Gỡ “vướng” Lộ Trình Cấp Giấy Chứng Nhận đất Lâm Nghiệp Cho Người ...

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, có tài nguyên rừng phong phú, vì vậy có hàng trăm ngàn hộ dân sống dựa vào nguồn lợi từ kinh tế rừng. Thế nhưng, hiện tại hàng chục ngàn hộ dân phải canh tác trên đất chưa được cấp sổ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Hệ lụy của việc này là làm nảy sinh các vụ tranh chấp đất đai, người dân không yên tâm sản xuất. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lộ trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Tìm rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục là việc không thể trùng trình để người dân an tâm phát triển kinh tế rừng, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh và thực hiện các chỉ tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Lực lượng kiểm lâm huyện Kỳ Sơn khảo sát thực trạng để khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Trên 45.900 hộ dân ngóng chờ…bìa đất

Đó là số liệu được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cung cấp qua báo cáo kết quả thực hiện thiết kế kỹ thuật - dự toán lập bản đồ địa chính 1/10.000 và hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (GCNQSDĐLN) trên địa bàn tỉnh. Tháng 4/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 672 về việc phê duyệt dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐLN cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung Bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ. Hòa Bình là 1 trong 8 tỉnh miền núi phía Bắc được tham gia dự án (sau đây gọi tắt là Dự án 672).

Thực hiện dự án này, tháng 1/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 127 về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán thành lập bản đồ địa chính 1/10.000 và hồ sơ địa chính cấp GCNQSDĐLN tỉnh Hòa Bình. Có nghĩa công việc thiết kế, đo đạc được lập kế hoạch, triển khai từ đây đến tháng 4/2009 thì hoàn thành công đoạn đo đạc, lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 trên địa bàn toàn tỉnh. Đến tháng 6/2011, hoàn thành công đoạn giao đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐLN của dự án (tháng 9/2013, UBND tỉnh đã có Văn bản số 942, về việc triển khai cấp giấy chứng nhận (GCN) đồng loạt đến hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất).

Theo đó, đến tháng 12/2013, Sở TN&MT thanh lý, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án. Lúc này, Sở TN&MT đã hoàn thiện hồ sơ và cấp GCNQSDĐLN cho 131.762 hộ gia đình, cá nhân, trong đó cấp mới 69.476 giấy và cấp đổi 62.286 giấy. Còn 12.056 GCNQSD ĐLN chưa cấp; lý do là sai họ, tên, địa chỉ, thông tin người sử dụng đất; GCN cấp cho nhiều thửa đất nhưng không thể hiện nội dung địa chính; diện tích, ranh giới, vị trí thửa đấttrên bản đồ GCN sai lệch so với hiện trạng sử dụng đất…

Trong 131.762 GCN đã cấp, có 33.902 GCN (tương ứng với 25,75%) giấy đã ký cấp nhưng còn tồn ở Chi nhánh Văn phòng đất đai các huyện, thành phố; 1.824 giấy tồn ở UBND các xã (chiếm 1,39%); 20.042 giấy (tương ứng với 15,22%) UBND huyện chưa ký và 4.465 giấy sai sót cần chỉnh sửa, đính chính (chiếm 3,39%)… chưa trao đến tay người dân. Như vậy, tính sơ bộ đến tháng 10/2018 vẫn còn trên 45.900 hộ gia đình, cá nhân trên toàn tỉnh đang ngóng… GCNQSDĐLN.

Vì đâu nên nỗi…?

Nguyên nhân dẫn đến việc chậm cấp GCNQSDĐLN cho người dân được xác định rõ là do sai sót từ khâu đo đạc đến lập hồ sơ và in GCN. Qua kiểm tra, rà soát những sai sót trong lập hồ sơ và cấp GCN QSDĐLN (theo Dự án 672), đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Giám đốc Sở TN&MT phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến sai sót đó là: Do yêu cầu của thiết kế kỹ thuật - dự toán cho phép Dự án 672 đã sử dụng tài liệu bản đồ bay chụp hàng không, kết hợp điều tra khoanh, vẽ đo đạc bổ sung thực địa để thành lập bản đồ địa chính nên bản đồ có độ chính xác không cao (sai số cho phép từ 5-7 m). Thời gian thực hiện dự án kéo dài, trong khi các quy định, quy phạm về đất đai của Nhà nước thường xuyên thay đổi, gây khó khăn trong việc quản lý, thực hiện dự án. Do dự toán kinh phí cho công đoạn thiết kế kỹ thuật thấp, khi thực hiện khối lượng công việc vượt hơn thiết kế kỹ thuật - dự toán nên các đơn vị thi công không đủ kinh phí thực hiện. Nguyên nhân chủ quan được nhắc đến là công tác đo đạc ở địa phương chưa được phối hợp chặt chẽ. Một số hộ dân đi làm ăn xa hoặc đang thế chấp GCNQSDĐ cũ (cấp theo Nghị định số 02/CP tại ngân hàng) gây khó khăn trong công tác quy chủ, dẫn đến việc kê khai, đăng ký chưa đồng bộ. Khối lượng GCN lớn, công tác xét duyệt hồ sơ đăng ký, ký cấp GCN của các huyện, thành phố chậm, làm kéo dài thời gian. Trong khi đó ngoài thực địa thường xuyên biến động (do tách thửa, mua bán, chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế…) nên một số GCN không còn đúng so với hình thửa so với hiện trạng sử dụng đất. Bên cạnh đó, quá trình đo đạc, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ còn xảy ra tình trạng cấp trùng vào đất của Công ty lâm nghiệp (lý do tại thời điểm thực hiện dự án, Công ty Lâm nghiệp chưa thực hiện rà soát, xác định diện tích, ranh giới đất đề nghị giữ lại diện tích đất tranh chấp không còn nhu cầu sử dụng trả lại cho địa phương quản lý). Theo đại diện Sở TN&MT cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và cũng là chủ đầu tư Dự án 672 thì đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót cho GCNQSDĐ. Vì còn quá nhiều GCN bị sai sót dẫn đến chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ cho người dân.

Hướng khắc phục

Hơn 10 năm ngóng chờ bìa đất đã gây bức xúc cho người dân. Để xử lý những tồn tại, vướng mắc trong lộ trình cấp GCNQSDĐLN, tháng 9/2018, Sở TN&MT đã có văn bản yêu cầu các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc ngành TN&MT tỉnh thực hiện các nội dung cụ thể như: Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì phối hợp với Phòng TN&MT các huyện, thành phố tập trung trao GCN đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp GCN in sai tên, họ, tên đệm, địa chỉ, thông tin người sử dụng đất, sai lệch loại đất khi cấp đổi… thì khẩn trương thực hiện thủ tục đính chính để trao GCN cho các hộ dân. Rà soát, tổng hợp lại các GCN không thể hiện đủ nội dung địa chính như: không in danh sách thửa đất, tên tờ bản đồ trên GCN; GCN được cấp không đúng hoặc được in, ký theo mẫu cũ tiến hành hủy và in lại GCN mới trao cho các hộ gia đình, cá nhân. Xây dựng kế hoạch thực hiện, lập dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt công tác đo đạc, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính để giải quyết các vướng mắc, tồn tại.

Phòng TN&MT các huyện, thành phố phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền các hộ gia đình, cá nhân về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo luật định. Qua đó để người dân sẵn sàng hợp tác trong việc cấp đổi GCNQSDĐ. Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất cũng như khai báo mất GCNQSDĐ theo quy định để thực hiện thủ tục cấp lại GCN. Chi cục Quản lý đất đai; Phòng Đo đạc, bản đồ, viễn thám thuộc Sở TN&MT được giao việc cụ thể để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong tiến trình cấp GCN QSDĐLN.

Đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Giám đốc Sở TN&MT thông tin thêm: Sở TN&MT đang khẩn trương chỉ đạo các đơn vị tư vấn thực hiện chỉnh sửa 3.088 GCN sai sót về vị trí, hình thửa, loại đất, diện tích đất hoặc trùng vào đất các dự án, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ… để sớm trao GCNQSDĐ cho dân. Đối với 1.377 GCN sai địa chỉ thửa đất, sai họ tên đệm, số chứng minh nhân dân… đang đề nghị chính quyền cơ sở thông báo rõ để người dân mang GCN đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để được hướng dẫn thủ tục đăng ký biến động hoặc chỉnh lý theo quy định. Sở cũng đã chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp thời gian để trao 35.726 GCN đang còn ở các xã và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đến tay người dân.

Thúy Hằng

Trên cơ sở kiến nghị của cử tri, Thường trực HĐND tỉnh đã nắm bắt tình hình, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ tình hình đo đạc, cấp GCNQSDĐ theo Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, vào trung tuần tháng 10, Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai khắc phục những sai sót trong quá trình đo đạc, cấp GCNQSDĐ theo Quyết định số 672/QĐ-TTg để kịp thời cấp GCNQSDĐ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân.

Yêu cầu Sở TN&MT kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra sai sót trong quá trình đo đạc, cấp GCNQSDĐ theo Quyết định số 672/QĐ-TTg, báo cáo kết quả với Thường trực HĐND tỉnh (chậm nhất tháng 6/2019). Một mặt, Sở TN&MT cần chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan rà soát lại toàn bộ GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh đã được đo đạc, cấp GCN theo Quyết định số 672/QĐ-TTg. Ưu tiên tập trung giải quyết kịp thời những địa phương có tỷ lệ sai sót ít và các hộ dân ở địa bàn phức tạp không để xảy ra các điểm nóng liên quan đến sai sót trong cấp GCNQSDĐ. Phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất với UBND tỉnh nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện đo đạc, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em - cần sự chung tay của cả cộng đồng Tìm giải pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm tập thể Chung tay vì người nghèo - cần hơn nữa những mô hình sinh kế hiệu quả Tinh gọn bộ máy ngành Y tế - giảm lượng cần song hành với nâng chất

Siết chặt hoạt động cầm đồ, cho vay nặng lãi

(HBĐT) - Dịch vụ cầm đồ là loại hình kinh doanh có điều kiện, hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh cầm đồ diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tình hình ANTT, gây bức xúc trong nhân dân.

Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(HBĐT) - Đây là quyết tâm của Ban chỉ đạo (BCĐ) 389/ĐP tỉnh trong công tác lãnh, chỉ đạo đấu tranh trên "mặt trận” chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đang diễn ra ngày càng tinh vi về phương thức và thủ đoạn. Theo đồng chí Nguyễn Bá Thức, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), cơ quan thường trực BCĐ 389/ĐP tỉnh, quý IV là thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao, nhất là đối với mặt hàng rượu, bia, bánh, kẹo, thuốc lá và đồ điện lạnh, điện máy. Các đối tượng làm ăn phi pháp có thể lợi dụng dịp này để gia tăng các hành vi vi phạm.

Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Hoà Bình đã và đang tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Từ đó từng bước góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững.

Để y tế cơ sở là nền tảng trong phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ

(HBĐT) - Y tế cơ sở là tuyến y tế ban đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, dự phòng và khám chữa bệnh (KCB). Trạm y tế xã, phường, thị trấn là tuyến y tế cơ sở gần dân nhất cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm áp lực KCB cho tuyến trên. Nâng cao chất lượng y tế cơ sở là yêu cầu thực tiễn. Đây cũng là nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH T.ư Đảng, khóa XII về "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.

Gỡ nút thắt trong kết nối cung - cầu lao động việc làm

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Việc làm là nhu cầu và hoạt động cơ bản tự thân của mỗi người nhưng lại là vấn đề có tính xã hội được cả cộng đồng quan tâm. Giải quyết việc làm và phát triển thị trường tốt nhằm góp phần phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, ổn định an ninh chính trị, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Vì sao tăng cả ba tiêu chí trong Tháng hành động về an toàn giao thông?

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND, ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh về triển khai "Tháng hành động về an toàn giao thông (ATGT) - tháng 9/2018 trên địa bàn tỉnh”, ngay từ cuối tháng 8, các ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã ráo riết triển khai các giải pháp để đảm bảo TTATGT trên địa bàn.

Từ khóa » Bản đồ 672