Gỗ Sến Là Gì? Ứng Dụng Như Thế Nào Trong đời Sống

Gỗ Sến là gì?

Gỗ Sến là loại gỗ nằm trong nhóm “Tứ thiết”, bao gồm Đinh, Lim, Sến, Táu. Loại gỗ này được khai thác từ cây Sến – loại cây gỗ lớn, sinh trưởng chậm, mọc thành rừng hoặc lẫn với cây lim xanh, cao từ 30 – 35m.

Loại cây Sến có phiến lá hình bầu dục dài khoảng 6 - 16cm, rộng khoảng 2 – 6cm, mép lá hình răng cưa thưa, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở nách các lá trên, thường gồm 7 – 3 hoa. Hoa này có tràng nhẵn màu vàng. Quả cây Sến hình bầu dục hay gần hình cầu, dài khoảng 3cm và có cây mang hạt hình trứng.

Đặc điểm gỗ Sến

Gỗ Sến thuộc nhóm II trong bảng gỗ Việt Nam. Loại gỗ này có vân gỗ cực kì, có màu đỏ nâu đặc trưng, rất cứng và khó gia công. Gỗ này có khả năng chịu được cường độ lực lớn, không bị mối mọt.

Gỗ Sến gồm rất nhiều loại khác nhau như: Sến mật, Sến cát, Sến trắng, Sến năm ngón, Sến giũa…Trong gỗ Sến đỏ, Sến mủ và Sến mật được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến.

Gỗ Sến mủ: được trồng nhiều ở Khánh Hòa, Gia Lai, Kiên Giang. Loại gỗ Sến này có màu vàng hơi nhạt, dần dần sẽ chuyển sang màu vàng sậm và đỏ nhạt. Thân gỗ giác và lõi phân biệt, trên bề mặt có những sợi gỗ sẫm màu, có tính dầu.

Gỗ Sến Đỏ: có nhiều ở các rừng nhiệt đới, có thân gỗ cao, màu nâu đỏ nhạt, cứng. Loại gỗ Sến này có vân đẹp, được sử dụng nhiều làm đồ thủ công, điêu khắc mỹ nghệ.

Gỗ Sến Mật: có gỗ màu nâu đỏ và độ cứng rất tốt, mọc nhiều ở các rừng nhiệt đới từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình, đặc biệt ở khu vực Tam Quy (Hà Trung, Thanh Hóa). Đây là loại có giá thành cao và được dùng làm đồ trang trí nội thất cao cấp. Những chiếc sập, phản, cột nhà cổ xưa thường được làm từ gỗ Sến Mật.

Ứng dụng của gỗ Sến

Gỗ Sến thuộc hạng quý hiếm, được dùng nhiều trong thiết kế đồ gỗ nội thất.

Gỗ sến được dùng để làm nhà.

Đồ gỗ làm bằng gỗ Sến rất bền, tinh tế, đẹp, làm cho không gian sang trọng, có thời hạn sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, vỏ cây và hoa có tác dụng chữa bệnh. Hoa cây sến được dùng làm thuốc trợ tim, thuốc hạ sốt. Vỏ cây có vị chát nên có tác dụng làm chậm sự lên men của đường thốt nốt.

Từ khóa » Gỗ Tứ Thiết