Gỗ Săng Lẻ Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

4.4/5 - (108 bình chọn)

Khi nhắc đến những loại gỗ thường dùng để thiết kế nội thất; thì không thể bỏ lỡ Gỗ Săng Lẻ. Loại gỗ này dần trở nên thân thuộc và ngày càng được ưa chuộng do chúng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ được các đặc tính hay là ưu điểm và ứng dụng của nó. Cùng nhau tìm hiểu về loại gỗ này trong bài viết sau đây nhé.

go-sang-le

Gỗ Săng Lẻ là gỗ gì?

Cây Săng Lẻ có tên khoa học là Lagerstroemia tomentosa Presl. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Lythraceae. Cây có tên gọi khác là Bằng Lăng Lông.

Tìm hiểu về Gỗ Săng Lẻ

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Săng Lẻ để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Săng Lẻ Có Tốt Không?” “Săng Lẻ có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Săng Lẻ

– Đây là cây gỗ lớn cao khoảng 30-35m. Thân cây có đường kính khoảng 40-80cm – Lá mũi mác, thuôn dài và thường hẹp dần, tù ở gốc, dài chừng 7-14cm, rộng tầm 20-50mm. Lúc đầu có lông hình sao; sau này không lông ở phía trên, nhưng có nhiều lông mềm hơn ở mặt dưới. – Hoa mọc thành cụm ở đỉnh với 6-8 hoa, có nụ hình nón ngược hay trái xoan. Đài hoa hình chuông, có rất nhiều lông mềm, nhị có nhiều gần bằng nhau – Quả nang hình trứng dài khoảng 12mm, tụt vào trong dài tới 1/3.

Sự phân bố của cây Săng Lẻ

Cây Săng Lẻ thường mọc hoang hầu như ở khắp nước ta. Tuy nhiên, phân bố nhiều nhất ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc. Ngoài ra, cây còn mọc nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ.

Săng Lẻ thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Săng Lẻ được xếp vào Gỗ NHÓM III – Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, dẻo dai hơn, có độ bền cao; và được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Huỳnh, Lau táu, Loại thụ, Re mit, Sao đen, Sao hải nam…

Ưu điểm của Gỗ Săng Lẻ

Săng Lẻ là loại gỗ có tiếng tăm và được lựa chọn rất nhiều bởi vì: – Gỗ cứng và chất gỗ khá mịn, thớ đẹp và bền – Gỗ có khả năng chống mối mọt khá tốt, ít bị cong vênh; khi dùng sẽ bền đẹp theo thời gian. . – Hương thơm tự nhiên mang đến cảm giác nhẹ nhàng.

Ứng dụng

Gỗ Săng Lẻ nhờ những ưu điểm trên như: mịn thớ, khá cứng và nặng. Gỗ có mùi thơm và khá bền. Chính vì thế, gỗ thường dùng để đóng đồ nội thất như là: bàn, ghế, giường, tủ.

Hiện nay, gỗ cây Săng Lẻ không chỉ ứng dụng nhiều trong các thiết kế và trang trí nội thất như trên mà còn các đồ mỹ nghệ. Các sản phẩm ấy được tạo ra có tính thẩm mỹ; giá trị sử dụng khá cao và cả khách hàng trong và ngoài nước đều tìm kiếm và lựa chọn.Nhân dân miền Nam thường sử dụng vỏ thân và lá dùng làm thuốc chữa bỏng, lỵ.

So với một vài dược liệu khác (như: muồng trâu, bạch hạc, nhựa chuối tiêu, chút chít, trầu không); thì săng lẻ có tác dụng kháng khuẩn tương đối mạnh, với nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật phát triển tương đối thấp. Loài cây này còn giúp cho quá trình liền sẹo nhanh và tốt hơn.

Giá của Gỗ Săng Lẻ

Gỗ Săng Lẻ giá bao nhiêu? Gỗ Săng Lẻ có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Thực tế thì để giải đáp vấn đề Săng Lẻ giá bao nhiêu, thì ta cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ: dựa vào kích cỡ hay là chất lượng của gỗ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức giá như sau: Đối với trường hợp mua theo cây: + Cây có đường kính 8-9cm: 650.000 đ + Cây có đường kính 10-12cm: 1.200.000 đ + Cây có đường kính 14-15cm: 2.500.000 đ + Cây có đường kính 18-20cm: 3.900.000 đ Đối với trường hợp mua gỗ: tầm 4.400.000 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m và 7.000.000 với gỗ xẻ các quy cách dài >3m

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Từ khóa » Giá Gỗ Săng Lẻ Chun