Góc — “Cải Cách Ruộng đất” Hay “câu Chuyện Đấu Tố” -...
Có thể bạn quan tâm
“Cải cách ruộng đất” hay “câu chuyện Đấu tố”
- Đấu tố: con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau. Con người không còn niềm tin vào chính người thân, già đình mình. Sự lo sợ đến từ những người ở cạnh bên mình. Tất cả đạo đức gia đình, nhân cách con người, đức tính che chở bảo bọc dân tộc bị phá nát để đổi lấy những lời khen ngợi vì thành tích đấu tố.
- Triển lãm Cải cách ruộng đất: câu chuyện của lợi ích nông dân, thành tựu mang lại và sự sửa sai qua kiểm điểm của Đảng. Sự thật về sai lầm và oan sai không nên được nói lại. Chỉ nên nói đến thành tựu và giấy tờ kiểm điểm cho cái sai. Vậy thì nó không phải lịch sử, nó là một buổi diễn kịch với quy mô quảng cáo khắp cả nước.
Để sửa sai cho lần cải cách đầu, đất đai từ tay nông dân sau khi được chia đã gom về hợp tác xã (các bạn 8x về trước sẽ biết mô hình này), cả con trâu, cái cày… và nó là của htx. Hẳn nhiên, nông dân không thể nào lấy lại - còn lý thuyết thì nó là của chung, của nhân dân.
Nói về Cải cách ruộng đất và Đấu tố thì câu chuyện còn dài. Từ cày nát đầu địa chủ bằng trâu, dân đứng chửi phỉ nhổ vào địa chủ, tất cả gia sản mồ hôi bị cướp hết… Một người con lúc đấy đang là đoàn viên đã đấu tốt cha vì nhà hôm đấy ăn 1 con gà (xem như tiểu tư sản, khi cả nước đang phải đói nghèo bằng nhau), cha đã bị đem ra bêu rếu.. Sau này người con viết hồi ký đã ân hận về điều này.
Và không ai khác hơn khi chính con của Công tử Bạc Liêu lại phải ra khỏi ngôi nhà của cha mình, nay được ơn Đảng cho cả gia đình ở nhờ nhà của mình. Vì đơn giản, đánh tư sản mà k tịch thu gia sản địa chủ giàu khét tiếng Nam kỳ thì không phải đánh tư sản. Ông đã cảm ơn Đảng khi cho ông có nơi tá túc. Nhà của Công tử Bạc Liêu nay thuộc về nhà nước và được dùng làm địa điểm du lịch.—————————-- một bài viết trên báo vietnamnet
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang dành phần chính nói về “Cải cách ruộng đất 1946-1957” với các hiện vật, tài liệu trưng bày được chia làm bốn nội dung cụ thể. Trong đó, có một phần nêu rõ các chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất thông qua trưng bày nhiều ảnh tư liệu về các hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ, Quốc hội…; các văn bản như luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư, báo cáo, sách, tài liệu tuyên truyền về cải cách ruộng đất.
Phần “Sai lầm và sửa chữa sai lầm” giới thiệu một số ảnh tư liệu lịch sử, nghị quyết, thông tư, chỉ thị, công văn của Đảng, báo cáo kết quả sửa sai của một số địa phương. Phần trưng bày này khiến một bộ phận người xem cảm thấy ‘sơ sài’, bởi những câu chuyện về số phận của con người bị oan sai, giờ con cháu họ sống ra sao, nghĩ gì về thời kỳ mà ông cha họ đã trải qua thì lại không thấy đề cập tới.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: “Không nhất thiết phải phơi bày toàn bộ những sai lầm của lịch sử”. Theo ông Cường, với triển lãm lần này, thông điệp mạnh mẽ nhất là Bảo tàng muốn hướng tới là những thành tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã mang lại cho nhà nước mới được thành lập, cho người dân Việt Nam nghèo khổ đang từ phận nô lệ mất nước được hưởng thành quả cách mạng đó. Điều này là đáng nói và phải nói kỹ để thế hệ sau này, khi không trải qua thời kỳ đó có cái nhìn đúng đắn về lịch sử.
“Cái đa chiều, toàn diện mà chúng tôi muốn hướng tới là "sai lầm và sửa chữa sai lầm” thì chúng tôi chỉ khoanh nó dưới góc độ Trung ương Đảng và Bác Hồ đã kiểm điểm và chỉnh sửa theo phương pháp chỉ đạo như thế nào. Và đã nhận thức được ngay trong quá trình cải cách chứ không phải chờ tới một thời gian dài như những vấn đề khác", ông Cường nói.
Từ khóa » Tố Khổ Và đấu Tố
-
Cải Cách Ruộng đất Tại Miền Bắc Việt Nam - Wikipedia
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Phê Phán Việc Dùng Nhục Hình Trong Cải Cách ...
-
Trò Chuyện Với Một Nhân Chứng Sống Của Cải Cách Ruộng đất
-
Thích Nhật Từ - Phần Lớn Người Ta Có Thói Quen đấu Tố Khổ...
-
Nghị Quyết Hội Nghị Trung ương Lần Thứ 14 Về Tổng Kết Cải Cách ...
-
Diễn Biến Cụ Thể Một Vụ Xử án địa Chủ: Lời Kể Của Một Nhân Chứng ...
-
Đấu Tố Là Gì?
-
Chuyện Về Người Phụ Nữ Từng Bị Xử Lý Oan: Tìm Mộ Bà Cát Hanh Long
-
Những Sự Thật Cần Phải Biết (14): Trường Chinh - Kẻ Vong Bản
-
Cải Cách Ruộng đất Tại Miền Bắc 1953–1956
-
Kế Hoạch Sửa Chữa Sai Lầm Cải Cách Ruộng đất - Thư Viện Pháp Luật
-
Tìm Hiểu Về Cuộc Cách Mạng "Cải Cách Ruộng đất 1953"
-
Nhân Tố Chính Trị - Tinh Thần Trong Những Ngày đầu Kháng Chiến ...