩu Mỹ: Sở hữu chất lượng gỗ cao và được ứng dụng cho việc sản xuất đồ nội thất cao cấp.
  • Gỗ nhập khẩu Úc: Hàng hóa nhập khẩu từ Úc đảm bảo về độ bền nên thích hợp làm gỗ nguyên liệu trong xây dựng và sản xuất đồ ngoại thất.
  • Gỗ nhập khẩu Canada: Hàng hóa từ thị trường Canada nổi bật với giá cả cạnh tranh, thích hợp để làm nguyên liệu cho ngành xây dựng hoặc sản xuất đồ nội thất.
  • Gỗ nhập khẩu Nam Mỹ: Gỗ nhập khẩu được ưa chuộng nhờ giá cả hợp lý và khả năng ứng dụng linh hoạt từ xây dựng cho đến sản xuất đồ nội thất.
các thị trường xuất khẩu gỗ lớn là mỹ, châu âu, úc

Mỹ, Châu Âu, Úc… là các thị trường xuất khẩu gỗ lớn

Phân loại gỗ nhập khẩu theo chủng loại gỗ

Cách phân loại gỗ theo chủng loại dựa trên tên khoa học hoặc tên gọi thông thường của cây gỗ được khai thác. Dưới đây là 5 loại gỗ nhập khẩu theo chủng loại phổ biến hiện nay:

  • Gỗ Sồi (Oak): Gồm Gỗ Sồi Trắng và Gỗ Sồi Đỏ, được ưa chuộng hiện nay vì có màu sắc và vân gỗ đẹp, độ bền ổn định. Thường được ứng dụng đa dạng trong sản xuất đồ nội thất.
  • Gỗ Óc Chó (Walnut): Dác gỗ màu nâu nhạt, tâm gỗ nâu đen với đường vân hình cuộn xoáy hoặc sóng rất bắt mắt, tính chất gỗ cứng cáp, chịu lực ép, dễ uốn xoắn. Vì thế, gỗ Óc Chó được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất cao cấp.
  • Gỗ Thích (Maple): Gồm gỗ Thích Cứng và gỗ Thích Mềm khác nhau về màu sắc, đường vân và độ cứng của gỗ. Nhìn chung, loại gỗ này cứng, mịn, dễ chế biến nên được sử dụng cho lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ nội thất.
  • Gỗ Tần Bì (Ash): Có nhiều loại khác nhau như Tần Bì Xanh, Tần Bì Trắng, Tần Bì Vàng, Tần Bì Carolina nên màu sắc cũng rất đa dạng. Bề mặt gỗ thô và đều, chất gỗ ít bị biến dạng, dễ gia công nên được sử dụng nhiều cho sản xuất đồ nội thất, phụ kiện trang trí nội thất…
  • Gỗ Thông: Có gỗ Thông Vàng (Pine) và Thông Trắng (Spruce) có màu sắc và đường vân khác nhau. Tính chất gỗ mềm, dễ gia công, bám sơn tốt nên thường dùng làm đồ nội thất giá rẻ và gỗ nguyên liệu trong xây dựng.
Gỗ Thông Vàngvà Thông Trắng

Gỗ Thông Vàng (Pine) và Thông Trắng (Spruce) với tính chất mềm, dễ gia công

Phân loại gỗ nhập khẩu theo quy cách

Cách phân loại gỗ nhập khẩu theo quy cách dựa trên hình dạng và kích thước của gỗ. Có 4 quy cách gỗ nhập khẩu phổ biến:

  • Gỗ tròn: Đây là loại gỗ còn nguyên cây tròn, chưa qua xử lý, chế biến, cây gỗ vẫn còn tươi (chỉ được loại bỏ cành, nhánh).
  • Gỗ nguyên khối (hay gỗ hộp, gỗ nguyên tấm): Đây là loại gỗ chưa qua xử lý độ ẩm, chỉ mới được bỏ bớt phần dác gỗ để vuông vức dễ vận chuyển. Hoặc được xẻ nguyên tấm lớn giữ nguyên kích thước, hình dáng tự nhiên và cấu trúc của cây gỗ.
  • Gỗ xẻ: Những miếng gỗ xẻ trông giống như là những lát ván, tấm ván hoặc thanh được cắt xẻ từ những khối gỗ hộp lớn. Gỗ xẻ có kích thước đa dạng tùy theo mục đích sử dụng của người dùng.
  • Gỗ ghép thanh: Đây là loại vật liệu được ghép bằng nhiều mảnh gỗ nhỏ lại với nhau tạo thành một tấm gỗ lớn.

Danh sách các loại gỗ nhập khẩu thông dụng

Các loại gỗ nhập khẩu thông dụng tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Gỗ Sồi: Màu vàng nhạt đến nâu sậm, vân gỗ đẹp, độ bền cao, chịu lực tốt nên thích hợp để làm gỗ nguyên liệu trong xây dựng, sản xuất đồ nội thất, đồ mỹ nghệ.
  • Gỗ Óc Chó: Có dác gỗ màu nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đen, vân gỗ đẹp, có tính ổn định cao và ít biến dạng, thích hợp để sản xuất nội thất cao cấp, nhạc cụ…
  • Gỗ Thông: Màu trắng hoặc vàng nhạt, vân gỗ thẳng và đẹp mắt, tính chất gỗ mềm, dễ gia công, bám sơn tốt nên phù hợp để sản xuất đồ nội thất, pallet…
  • Gỗ Thích: Màu trắng kem, tâm gỗ màu nâu, vân gỗ thẳng đẹp, khả năng chịu lực tốt, dễ uốn cong nên phù hợp sản xuất đồ nội thất, tủ bếp, vật dụng nhà bếp…
  • Gỗ Tần Bì: Màu trắng ngả vàng, tâm gỗ màu nâu sậm, vân gỗ thẳng và rõ, khả năng chịu lực và chịu máy tốt, dễ uốn cong bằng hơi nước. Thường được dùng làm vật liệu kiến trúc nội thất, chi tiết trang trí, dụng cụ thể thao…
nhập khẩu Gỗ Tần Bì

Gỗ Tần Bì được nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam

  • Gỗ Dẻ gai: Có đa dạng màu như trắng, vàng, đỏ, vân gỗ mờ. Đây là loại gỗ cứng và nặng, dễ dàng uốn cong bằng hơi nước. Tuy nhiên, gỗ có độ co rút lớn và dễ bị nứt bề mặt.
  • Gỗ Dương: Dác gỗ màu trắng vàng hòa vào tâm màu xanh, nâu sậm đến tím, có ít vân gỗ. Đây là loại gỗ đa năng , dễ bào, tiện , dán hay khoan; độ bám sơn tốt.
  • Gỗ Căm Xe: Màu nâu đỏ đẹp mắt, vân gỗ đa dạng, có độ cứng cao, chịu va đập, không bị biến dạng nên phù hợp để chế tác đồ nội thất, đồ mỹ nghệ chất lượng cao.
  • Gỗ Lim: Có màu nâu thẫm đến nâu đen, vân gỗ dạng xoắn, có độ cứng và khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh biến dạng, thường được dùng để làm kết cấu nhà ở, cửa gỗ, lát cầu thang, đóng thuyền…

Các loại gỗ nhập khẩu trên được nhập từ nhiều nguồn cung ứng trên thế giới. Một số thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của nước ta phải kể đến như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Congo, Brazil, New Zealand, Thái Lan, Lào, Chile, châu Âu. Trong thời gian tới, gỗ nhập khẩu vẫn tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại gỗ có thể thay đổi tùy vào nhu cầu thị trường và chính sách của nhà nước.

> Tham khảo: Danh mục các loại gỗ nhập khẩu hiện nay

Quy trình nhập khẩu gỗ được thực hiện như thế nào?

Chi tiết về thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên căn cứ theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về Quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Quy trình gồm 3 bước như sau:

Bước 1 – Khai báo nhập khẩu gỗ với hải quan: Chủ gỗ thực hiện khai báo thủ tục hải quan về lô hàng gỗ nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Hồ sơ khai báo gồm tờ khai hải quan (theo mẫu), bảng kê gỗ nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận đơn hoặc giấy tờ tương đương, giấy phép kiểm dịch, phiếu đóng gói. Cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan trả hồ sơ và hướng dẫn cho chủ gỗ hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Kiểm tra thực tế lô gỗ nhập khẩu

Khi đã nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra lô hàng gỗ thực tế theo bảng kê gỗ. Nếu thông tin chính xác thì xác nhận bảng kê và thông quan lô hàng nhập khẩu.

Bước 3: Nhận hàng hóa

Chủ gỗ đến nhận hàng hóa tại kho bãi của cơ quan hải quan.

Quy trình nhập khẩu gỗ của việt nam

Quy trình nhập khẩu gỗ tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam

Thực trạng gỗ nhập khẩu hiện nay

Theo thống kê từ Tạp chí Gỗ Việt, thực trạng nhập khẩu gỗ tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 như sau:

Kim ngạch nhập khẩu gỗ tăng: Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ (G&SPG) đạt 1,015 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng 15 ngày đầu tháng 6/2024, nước ta đã nhập khẩu 129 triệu USD, xấp xỉ cùng kỳ tháng 4/2024.

Thị trường nhập khẩu gỗ tăng mạnh: Trung Quốc vẫn là thị trường cung ứng lớn nhất của Việt Nam với 424 triệu USD, chiếm 52% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 58,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu gỗ của các thị trường Hoa Kỳ, Thái Lan, Chile, Brazil và Nga cũng có sự tăng trưởng mạnh. Ngược lại, các thị trường như Lào, Congo và Newzealand lại giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam xuất siêu trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG: Việt Nam xuất siêu 5,159 tỷ USD, tăng so với mức 4,11 tỷ USD của cùng kỳ năm 2023 trong 5 tháng đầu năm 2024.

Doanh nghiệp FDI tăng nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt gần 392 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

nhập khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng

Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng trong 5 tháng năm 2024

Sau đây là một số nguyên nhân giải đáp về tình hình nhập khẩu gỗ tăng trưởng đến tháng 6/2024:

Kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại: Các quốc gia là thị trường xuất khẩu gỗ quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… có dấu hiệu vượt qua giai đoạn suy thoái. Tại Mỹ, chính phủ có những chính sách cắt giảm lãi suất, kích cầu nhu cầu tiêu dùng, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đối với thị trường châu Âu, lượng tồn kho giai đoạn trước đây đã hết nên nhu cầu nhập khẩu dần tăng trưởng trở lại.

Áp lực lạm phát giảm: Thương mại toàn cầu dự đoán tăng trưởng 3,3% theo báo cáo tháng 4/2024 của WTO, khiến áp lực lạm phát giảm. Từ đó hỗ trợ thu nhập thực tế tăng trở lại và thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sản xuất tăng cao.

Quy mô thị trường đồ gỗ nội thất Bắc Mỹ tăng trưởng nhanh: Bắc Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu G&SPG lớn của nước ta. Thị trường này dự kiến đạt quy mô 400.068,8 triệu USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR (Compounded Annual Growth Rate) là 4,9% từ năm 2021 đến 2030. Đây là mức tăng trưởng mạnh mẽ so với con số 249.406,5 triệu USD vào năm 2020.

thị trường tiêu thụ gỗ tăng trưởng

Thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ thế giới tăng trưởng trở lại

Dự báo, tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu vào các quý tiếp theo của năm 2024 sẽ có dấu hiệu phục hồi khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn khi giá cả nguyên liệu ngày càng tăng cao, thời gian đặt hàng ngắn, đối tác yêu cầu giảm giá… Từ đó khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đối diện với khó khăn kép và chưa thể tăng tốc mức kim ngạch nhập khẩu ngay được.

Lựa chọn gỗ nhập khẩu cần lưu ý gì?

Dưới đây là những lưu ý khi lựa chọn gỗ nhập khẩu:

  • Chủng loại: Mỗi loại gỗ có đặc điểm và tính chất riêng, phù hợp cho những nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia.
  • Nguồn gốc: Nên chọn loại gỗ có nguồn gốc từ các thị trường quy định nghiêm ngặt về khai thác và chế biến gỗ. Một số trang web có giới thiệu chi tiết về nguồn gốc gỗ như Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC) hoặc Forest Stewardship Council (FSC).
  • Chất lượng: Cần kiểm tra chất lượng của lô gỗ thông qua quan sát mắt thường hoặc dùng các dụng cụ chuyên dụng trước khi quyết định mua.
  • Giá cả: Có thể so sánh giá cả của các nhà cung cấp khác nhau để tìm ra đơn vị cung cấp gỗ nhập khẩu với chi phí hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, những vấn đề sau đây cũng cần được chú ý khi mua gỗ nhập khẩu:

  • Hồ sơ nhập khẩu: Lô hàng phải có hồ sơ nhập khẩu đúng theo quy định của pháp luật để đảm bảo đây là gỗ hợp pháp.
  • Thuế nhập khẩu: Tìm hiểu về thuế nhập khẩu đối với từng loại gỗ nhập khẩu sẽ hỗ trợ dự trù ngân sách phù hợp.
  • Chi phí vận chuyển: Cần phải cân đối và nắm rõ chi phí vận chuyển để ước tính được tổng giá trị đơn hàng.
Mua gỗ nhập khẩu cần lưu ý nguồn gốc, chất lượng, giá cả, chủng loại

Mua gỗ nhập khẩu cần lưu ý nguồn gốc, chất lượng, giá cả, chủng loại

Mua gỗ nhập khẩu giá tốt, đạt chứng chỉ FSC ở đâu?

Được thành lập từ năm 2007, Gỗ Phương Đông là đơn vị chuyên cung cấp các loại gỗ nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Canada, EU… có giá tốt, đạt chứng chỉ FSC uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với tôn chỉ hoạt động luôn đặt chữ “TÍN” hàng đầu, chúng tôi đã và đang là đối tác tin cậy của nhiều đơn vị sản xuất, xây dựng, kinh doanh gỗ nhập khẩu quy mô lớn nhỏ trên toàn quốc.

Khách hàng của Gỗ Phương Đông luôn cảm thấy yên tâm vì mọi lô hàng gỗ của chúng tôi luôn được nhập khẩu trực tiếp từ đơn vị sản xuất: cam kết đảm bảo độ ẩm, chất lượng, khối lượng, quy cách và còn nguyên đai, nguyên kiện khi giao đến tay người dùng. Đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, luôn hỗ trợ mọi nhu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp, kịp thời.

Ngoài ra, Gỗ Phương Đông cam kết gỗ cung cấp có xuất xứ rõ ràng, được kiểm định theo yêu cầu nhập khẩu gỗ. Tất cả lô gỗ của công ty đều đạt chuẩn FSC, chứng minh về nguồn gốc gỗ, đảm bảo được khai thác hợp pháp, sản xuất theo đúng pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Mua gỗ nhập khẩu giá tốt, chất lượng tại Gỗ Phương Đông

Mua gỗ nhập khẩu giá tốt, chất lượng tại Gỗ Phương Đông

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thông tin về gỗ nhập khẩu là gì cũng như giới thiệu về ưu – nhược điểm, cách phân loại, quy trình nhập khẩu gỗ. Nếu quan tâm và có nhu cầu đặt hàng các loại gỗ nhập khẩu tại Gỗ Phương Đông, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0906 910 657 hoặc đến trực tiếp địa chỉ văn phòng tại 346/9 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM để được tư vấn chi tiết.

GỖ PHƯƠNG ĐÔNG – UY TÍN DẪN LỐI THÀNH CÔNG

  • Hotline: 0906 910 657
  • Email: gophuongdong@gmail.com
  • Địa chỉ: 346/9 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Kho: 301/2, Khu phố 1B, Phường An Phú, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Từ khóa » Các Loại Gỗ Nhập Khẩu Từ Mỹ