Gỗ Trắc Là Gì? Cách Nhận Biết Gỗ Trắc Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Gỗ Trắc là cái tên được đánh giá cao cả về thẩm mỹ và giá trị kinh tế. Loại gỗ này xuất hiện chủ yếu ở các sản phẩm nội thất cao cấp, đắt đỏ nhất. Vậy gỗ Trắc là gì? Cách nhận biết gỗ Trắc như thế nào? Cùng khám phá với An Lộc để tìm hiểu về loại gỗ này nhé!
1. Giới thiệu về cây gỗ Trắc
1.1 Gỗ Trắc là gì?
Gỗ Trắc hay còn gọi Cẩm Lai Nam Bộ (danh pháp khoa học: Dalbergia Cochinchinensis) là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898. Trong danh pháp hai phần thì tính từ -cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.
Trắc là dòng gỗ quý hiếm và có giá trị rất cao tại Việt Nam. Thân cây lớn, thịt gỗ cực kỳ rắn chắc và có trọng lượng nặng. Thớ gỗ có phần dẻo dai, khó nứt gãy nên được ứng dụng trong sản xuất nội thất như: làm sàn gỗ, bàn ghế, tủ giường, đồ mỹ nghệ,…
Trắc là cây bản địa được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á nói chung và các nước Đông Dương nói riêng, cụ thể: Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cây gỗ Trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng thường xanh hoặc nửa rụng lá, ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m
Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
1.2 Gỗ Trắc thuộc nhóm mấy?
Gỗ Trắc thuộc nhóm I trong sách Đỏ. Đây là nhóm gỗ quý nhất tại Việt Nam hiện nay. Vẻ đẹp tự nhiên, màu vân gỗ đẹp mắt, sang trọng khiến gỗ không chỉ được ưa chuộng trên thế giới mà còn được săn đón tại nước ta.
1.3 Đặc điểm sinh thái của cây Trắc
- Chiều cao thân cây khoảng 25m, đường kính có thể lên tới 1m.
- Vỏ cây nhẵn thường có màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đỏ nâu.
- Phần lõi màu đen sậm.
- Lá cây gỗ Trắc kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn.
- Hoa lưỡng tính, mọc tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng.
- Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.
- Mùi chua nhẹ nhưng không hăng.
1.4 Ưu điểm đặc biệt chỉ có ở gỗ Trắc
Độ bền cao, tuổi thọ lâu năm
Với đặc điểm thân gỗ to lớn, thớ gỗ đanh chắc, không cong vênh nên các sản phẩm làm từ gỗ Trắc có độ bền rất cao. Mặt khác, việc chịu tác động từ ngoại cảnh tốt, cộng thêm khả năng chống mối mọt hiệu quả, giúp gỗ mang giá trị sử dụng cực kì lâu và bền. Tuổi thọ gỗ lên đến hàng trăm năm. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi mua các sản phẩm từ loại gỗ này.
Vân gỗ đẹp, độc đáo
Được giới chuyên gia nhận xét là chưa có một loại gỗ nào có kiểu vân đẹp và ấn tượng như Trắc. Từng thớ gỗ mịn màng với đường vân gỗ Trắc chìm nổi như đám mây nhẹ nhàng, sắc nét, tạo hiệu ứng 3D độc đáo . Thêm vào đó, thành phần gỗ chứa tinh dầu nên không cần phủ bóng vẫn toát lên vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút.
Quý hiếm và giá trị
Trên bảng phân loại gỗ Việt Nam, cây Trắc Thối được xếp vào nhóm gỗ rất quý. Chính vì thế, loại cây này đang ngày càng khan hiếm do việc khai thác trái phép. Hiện nay, các sản phẩm làm từ cây Trắc đa phần đều phải nhập nguyên liệu từ các nước khác trên thế giới.
2. Gỗ Trắc có mấy loại?
2.1 Gỗ Trắc Đen (Trắc ta)
Trắc Đen hay còn gọi là Trắc ta, đây là một loại gỗ quý có giá trị rất cao, xếp vào hàng quý hiếm nhất tại nước ta. Loại gỗ này mang màu xám đen với lõi màu đen sẫm. Gỗ rất cứng, chịu va đập tốt và ít bị mối mọt, cong vênh. Thớ gỗ mịn khi tạo thành phẩm có độ bóng đẹp hơn nhiều các loại gỗ tự nhiên khác. Đặc biệt, độ bền của gỗ được các chuyên gia trong ngành đánh giá là chưa có dòng gỗ nào có độ bền tốt hơn Trắc Đen.
Cây gỗ Trắc Đen ở Việt Nam được tìm thấy nhiều trong những khu rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Có từ tỉnh Quảng Bình trở vào được gọi là Trắc ta. Ngoài ra, Trắc Đen cũng có ở khu rừng lân cận là Lào và Campuchia.
2.2 Trắc Đỏ
Không phổ biến tại Việt Nam nhưng Trắc Đỏ lại rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Giống như Trắc Đen, cây gỗ Trắc Đỏ cứng và không bị co ngót, mối mọt. Trong Trắc Đỏ cũng có chứa tinh dầu, khi ngửi mang mùi thơm hơi ngai ngái hắc. Tuy nhiên, gỗ xuống màu rất nhanh. Ban đầu gỗ có màu đỏ nhưng sau một thời gian sử dụng chúng sẽ chuyển thành màu đen.
Nhược điểm của màu đen phai này là không được bóng đẹp như Trắc Đen mà lại khá xỉn. Trắc Đỏ hiện nay chủ yếu được khai thác bên Lào và Campuchia.
2.3 Gỗ Trắc Vàng
Xét về giá trị thương mại thì gỗ Trắc Vàng thấp hơn khá nhiều so với Trắc Đen và Trắc Đỏ, nhưng chúng vẫn thuộc dòng gỗ tự nhiên quý hiếm. Một trong những lí do khiến Trắc Vàng được nhiều khách hàng “ưu ái” bởi qua một thời gian sử dụng, gỗ xuống màu nâu trông rất đẹp và bóng.
Trắc Vàng ở Việt Nam được trồng rải rác ở các khu vực miền trung và Tây nguyên. Nhưng Lào và Campuchia vẫn là hai nơi cung cấp chủ yếu của loại gỗ này.
2.4 Trắc Xanh
Với màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp, Trắc Xanh gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lung linh, trong trẻo. Vân gỗ Trắc Xanh có thể biến đổi màu sắc khi ánh sáng chiếu vào. Đặc biệt, không chỉ ngoài sáng mà ngay cả trong bóng tối gỗ vẫn giữ nguyên nét đẹp quyến rũ và huyền ảo.
Ngoài ra, độ bền cùng tuổi thọ rất cao của dòng gỗ này khiến chúng thường được ưa chuộng và săn đón trên thị trường hiện nay.
2.5 Gỗ Trắc Dây
Trắc Dây khác biệt so với các dòng Trắc khác ở điểm chúng thuộc loại thân leo nên sống dựa vào các loại cây cao lớn xung quanh để phát triển. Chiều dài thân cây từ 11m-15m. Gỗ Trắc Dây phát triển và đạt đến tuổi thọ cao rất lâu vì là cây ăn bám. Do đó, chúng thường được dùng để sản xuất các loại đồ có giá trị như bàn ghế, mặt sập, mặt của tủ nhưng giá thành của chúng lại khá rẻ.
2.6 Gỗ Trắc Nam Phi
Trắc Nam Phi hay còn biết đến với tên gọi Trắc Ngố, được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Phi. Gỗ Trắc Nam Phi không có tinh dầu trong thân cây nên không có mùi thơm tự nhiên. Loại gỗ này rất nặng và cứng cùng với đó là vân gỗ đẹp và đều nhau. Nhược điểm của Trắc Nam Phi là tôm gỗ to, hay bị nứt gỗ do vậy giá thành khá thấp.
3. Gỗ Trắc Bách Diệp với gỗ Trắc có phải cùng một loại?
Trắc Bách Diệp có tên khoa học là Platycladus Orientalis, là một loại cây thuộc họ Trắc Bách (hay còn gọi là Hoàng Đàn). Nhiều người thường nhầm lẫn cây Trắc Bách Diệp và cây gỗ Trắc, tuy nhiên trên thực tế đây là hai loài cây khác nhau.
Trắc Bách Diệp chỉ cao từ 6-8m, khác với lá cây Trắc, lá cây trắc bách diệp mọc đối thành khóm. Có hình dạng gần giống như lá thông, dẹp, có hình nón và trông giống những chiếc vẩy. Hạt của cây Trắc Bách Diệp khi chín có màu nâu, không có cạnh, dạng trứng và tương đối đẹp mắt.
Lá và hạt Trắc Bách Diệp sau khi được thu hái và phơi khô sẽ có công dụng làm thuốc dùng trong Đông y. Chúng được sử dụng để làm các loại thuốc để giảm ho, điều trị cúm. Hoặc điều trị chảy máu chân răng, chảy máu cam. Hỗ trợ cầm máu và giúp làm đẹp hiệu quả. Gỗ Trắc Bách Diệp không được sử dụng nhiều để làm đồ nội thất. Vì giá trị của cây Trắc Bách Diệp chủ yếu dựa vào lá và hạt của cây.
4. Cách nhận biết gỗ Trắc thật?
Vi Trắc có giá trị kinh tế cao nên tình trạng làm giả gỗ để bán trên thị trường xuất hiện phổ biến. Do đó, quý vị có thể phân biệt gỗ qua một số cách như sau:
- Quan sát màu sắc và vân gỗ: Bề mặt gỗ thật sẽ có màu đen, đỏ hoặc vàng. Vân gỗ chìm, lớp vân xếp chồng lên nhau theo từng lớp tạo hiệu ứng 3D sống động. Cắt lớp ra sẽ thấy rõ ràng sự chân thực của màu gỗ và vân gỗ. Còn những dòng sản phẩm hàng nhái nhìn rất mờ, không tinh tế, không rõ nét.
- Ngửi mùi hương: Lấy giấy ráp chà hoặc dùng dao cạo nhẹ ngửi trực tiếp gỗ thật sẽ có mùi thơm.
- Đốt thành tro: Phương pháp này áp dụng khá đơn giản. Khi đốt một mẩu gỗ Trắc, Trắc Đen, Trắc Đỏ, Trắc Vàng có nhiều tinh dầu, sẽ nổ lốp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục. Ngược lại, các loại Trắc kém chất lượng như sẽ cho tàn tro màu đen.
- Trọng lượng: Gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim.
5. Giá gỗ Trắc hiện nay bao nhiêu?
Thuộc top dòng gỗ quý hiếm nên giá Trắc đắt hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên khác. Giá gỗ Trắc tại Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại gỗ, tuổi thọ, độ dày – mỏng, thời điểm mua,… Dưới đây là bảng giá gỗ quý vị có thể tham khảo:
Loại gỗ | Giá thành |
Trắc Đen | Đường kính rộng 40-70cm giá trên thị trường là 700 triệu đồng/m3. Gỗ rộng 25 hoặc 30cm, dài 2m, dày 10cm giá 200 triệu/m3. |
Trắc Đỏ | Giá gỗ Trắc Đỏ đường kính từ 5-10cm dao động từ 100.000 – 150.000 nghìn/kg. Đường kinh từ 20 – 50cm giá dao động từ 200.000 – 500.000 nghìn/1kg. Loại Trắc đỏ có kích thước lớn, ván rộng 30 – 50cm có giá khoảng 1 triệu đến hàng chục triệu đồng. |
Trắc Xanh | 8-10 triệu đồng/1 kg |
Trắc Nam Phi | 100.000 – 120.000/1kg |
=>> Quý vị có thể tham khảo thêm bảng giá nội thất gỗ tự nhiên của An Lộc.
6. Tác dụng của gỗ Trắc
Trắc được ứng dụng hiệu quả trong nội thất nhà ở, đồ thủ công mỹ nghệ,…. Dưới đây là một số sản phẩm từ gỗ Trắc cao cấp, mời quý vị tham khảo:
Bàn ghế gỗ Trắc
Bàn ăn gỗ
Khay gỗ
Tượng gỗ
Đồ trang sức
Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ Trắc đã được chúng tôi tổng hơp lại. Cây Trắc được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại gỗ đều có vẻ đẹp cuốn hút, sang trọng tôn lên vẻ đẹp không gian gia đình. Nội thất An Lộc tin tưởng với kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất và đội ngũ kiến trúc sư tài giỏi Chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ thiết kế không gian gia chủ từ gỗ Cẩm Lai ấn tượng nhất. Nhanh tay đăng ký với chúng tôi qua Hotline 0966 176 288.
Xem ngay các loại gỗ khác:
Gỗ tự nhiên | Gỗ Óc Chó | Gỗ Mun | Gỗ Hương |
Gỗ Sồi | Gỗ Thông | Gỗ Sưa | Gỗ Trắc |
Gỗ Lim | Gỗ Căm Xe | Gỗ Tần Bì | Gỗ Xoan Đào |
Gỗ Gụ | Gỗ Xá Xị | Gỗ Pơ Mu | Gỗ Đinh Hương |
Gỗ Mít | Gỗ Xà Cừ | Gỗ Chò Chỉ | Gỗ công nghiệp |
Nội Thất An Lộc – Vững Bước Niềm Tin
4.4/5 - (75 bình chọn) Đỗ Xuân ToànĐỗ Xuân Toàn là kiến trúc sư kiêm CEO của Nội Thất An Lộc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc & nội thất, ông luôn hướng đến những xu hướng thiết kế mới. Luôn tận tâm để giúp khách hàng có một không gian sống đẹp, sáng tạo và cao cấp.
Từ khóa » Cách Nhận Biết Gỗ Trắc đỏ
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Gỗ Trắc đỏ đen đơn Giản
-
Gỗ Trắc Là Gì? Làm Sao để Nhận Biết Các Loại Gỗ Trắc?
-
Cách Phân Biệt Gỗ Trắc đơn Giản Nhất
-
Cách Xem Gỗ Trắc Đỏ K Bị LỪA / Phân Biệt GỖ TRẮC ĐỎ NAM PHI ...
-
Cách Phân Biệt Gỗ Trắc Đen Và Trắc Đỏ Và Trắc Đỏ Đen Việt Nam
-
Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Gỗ Trắc đơn Giản Nhất - Góc Xây Dựng
-
Gỗ Trắc Là Gì? Cách Nhận Biết Và Giá Thành Của Các Loại Gỗ Trắc.
-
Gỗ Trắc Và Những Bí Mật ít Ai Biết
-
Gỗ Trắc Là Gì ? Phân Biệt Gỗ Trắc đen, Trắc đỏ, Trắc Dây, Trắc Nam Phi.
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Trắc: Trắc Đỏ, Trắc Đen, Bách Diệp, Nam Phi ...
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Gỗ Trắc đỏ đen đơn Giản
-
Gỗ Trắc Có Mấy Loại? Cách Nhận Biết Gỗ Trắc đơn Giản
-
Gỗ Trắc Là Gì? Cách Nhận Biết, Phân Loại Và Giá Thành Gỗ Trắc
-
Mách Bạn Các Cách Nhận Biết Gỗ Trắc đơn Giản