Góc Dành Cho Mẹ Bầu: Thai 17 Tuần Phát Triển Như Thế Nào? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Vì sao mẹ bầu nên đi siêu âm khi thai đạt 17 tuần tuổi?
Để theo dõi quá trình phát triển của con, thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn về lịch khám, siêu âm định kỳ, đặc biệt là các dấu mốc quan trọng. Trong đó, khi thai nhi được 17 tuần, chị em nên chủ động đi khám thai và siêu âm để nắm được tình hình phát triển của con.
Mẹ bầu nên đi siêu âm định kỳ khi thai được 17 tuần tuổi
Bước sang tuần thứ 17 của thai kỳ, mẹ bầu gần như không phải đối mặt với tình trạng ốm nghén nữa, họ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, kể từ dấu mốc này, cân nặng của mẹ và bé sẽ tăng đáng kể, kích thước bụng của thai phụ cũng tăng lên. Chính vì thế thai phụ cần quan tâm bổ sung dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện.
Đặc biệt, các bác sĩ cho biết đây là dấu mốc quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi, đó là lý do vì sao chúng ta cần biết thai 17 tuần phát triển như thế nào. Trong các buổi siêu âm, kiểm tra định kỳ, bác sĩ thường quan tâm nhiều tới các chỉ số cơ bản, ví dụ như chu vi vòng bụng, vòng đầu hoặc độ dài xương đùi của thai nhi. Đây là cơ sở giúp bác sĩ đánh giá mức độ phát triển của thai.
Đồng thời, khi siêu âm thai nhi từ tuần thứ 17, cha mẹ có thể thấy những chuyển động của thai, có thể kể tới như: hành động đá chân hoặc mút ngón tay,… Những hành động nhỏ này khiến cha mẹ cảm thấy rất vui và yên tâm với sự phát triển của thai nhi.
Thai 17 tuần phát triển như thế nào?
2. Góc giải đáp: thai 17 tuần phát triển như thế nào?
Trên thực tế, việc tìm hiểu thai 17 tuần phát triển như thế nào là vô cùng cần thiết. Ở giai đoạn này, các chỉ số cơ bản như cân nặng và chiều dài của thai nhi là yếu tố hay được quan tâm. Thông thường, thai nhi ở tuần thứ 17 sẽ nặng trung bình 140g, chiều dài từ đầu tới mông xấp xỉ 13cm. Nếu thai phát triển kém hơn so với các chỉ số kể trên, cha mẹ cần hỏi bác sĩ về lý do, đồng thời có kế hoạch bồi bổ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của con.
Trong giai đoạn này, nhịp tim thai hoạt động bắt đầu ổn định hơn và duy trì khoảng 150 nhịp/phút. Nhìn chung, tim thai tuần thứ 17 đập nhanh hơn nhiều so với người trưởng thành, đây là dấu hiệu hết sức bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Nếu tìm hiểu kỹ thai 17 tuần phát triển như thế nào, bạn sẽ biết ở giai đoạn này nhiều cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng. Trong đó, có thể kể tới như cơ quan sinh dục. Đối với bé trai, bộ phận sinh dục phát triển nhanh và có thể nhìn thấy rõ khi mẹ bầu đi siêu âm. Đối với bé gái, lúc này ống dẫn trứng và tử cung bắt đầu hình thành, tuy nhiên khi siêu âm chúng ta khó nhìn hơn so với bé trai. Ngoài ra, dấu vân tay và mạch máu của thai nhi bắt đầu hình thành trong giai đoạn này.
Mẹ bầu có thể cảm nhận những chuyển động của thai nhi trong bụng
Đặc biệt, kể từ tuần thứ 17 trở đi, thai đã bắt đầu có nhiều cử động hơn, người mẹ có thể cảm nhận rõ mỗi lần bé duỗi chân tay. Thai có xu hướng cử động nhiều hơn mỗi khi nghe thấy tiếng động từ bên ngoài. Tận dụng khoảng thời gian này, mẹ có thể cho em bé trong bụng nghe nhạc hoặc cùng trò chuyện với con. Thai nhi tuần thứ 17 bắt đầu có thói quen mút tay, đây là phản xạ tự nhiên của bé. Khi đi siêu âm, cha mẹ có thể có cơ hội nhìn thấy hình ảnh đáng yêu này.
3. Một số thay đổi của mẹ bầu khi bước vào tuần thứ 17 của thai kỳ
Song song với sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu bước vào tuần thứ 17 của thai kỳ cũng có nhiều sự thay đổi. Các chị em nên chủ động tìm hiểu và dần thích nghi với những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này nhé.
Sau khi tìm hiểu thai 17 tuần phát triển như thế nào, mọi người đều biết kề từ giai đoạn này bé cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Chính vì thế mẹ bầu cũng có cảm giác thèm ăn và ăn uống ngon miệng hơn. Tốt nhất, chị em nên bổ sung những phẩm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi để đảm bảo sự phát triển an toàn cho cả mẹ và bé.
Lúc này, kích thước của thai càng ngày càng lớn, đây là lý do khiến vết rạn hình thành trên da bụng, chân của người phụ nữ. Nhìn chung, tình trạng rạn da ở mỗi người sẽ xuất hiện với mức độ khác nhau, chị em có thể sử dụng kem bôi, dưỡng da để cải thiện tình trạng trên nhé.
Chị em nên bôi kem dưỡng nếu có dấu hiệu rạn da
Một số triệu chứng thường gặp của mẹ bầu trong giai đoạn tuần 17 của thai kỳ là: đau nhức đầu do sự thay đổi nội tiết, thậm chí nhiều mẹ có thể cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Chị em nên đi kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường sức khỏe cho mẹ.
4. Địa chỉ theo dõi sự phát triển của thai nhi
Không chỉ quan tâm tới vấn đề thai 17 tuần phát triển như thế nào, mẹ bầu nào cũng mong muốn lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm về sản khoa. Một gợi ý dành cho các chị em phụ nữ đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 26 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn vững vàng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành và khách hàng.
Quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.
Bệnh viện MEDLATEC cung cấp nhiều dịch vụ sản khoa
Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu nắm được vấn đề: thai 17 tuần phát triển như thế nào. Đây là dấu mốc phát triển cực kỳ quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua khi chăm sóc trẻ.
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm 17 Tuần
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi – Mốc Quan Trọng Mẹ Bầu Cần Lưu ý
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi Kiểm Tra Những Gì? Những điều Mẹ Cần Biết
-
Nhịp Tim Lúc Thai Nhi 17 Tuần Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 17 | Vinmec
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 17
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi Hình ảnh Ra Sao, đã Máy Chưa ... - PolyXGO
-
Siêu âm Thai 17 Tuần Tuổi Hình ảnh Ra Sao, đã Máy Chưa ...
-
SIÊU ÂM THAI Ở TUẦN THỨ 17 – MỐC QUAN TRỌNG MẸ CẦN ...
-
Sự Phát Triển Thai Nhi 17 Tuần Tuổi Và Những Thay đổi Của Mẹ | Huggies
-
Thai Nhi 17 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào Mẹ Biết Chưa?
-
Thai 17 Tuần Tuổi: Bé Phát Triển Mạnh Mẽ, Mẹ ăn Gì Tốt Nhất Cho Con ...
-
Thai 17 Tuần Biết Trai Hay Gái Chưa? - Mẹo Xác Định Gái Trai
-
Những Thắc Mắc Của Mẹ Bầu Về Thai Nhi 17 Tuần Tuổi