Gỗ Phủ Melamine Là Gì? Các Loại Ván Gỗ Melamine Phổ Biến Trong ...

Trong những năm gần đây melamine là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất nội thất gỗ. Sản phẩm hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật về cấu tạo, đặc tính, sự ứng dụng linh hoạt. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn còn khá mơ hồ về chất liệu này. Anviethouse mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo và phân loại gỗ phủ Melamine. Đồng thời chúng tôi chia sẻ những ứng dụng phổ biến của loại gỗ này trong sản xuất nội thất.

NỘI DUNG CHÍNH

  • 1 Gỗ phủ Melamine là gì?
  • 2 Bề mặt Melamine là gì?
  • 3 Cấu tạo bề mặt tấm Melamine
  • 4 Gỗ Melamine có bền không?
  • 5 Các loại ván gỗ phủ Melamine phổ biến
    • 5.1 Phân loại theo đặc tính
      • 5.1.1 Gỗ MDF phủ Melamine
      • 5.1.2 Gỗ MFC phủ Melamine
      • 5.1.3 Ván gỗ HDF phủ Melamine
    • 5.2 Phân loại theo màu sắc
    • 5.3 Phân loại theo kích thước, độ dày
  • 6 Ưu nhược điểm của Melamine
    • 6.1 Ưu điểm
    • 6.2 Nhược điểm
  • 7 Phân biệt Melamine và Laminate
  • 8 Ứng dụng gỗ phủ melamine trong sản xuất nội thất
    • 8.1 Nội thất nhà ở
    • 8.2 Nội thất văn phòng
    • 8.3 Nội thất showroom, cửa hàng
    • 8.4 Nội thất khách sạn, nhà hàng

Gỗ phủ Melamine là gì?

Một số khách hàng vẫn còn nhầm lẫn melamine là 1 loại gỗ. Tuy nhiên quan điểm này là sai lầm. Vậy gỗ phủ Melamine là gỗ gì? Đây thực chất là gỗ công nghiệp kết hợp phủ bề mặt melamine.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Ván MDF phủ Melamine

Melamine có bản chất là bazơ hữu cơ, với đặc tính ít tan trong nước, độ bền vững cao. Nó được dùng trộn kết hợp với chất keo nhằm làm tăng độ bền cho sản phẩm. Lớp keo này được nhúng lên bề mặt giấy firm. Sau đó phủ đều lên nền gỗ công nghiệp và tạo ra thành phẩm gỗ melamine.

Bề mặt Melamine là gì?

Bề mặt Melamine chính là giấy firm nhúng keo và ép lên ván gỗ công nghiệp.

Bề mặt Melamine hay còn gọi là giấy Melamine hay tấm phủ Melamine. Nó có tác dụng bảo vệ cốt gỗ công nghiệp, tăng tính thẩm mỹ. Giấy melamine tạo độ bền đẹp và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.

Cấu tạo bề mặt tấm Melamine

Bề mặt tấm Melamine có cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần chính: giấy nền và keo Melamine.

Cấu tạo bề mặt Melamine

Lớp giấy nền được in hoa văn và màu sắc đa dạng. Sau đó được nhúng vào lớp keo Melamine tạo màng bảo vệ bên ngoài. Vì thế bề mặt tấm Melamine luôn có độ bóng đẹp hoàn hảo và chỉnh chu nhất.

Gỗ Melamine có bền không?

Gỗ công nghiệp phủ Melamine là một trong những vật liệu được khách hàng tin dùng hiện nay. Anviethouse rất khó trả lời chính xác cho quý khách hàng rằng gỗ melamine có bền hay không. Bởi lẽ loại gỗ này có những ưu nhược điểm riêng và ứng dụng riêng cụ thể trong từng lĩnh vực sản xuất nội thất. Độ bền trung bình của các sản phẩm nội thất từ gỗ melamine là 10 – 15 năm. Tùy nhu cầu, mục đích sử dụng, sở thích cá nhân và nguồn kinh phí đầu tư, quý khách hàng có thể chọn lựa những sản phẩm phù hợp với điều kiện.

Các loại ván gỗ phủ Melamine phổ biến

Hiện nay, các loại gỗ phủ Melamine được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như: độ dày, kích thước, màu sắc, đặc tính sử dụng.

Phân loại theo đặc tính

Dựa vào tiêu chí phân loại theo đặc tính, gỗ công nghiệp phủ Melamine được chia thành hai loại là ván gỗ thường và ván gỗ chống ẩm. Ván gỗ thường có cấu tạo lõi công nghiệp và bề mặt Melamine mỏng. Loại gỗ này được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nội thất gia đình như: kệ tivi, bàn ghế, bàn trang điểm, giường ngủ, tủ quần áo,…

Ván gỗ chống ẩm có cấu tạo tương tự ván gỗ thường. Tuy nhiên phần lõi có thêm chất chống ẩm với tông màu xanh đặc trưng. Sự ra đời của dòng sản phẩm này là giải pháp ưu việt cho việc sản xuất nội thất nhà bếp, nhà vệ sinh, ban công các tầng,…

2 loại phổ biến
Cốt thường và cốt chống ẩm

Theo cách phân loại này, gỗ phủ Melamine có nhiều danh mục sản phẩm nhỏ như: gỗ MDF phủ Melamine, gỗ MFC phủ Melamine, ván gỗ HDF phủ Melamine. Trong mỗi danh mục đều gồm 2 loại gỗ ván thường màu nâu và ván chống ẩm màu xanh.

Gỗ MDF phủ Melamine

Gỗ MDF phủ Melamine gồm 2 phần cốt gỗ MDF và lớp phủ Melamine bên ngoài. Cốt gỗ là một loại gỗ ván ép sợi công nghiệp, được cấu tạo từ những sợi gỗ nhỏ kết hợp các chất phụ gia như kéo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, parafin.

Gỗ MDF phủ Melamine
Ván MDF phủ Melamine

Gỗ MFC phủ Melamine

Gỗ MFC phủ Melamine có phần cốt gỗ được làm từ những cây trồng ngắn ngày, không quá to. Sau đó băm nhỏ và trộn với chất keo, ép tạo độ dày. Bên ngoài cốt gỗ được phủ lớp Melamine bảo vệ cốt gỗ bên trong. Đây là sản phẩm gỗ MFC phủ Melamine nổi tiếng trên thị trường.

Ván gỗ HDF phủ Melamine

Gỗ HDF phủ Melamine có cấu tạo 2 phần tương tự gỗ MDF, MFC. Ván gỗ HDF được cấu tạo 80% từ gỗ tự nhiên như vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây,… tạo thành cốt gỗ tấm. Bên ngoài ván gỗ được phủ Melamine sáng bóng. So với MDF, MFC, ván gỗ HDF phủ Melamine có giá trị thẩm mỹ và giá thành cao hơn.

Các loại gỗ công nghiệp thông dụng - Cốt HDF
Ván HDF phủ Melamine

Phân loại theo màu sắc

Gỗ melamine thuộc nhóm gỗ nhân tạo. Vì thế màu sắc và hoạ tiết trên gỗ rất đa dạng và phong phú. Khi phân loại theo tiêu chí này, dòng sản phẩm bao gồm nhiều danh mục khác nhau như Melamine xanh, Melamine đỏ, Melamine nâu,…

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Hoa văn in trên bề mặt Melamine rất độc đáo, thông thường là những hoạ tiết giả vân gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ tần bì, gỗ sồi,… Sự đa dạng về các dòng sản phẩm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi sản xuất nội thất gỗ công nghiệp.  

Phân loại theo kích thước, độ dày

Gỗ công nghiệp phủ Melamine có kích thước phổ biến là 18 và 25mm. Đây là loại gỗ nhân tạo có thể sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Loại ván gỗ mỏng nhất có chiều dày 12mm, loại dày nhất là 38mm. Tùy yêu cầu cụ thể khi sản xuất nội thất, bạn có thể chọn lựa loại ván gỗ có độ dày phù hợp để tối ưu công năng và giá trị thẩm mỹ. Qua đó mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi sử dụng.

Ưu nhược điểm của Melamine

Mỗi loại vật liệu xây dựng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để có thể phát huy những điểm mạnh, khắc phục khuyết điểm, quý khách hàng cần hiểu rõ về ưu nhược điểm của loại gỗ này:

Ưu điểm

Gỗ phủ Melamine nhận được nhiều sự tin dùng của khách hàng cũng như đánh giá cao của các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất vì những ưu điểm nổi bật sau:

  • Melamine đa dạng về chủng loại, kích thước và mẫu mã. Vì thế sản phẩm có tính ứng dụng linh hoạt và rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ từ những nội thất bình dân đến nội thất cao cấp.
  • Lớp keo phủ Melamine có khả năng chống cháy, chống thấm nước tốt, khả năng chống trầy xước tối ưu, không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.
  • Gỗ công nghiệp phủ Melamine có khả năng giữ màu tốt trong nhiều môi trường sống. Ở nhiệt độ phòng, độ ẩm ổn định, sản phẩm có thể bền màu từ 10 – 20 năm.
  • Với công nghệ xử lý hiện đại, quy trình tiên tiến, các nội thất sản xuất từ Melamine không bị mối mọt khi sử dụng, không bị ăn mòn bởi các chất tẩy rửa.
  • Quy trình chế tác và gia công gỗ phủ Melamine nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả cao.
  • Giá thành cạnh tranh, phù hợp điều kiện kinh tế mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm

Melamine được xếp vào nhóm gỗ công nghiệp. Vì thế, sản phẩm cũng mang những hạn chế tương tự gỗ công nghiệp. Điển hình là khả năng tạo hình kém. Đa phần các loại gỗ công nghiệp không thể chạm khắc hoạ tiết cầu kỳ, tạo hình đường cong tỉ mỉ hay những chi tiết góc cạnh phức tạp.

Đồng thời loại gỗ này có khả năng chịu lực và chịu mài mòn tương đối kém hơn gỗ tự nhiên. Đây cũng là một trong những lý do khiến ván phủ Melamine có phân khúc giá thấp hơn gỗ tự nhiên.

Phân biệt Melamine và Laminate

Melamine và Laminate là 2 bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay. Cả 2 vật liệu này đều có những nét tương đồng trong đặc tính chống ẩm, chống nước, chống trầy xước,… Quý khách hàng có thể phân biệt Melamine và Laminate thông qua màu sắc, cấu tạo, tính chất. 

Laminate có màu sắc và hoạ tiết đa dạng hơn. Nếu Melamine mô phỏng hình ảnh vân gỗ và màu sắc tự nhiên thì Laminate gây chú ý bởi những tone màu đa dạng từ sáng đến tối, có thêm màu ánh kim, màu ánh nhũ.

So sánh bề mặt Melamine và Laminate

Laminate có cấu tạo 3 lớp, trong khi Melamine có cấu tạo 2 lớp. Laminate gồm lớp overlay được làm từ cellulose tinh khiết. Lớp thứ hai là Decorative paper – lớp giấy trang trí tạo vân và màu sắc cho gỗ. Lớp cuối cùng là Kraft Papers gồm nhiều lớp giấy mỏng nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao.

Điểm khác biệt tiếp theo là gỗ Laminate có thể uốn cong dễ dàng, tạo hình tỉ mỉ. Trong khi đó đây là hạn chế đặc trưng của gỗ công nghiệp phủ Melamine.

Giá thành gỗ Laminate cao hơn gấp 2 – 3 lần gỗ phủ Melamine. Quý khách hàng nên cân nhắc chọn lựa loại gỗ phù hợp nhằm tối ưu kinh phí và công năng.

Ứng dụng gỗ phủ melamine trong sản xuất nội thất

Melamine được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nội thất nhà ở, văn phòng, showroom cửa hàng hay khách sạn, nhà hàng. Anviethouse mời bạn cùng điểm qua những mẫu nội thất đẹp sang trọng từ nguyên liệu gỗ này:

Nội thất nhà ở

Trong nội thất nhà ở, gỗ phủ melamine được dùng làm tủ bếp, bàn ăn, bàn trà, bàn trang điểm, kệ sách, kệ tivi, tủ quần áo,…

thi công nội thất chung cư vinhomes smart city
Anviethouse Thi công nội thất chung cư MDF chống ẩm phủ Melamine

Trong đó, tủ bếp là sản phẩm nổi bật nhất được chế tác từ gỗ melamine. Loại gỗ này có đặc tính chống nhiệt, chống cháy tốt. Vì thế nó không bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ cao, dầu mỡ từ phòng bếp. Không chỉ thế, sản phẩm có khả năng chống ẩm hiệu quả. Do đó nó phù hợp sử dụng trong môi trường nước ẩm ướt tại gian bếp mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, độ bền.

thi công nội thất chung cư Metropolis
Anviethouse thiết kế thi công nội thất chung cư sử dụng MFC chống ẩm An Cường phủ Melamine

Ván gỗ công nghiệp phủ melamine chống ẩm với cấu tạo lõi màu xanh bên trong. Vân gỗ bên ngoài rất tự nhiên sống động. Đây là sự lựa chọn tối ưu để sản xuất tủ bếp. Đồng thời sản phẩm còn mang màu sắc trang nhã, tạo cảm giác ấm cúng, mộc mạc cho người nhìn.

thi công nội thất chung cư Metropolis
Anviethouse thiết kế thi công nội thất chung cư sử dụng MFC chống ẩm An Cường phủ Melamine

Nội thất văn phòng

Gỗ phủ melamine được ứng dụng linh hoạt trong việc thiết kế và sản xuất nội thất văn phòng. Một số nội thất tiêu biểu như bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, vách ngăn văn phòng.

Văn phòng làm chung mở tối ưu diện tích
Anviethouse thi công nội thất văn phòng sử dụng MDF chống ẩm phủ Melamine
Bàn chủ tịch thiết kế hiện đại, sang trọng
Tủ phía sau bàn chủ tịch sử dụng ván MDF chống ẩm Thái Lan phủ Melamine
Phòng làm việc chung không gian mở
Phòng làm việc chung không gian mở sử dụng ván MDF chống ẩm Thái Lan phủ Melamine

Tại các văn phòng làm việc, những đồ dùng này góp phần quan trọng trong việc kiến tạo giá trị thẩm mỹ, đẳng cấp của không gian. Đồng thời việc chọn lựa sử dụng nội thất phủ melamine giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguồn chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị.  

Nội thất showroom, cửa hàng

Tại các showroom, cửa hàng, kệ tủ trưng bày sản phẩm chủ yếu có cấu tạo từ gỗ melamine. Loại gỗ này vừa mang đến vẻ đẹp sang trọng vừa có độ bền cao. Đặc biệt chi phí đầu tư thấp phù hợp với những cửa hàng mới khởi nghiệp.

thi công nội thất showroom Daysaki trần phú
Anviethouse thi công nội thất showroom mỹ phẩm tầng 1 sử dụng ván MDF chống ẩm phủ Melamine
thi công nội thất showroom Daysaki trần phú
Thi công nội thất showroom mỹ phẩm tầng 2
Anviethouse thi công nội thất phòng triệt lông giảm béo
Anviethouse thi công nội thất phòng triệt lông giảm béo tủ kệ ván MDF chống ẩm phủ Melamine

Kệ bán hàng, quầy bar đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn giúp thu hút khách hàng. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh số bán hàng.

Nội thất khách sạn, nhà hàng

Ván phủ melamine không chỉ được dùng sản xuất nội thất bình dân mà nó còn được ứng dụng khi gia công nội thất cao cấp cho nhà hàng, khách sạn. Quầy lễ tân, bàn ăn, bàn trà, cửa phòng,… là những sản phẩm nổi bật được làm từ nguyên liệu gỗ melamine.

Cửa gỗ melamine vừa đảm bảo yếu tố công năng, thẩm mỹ. Đồng thời nó còn giúp giảm tải trọng lượng trong các tòa khách sạn cao tầng.

Gỗ phủ Melamine là một trong số ít những vật liệu có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Việc hiểu rõ cấu tạo, ưu điểm, nhược điểm, phân loại cũng như phạm vi ứng dụng sẽ giúp quý khách hàng có những sự lựa chọn phù hợp. Qua đó tối ưu những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế.

Với những thông tin chi tiết trong bài Anviethouse hy vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho quý khách hàng khi thiết kế và thi công nội thất gỗ. Nếu quý khách hàng cần thi công nội thất gỗ công nghiệp phủ Melamine, xin vui lòng gọi số hotline 0965.445.110 để được hỗ trợ nhanh chóng. Anviethouse xin chân thành cảm ơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chất Liệu Gỗ Melamine