Gỗ Sơn Huyết Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Từ lâu, việc sử dụng gỗ để trang trí hay dùng làm đồ nội thất; đã trở thành điều quá quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Bởi những sản phẩm ấy không chỉ mang tới không gian sang trọng, ấm áp mà còn có các món đồ phong thủy giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Và một trong những loại gỗ được ưa chuộng hiện nay đó chính là Gỗ Sơn Huyết. Với tên gọi “dòng máu của rừng” mà ông cha ta đặt cho loài cây Sơn Huyết; thì cũng đủ để thấy, cây thuộc dòng gỗ cực kỳ rắn chắc và quý hiếm.

go-son-huyet

Gỗ Sơn Huyết là gỗ gì?

Cây Sơn Huyết có tên khoa học Melanorrhoea laccifera Pierre. Đây là một loài cây thuộc họ Đào Lộn Hột Anacardiaceae, bộ Cam Rutales. Loài cây này có tên gọi khác là Sơn Tiêu, Sơn Rừng,…

Tìm hiểu về Gỗ Sơn Huyết

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sơn Huyết để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sơn Huyết Có Tốt Không?” “Sơn Huyết có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Sơn Huyết

– Sơn Huyết có chiều cao trung bình từ 20m – 30m. Đường kính thân cây khoảng 30cm – 50cm, thân cây thường không thẳng.

– Vỏ ngoài có màu xám tro và nứt dọc với nhiều lỗ; bì sáng, thịt vỏ gỗ dày tầm 7mm – 8mm. Khi cứng lại, nhựa mủ có màu vàng và màu đen.

– Lá cây Sơn Huyết là lá đơn dai, thường mọc cách; phiến lá có hình trứng ngược, dài từ 12 – 20cm, rộng chừng 7 – 10cm, 2 mặt nhẵn. Gân bên có 18 – 24 đôi, và nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài từ 3 – 6mm.

– Mùa hoa Sơn Huyết thường bắt đầu từ khoảng tháng 10 đến tháng 12. Cụm hoa mọc thành chùm thưa ở nách. Cuống hoa thường có lông và dài hơn hoa. Nhị khoảng 30 chiếc, và đính thành 4 hàng. Bầu nhẵn, có một cuống dài có lông. Cây sẽ ra quả từ tháng 2 đến tháng 4.

Sự phân bố của Gỗ Sơn Huyết

Sơn Huyết là dòng cây phổ biến mọc ở những nước thuộc khu vực nhiệt đới như là: Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam… Và trong đó phổ biến nhất là Campuchia; chúng phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ trên các lưu vực đồng bằng, hay nơi có phù sa cổ vun đắp

Còn tại Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở các tỉnh như: Gia Lai, Tây Ninh, Đắk Lắk, hay Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam,…Loài cây này thường mọc rải rác thành các cánh rừng thưa, trên độ cao từ 200 – 800m, nhưng có những khi cũng lên tới 1000m.

Sơn Huyết thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sơn Huyết được xếp vào Gỗ NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp, mang lại giá trị kinh tế cao; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Cẩm lai, Bằng Lăng cườm, Cẩm liên, Cẩm thị, Dáng hương,…

Cách nhận biết Sơn Huyết

Gỗ thường có màu đỏ nên nhiều người thường hay nhầm với hương đỏ, sưa đỏ hay là những loại gỗ có màu đỏ khác. Theo cảm quan ban đầu, khi bạn nhìn vào sơn huyết thì sẽ thấy loại gỗ này: có màu đỏ nhưng lại đỏ thẫm như màu máu. Thậm chí là so với nhiều loại gỗ nhóm 1, sơn huyết còn có màu đậm hơn, nhưng chỉ kém sưa đỏ một ít về màu sắc; và có màu tương tự như trắc đỏ. Đây là cách nhận biết bằng mắt thường được nhiều người áp dụng nhất.

Ưu điểm của Sơn Huyết

Sơn Huyết là loại gỗ được nhiều người ưa chuộng và săn đón bởi vì: – Sơn Huyết thường có lõi cứng, màu đỏ; với đường vân gỗ mịn màng và có mùi thơm. – Ngoài ra, loại gỗ này còn mang những ưu điểm nổi bật từ các loại gỗ nhóm I: chất gỗ với độ bền cơ học khá cao; khả năng chống mối mọt tốt, và có đặc điểm là nặng, đanh cứng

Nhược điểm

Nhựa cây sơn huyết khá độc. Nếu như sơ ý để nhựa gỗ nhỏ trúng vào da, dễ làm da cháy rộp và gây ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, khi mà đốt sơn huyết, khói từ gỗ có thể gây tức tối ngạt thở.

Ứng dụng

Gỗ Sơn Huyết có chất lượng tốt, nên thường được dùng nhiều để thiết kế nội thất gia đình như: Kệ tivi, Tủ quần áo, bàn ghế, Sập thờ; Lộc bình, Đồ phong thủy, tượng gỗ phong thủy,…

Không chỉ được dùng làm nội thất, mà Sơn Huyết cũng là một bài thuốc chữa bệnh. Đây là một vị thuốc nam và được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền xưa. Hiện nay, vẫn còn xuất hiện nhiều tại các phòng khám đông y.

Đặc biệt, sơn huyết còn được dùng để làm tượng gỗ như: tượng Quan Công. Theo phong thủy ngũ hành thì màu đỏ khi kết hợp với hành mộc; sẽ làm cho cân bằng hành kim và hành thổ trong ngôi nhà. Vậy nên, khi sử dụng sơn huyết để bài trí sẽ giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn rất nhiều. Đặc biệt, những bức tượng từ sơn huyết vừa cao sang vừa đẹp sẽ đem tới tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Giá của Gỗ Sơn Huyết

Gỗ Sơn Huyết giá bao nhiêu? Gỗ Sơn Huyết có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Hiện nay, trên thị trường, giá thành của Sơn Huyết vô cùng cao. Từ những ưu điểm và ứng dụng kể trên; và lợi ích mà nó mang lại trong đời sống hay nguồn lợi về kinh tế. Cũng vì lẽ đó, mà giá của gỗ thường cao hơn một chút so với các loại gỗ khác. Ngoài tuổi đời, kích thước hay là khối lượng, giá gỗ còn phụ thuộc vào nhu cầu, cũng như sự cung ứng trên thị trường; nhất là trong thời điểm sơn huyết đang ngày càng khan hiếm như hiện nay.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Từ khóa » Giá Gỗ Sơn Nghệ