Góc ma sát trong của đất? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Góc ma sát trong của đất? Chào các bác, tôi có cái nì hay hay. Chuyện là vầy, hôm vừa rồi ông giám đốc có đưa cho tôi một bộ hồ sơ khảo sát địa chất (hình như là của người quen ở tp.HCM) khảo sát để làm thủ tục xây nhà tư nhân. Chẳng rõ là mấy cái mẫu do phòng nào thí nghiệm nào làm hay là mafia nữa, nhưng tôi thấy hồ sơ ghi là đất sét pha, lẫn soi sạn dẻo cứng-nửa cứng mà góc ma sát của nó có khi tới 23 độ, có khi xuống 11 độ, ảo quá chừng ảo. Vì là trưởng phòng TN nên ông nhờ tôi ký giùm (giùm thôi, không money gì đâu nhá). Theo các bác thì tôi có nên ký không, và, với đất sét như tôi đã nêu, thì góc ma sát trong của nó có cao đến như vậy không nhỉ? Công ty tôi là công ty tư nhân mà, làm mất lòng giám đốc cũng khó, mà...... Các bác cho ý kiến tư vấn nhé. Có 93 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu mặt tiền nhà phố 5m được bình chọn nhiều nhất |
| Kết quả náy kéo mới là kết quả thực sự đấy???Vì trong một lớp đất tính chất cơ lý của nó biến đổi rất mạnh!Nếu tất cả các mẫu khác nhau mà đều same same như nhau là đáng nghi lắm đấy??Nếu các mẫu trên cùng của địa tầng trong cùng 1 lớp mà gần mặt đất hoặc có nước mặt thì các mẫu trên cùng có thể là dẻo mềm và góc ma sát nhưtheess là chuyện bình thường!!!Còn việc ký hay không đó là việc của Bác!he he | sieunhangiambeo | |
| hì, thuyết minh nó kêu nước ngầm ở sâu lắm, trên 10m. tôi nghi ngờ là cái 23 độ của nó ấy, vì có bao giờ tôi làm thí nghiệm cắt ra kết quả cao vậy đâu. Chắc kêu nó thay cái phiếu tn khác, để thanh tra nó xem nó bốp cho phù mỏ ra. | trangyu lan | |
| Haizz, bác làm trưởng phòng thí nghiệm sao lại còn không biết chuyện này nhỉ, ko phải mafia mà nhiều thằng làm thí nghiệm dốt thôi, tôi từng chứng kiến có thằng lấy mẫu nén với cả cục đá to tướng trong khuôn mẫu, hỏi thì nó bảo thế mới đúng, haizz đất bùn mà nó nén thành cuội sỏi, kể cũng kinh thật. | profilmuoisau16 | |
| Cắt loại nào vậy ạh ? | thanhthanh | |
| Bác hỏi thế để bọn tôi thành thầy bói xem voi à! ít ra bác còn phải cấp các chỉ tiêu liên quan nữa chứ 23 - 11 là chuyện bình thường cái loại sét mà có hệ số rỗng 0.5-0.6 mà có ít sạn thì ra 20-23 độ là bình thường bác ạ | Alvarogime | |
| Tại Hải Phòng có công ty xây nhà trọn gói Hải Phòng giá rẻ, xây cẩn thận không nhỉ? Cuối năm nay mình xây nhà rồi. Đau đầu quá. | Luckyman | |
| he he, cám ơn các bác đã quan tâm tới topic này nhé, nói thật tôi cũng mù tịt về cái hồ sơ của nó, do tôi bận quá. Hôm đó cầm cái hồ sơ, coi qua chút rồi cho vào ngăn kéo=> khóa lại. Chưa xem được kỹ càng, chỉ thấy lạ là cái góc ma sát dao động lớn quá, cách nhau có 2m lấy mẫu mà như thế, kể cũng hơi lạ. Để mai thứ hai tôi lên coi lại rồi giải trình nhé. Cám ơn các bác nhìu nha. Ps: Tôi là trưởng phòng tí nghiệm nhưng cv chủ yếu lại là hồ sơ khảo sát khảo sát, trắc địa và hồ sơ hoàn công, mấy thằng đệ nó làm phiếu xong tôi kiểm tra là ký. hì hì, nên có nhiều cái cũng không bằng các bác đâu ạ. | tontai | |
| Chỗ đậm: Có lạ hay không thì phải kiểm mới biết được! Đem vào tính toán thống kê xem sao? Nhỡ kết quả thống kê nó bảo không lạ thì tạm an tâm mà kiểm, còn nếu nó bảo lạ thì bắt mấy thằng đệ tính lại cho đến khi nào nó bảo không lạ thì thôi! Bác ngồi cái ghế "chiếp láp bờ rây tơ ry" thì phải vất vả lắm, phải biết mấy thằng đệ tôi làm đúng hay sai chứ cứ hát cái bài "nhắm mắt ký" có ngày bọn chúng thì nhởn nhơ, tôi thì ... đấy! Thân mến! | GeraldKr | |
| Đúng là trưởng phòng Tí nghiệm. Hì hì. Tôi mà như bạn thì tôi cứ ký bừa cho nó xong việc nhưng cái chữ ký thì không giống như trước đây và cũng sẽ không giống như sau này. | PrikoliSsSSdda | |
| Nhiều khi cách nhau 2m nhưng địa chất thay đổi hoàn toàn bác ah. Theo e nghĩ thì cứ ký đi k sao đâu bác ah. Bác k ký thì chắc là ông giám đốc cho có sao đấy | StephenDAK | |
| Tôi cũng nghĩ như bạn, ko ký thì chắc là....nhanh hơn. hì.do cái nì không phải bên tôi làm nên chẳng thằng nào muốn ktra hết,cái này là free luôn mà. với lại phòng có mấy ng, mà đợt này chạy tới chạy lui, ko có time luôn. Thôi ký bừa 1 chữ "không giống của tôi" vậy. Các bác nhẩy | sieunhangiambeo | |
| Cám ơn bạn đã góp ý nhé, nhưng như tôi đã nói, cái hồ sơ này được lập ở đâu đó (có thể là ở quán in tẹc net công cộng cũng nên) photo xong xuôi mang sang nhờ giám đốc bên tôi ký tên, đóng dấu las giùm. Tôi còn chẳng biết mặt mũi thằng khoan, thằng thí nghiệm, thằng xuất hồ sơ, đến cả thằng mang hồ sơ sang nhờ tôi cũng không biết nữa>>>, mà cũng chẳng biết thằng nào thiết kế cái nhà này. Nói chung là mù tịt, hỏi thì ông Giám đốc nói:" chú xem rồi ký cho anh cái". Làm tư nhân là khổ thế đấy các bác ạ. | sieunhangiambeo | |
| Nhưng pháp luật thì đâu có phân biệt tư nhân hay nhà nước! | thanhthuonghm | |
| Hi, đôi khi cái hồ sơ địa chất, địa hình chỉ là thủ tục để xin cấp giấy phép thôi bác à, với lại cũng xem công trình và chủ đầu tư là ai chứ, làm cái nhà cấp 4 (hình như vậy) thì tính toán số liệu làm gì cho mệt óc, chỉ là số liệu làm sao cho phù hợp thôi. Cái tôi quan tâm ở hồ sơ này là sự chênh lệch số liệu quá lớn (như đã trình bày ở trên) thôi, chứ chẳng ai tính toán đâu. Còn với các công trình khác (nói chung là khác cái này) thì tôi làm gì thì làm, cũng phải giữ cái danh, cái phận của tôi chứ, đâu thể nhắm mắt làm bừa được. | thanhthuonghm | |
| Không biết có ai làm bên cấp giấy phép xây dựng không nhỉ? Nhiều khi đưa hồ sơ vào các bác ấy chỉ xem tên cty, thấy cty to to bự bự đáng tin cậy là cấp phép chứ đâu cần biết sự chênh lệch số liệu lớn hay không ^-^ | Danielpr | |
| Đúng vậy đó bác Trường ạ. Thực tế là tôi chỉ sợ có ông nào kỹ tính, giở ra xem hồ sơ thì mới khó khăn thôi, còn không thì cứ xem đại đại rồi cấp. Còn số liệu tính toán thì có gì mà lo, làm cái nhà bằng lỗ mũi thôi mà. | rtgreter vret ẻ | |
| Thực ra việc ký hay không là tùy ở bạn thôi, chứ tôi thấy về vấn đề kỹ thuật thì khó nói lắm, có thể nó là mafia nhưng có thể người ta làm thật, vì kết quả thí nghiệm còn phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật tn nữa (lấy mẫu thí nghiệm là một khâu quan trọng, ko may lấy đúng chỗ mẫu không đồng nhất, lẫn một viên sỏi ngay giữa mẫu thì...) nên góc ma sát trong là 23 hay là bao nhiêu đi nữa thì vẫn có khả năng. (tôi cứ hay có thói quen là ép kết quả tn, đất gì thì các chỉ tiêu cơ lý sẽ nằm trong khoảng nào đấy, nhưng thực tế thì sẽ xuất hiện những trường hợp đặc biệt). Nhưng bác suy nghĩ cũng có lý vì thường thì khi làm thí nghiệm cần làm với một số lượng mẫu nhất định, thông qua xác suất thông kê =)) tính ra kết quả cuối cùng. | EfrainKl | |
| Chắc chắn là maphia vì ở cái nơi mà người ta có đủ các thiết bị thí nghiệm tốt để làm thật từ khảo sát đến thí nghiệm trong phòng thì người ta cũng đã thừa đủ tư cách pháp nhân để ký chứ chẳng cần đến người khác ký hộ. | daohiepukb | |
| À nhân có bác NGOC_IBST đây cho tôi hỏi nhờ tí: Tôi đang làm cái dự toán dự trù chi phí khảo sát và thấy cái công tác thí nghiệm mẫu nguyên dạng bằng nén 1 trục và 3 trục giá nó chênh nhau ghớm quá (cái thằng nén 3 trục có giá gấp 4 lần nén 1 trục tính cho 1 mẫu) nên tôi đang phân vân vì tổng mức đầu tư cũng giới hạn. Thực sự là tôi cũng chưa hiểu lắm chỉ nhớ lơ mơ là nén 1 trục thì đất nó nở hông còn 3 trục thì không nở hông, vậy thôi. Bác có thể giải thích sơ qua được không? Đối với công trình móng nông thì tôi chọn thí nghiệm nào và với móng cọc thì chọn thí nghiệm nào là hợp lý ạ? Cảm ơn bác trước | MaroldPl | |
| 1. nén 1 trục thì hoàn toàn không nở hông 2. nén 3 trục thì có không cản trở nở hông và có cản trở một phần nở hông ............. Cái nén 1 trục là để xác định các tham số biến dạng để tính lún của đất Cái nén 3 trục cũng có thể làm như 1 trục nhưng thường được dùng để xác định các tham số để tính bài toán cường độ. Vì vậy thường không thể lựa chọn giữa 2 anh này được vì chúng khác nhau về mục đích áp dụng. Cái thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp thì mới dùng để xác định các tham số tương tự như anh nén 3 trục vây. Nén 3 trục thì trong nhiều trường hợp phổ biến lại thực chất là cắt theo cái mặt cắt không xác định trước mà thôi. | Edwandhext | |
| Nếu thế thì khi tôi dự trù làm móng nông thì tôi chọn cái nào và nếu tôi làm móng cọc thì tôi chọn cái nào hả bác, bác thương tôi thì thương cho trót nhé. À mà bác ạ, công trình tôi nhỏ thôi toàn loại 2, 3 tầng ạ chắc chỉ xài móng nông thôi, tuy nhiên vì chưa khảo sát nên cũng không nói chắc được, vả lại công trình tuy nhỏ nhưng tải lại khá lớn ạ. | anhtuannguyen0904 | |
| Xem cái đơn giá này thì mới biết câu hỏi ở bài trước của bạn chưa chuẩn. Không phải là nén 3 trục với nén 1 trục mà lại là thí nghiệm 3 trục và thí nghiệm 1 trục. Hai cái này thì có hơi khác nhau. Cái anh 3 trục đắt nhưng nó xắt được ra miếng. Việc lựa chọn cái nào thì không chỉ phụ thuộc vào chuyện chi phí nhiều hay ít mà phụ thuộc vào nhu cầu mà bài toán cần giải. Nhiều trường hợp chi ít tiền nhưng lại hóa đắt vì cái số liệu đó vứt đi không dùng được. Cái việc lựa chọn làm cái nào giữa 2 loại thí nghiệm này thì phải hỏi cái ông thiết kế nền móng để xem ông ấy cần cái gì thì làm cái đó. Tuy nhiên, nhiều ông cũng không biết là thực sự cần cái gì để tính toán đâu. | Happyspringla2007 | |
| Nếu móng nông bình thường thì làm cái phương pháp 1 trục. Cái tô đậm: thường thì phải khảo sát sơ bộ. | viet toan 12 | |
| Thì cái ông ấy cũng chính là tôi đây, dạo này già rồi mà làm ăn lại chụp giật nên đúng là không nắm rõ thật. Vì thực ra hiểu sâu cái món đất đai nó hơi bị nhọc nhằn bác ạ. Thôi tôi hỏi cụ thể hơn bác giúp tôi nốt nhé: Tôi dùng móng nông (đơn hoặc băng và cùng lắm là bè) và cần tính lún thì chọn loại nào ạ? | daohiepukb | |
| nén cố kết 1 trục và cắt phẳng. Túm lại là phương pháp 1 trục. Nếu có hố đào tương đối sâu và đất bề mặt yếu thì làm thêm cái anh nén 3 trục không cản trở nở hông mà nhiều người gọi là nen 3 trục nở hông đó. | sukem13579 | |
| 1.Xin cho tôi hỏi???Tại sao góc ma sát trong của đất loại cát thường lớn hơn góc ma sát trong của đất loại sét?? 2.Tại sao nhà dân dụng thì độ lún cho phép là 8cm và độ lún nhà công nghiệp là 20cm??Nếu nó cứ lún đều thì nhà dân dụng có lún 80cm cũng có sao đâu???Xin mời mọi người cùng chém! | RobertDum | |
| 1.em cũng không rõ lắm nhưng tôi thường lấy đá cuội về kì lưng vì nó có nhiều góc cạnh và ma sát hơn là lấy cục đất sét về kì lưng 2. tôi cũng chả hiểu tại sao vì tại sao là 1 trong 5W để giải quết các vấn đề khoa học nhưng tôi nghĩ là khi lún hơn 8 hay 10 thì đất nó đã chuyển sang trạng thái giới hạn thứ 3 rồi mà cái đồ thị giữa P~s đoạn đó nó gập hẳn xuống Không biết tôi có hiểu sai không nhỉ | profillinkmuoihai12 | |
| 1. Tại hạt cát sắc cạnh hơn hạt sét. Phi hay là Phi vậy ? 2. Lún nhiều quá nó phá kết cấu bên trên đó ạh. | checkerso1 | |
| 1.Phi(Góc ma sát trong đó bạn):Nếu nó sắc canh hơn và hạt lại mỏng hơn thì nó dễ trượt lên nhau hơn=>Góc ma sát trong của nó pai nhỏ hơn chứ??Sao lại lớn hơn??? 2.Tôi thấy đầy nhà nó lún đến 50cm mà trả bị sao??Trả thấy phá cái gì cả??? | terrydoa | |
| 1. hạt cát lớn hơnn hạt sét, khi cắt hạt cát trườn bò lên nhau tức là có giản nở, vì vậy phi cát > phi sét. 2. nếu là lún lệch mà tới 50cm mà k nứt thì vui nhỉ ? | RobertDum | |
| +mà anh đang hỏi về hạt cát và sét tại sao hạt cát lại mỏng hơn hạt sét tôi chả hiểu( nếu mà có trượt thì sét trượt nhiều hơn à), còn khi cát cắt bị nở thể tích thì tôi có nghe nói nhưng không hiểu | EfrainKl | |
| Tôi cũng không hiểu lên mạnh dạn đưa lên diễn đàn để các tiền bối giải thích dùm??? | BarbaraEr | |
| các bác có thể đọc các sách CHD, cái việc giản nở này xảy ra rất rõ ở cát chặt hay đất cố kết trước nặng, khi làm TN 3 trục cho loại đất này thì u < 0 mà | kukuca | |
| 1. trời sinh ra thế 2. cái nếu màu đỏ nó không chịu tồn tại mới đau chứ ko nên nghĩ góc ma sát đơn thuần là do các hạt nó cọ sát với nhau, cái góc ma sát xác định được từ cái chuẩn của ông Mo cu lông mà ra, còn nói về sắc cạnh thì ...hê hê, các bác cứ soi cái hạt sét lên xem nó sắc cạnh, khù khoằm hơn hạt cát nhiều, nó còn chả có hình thù gì nữa cơ | AlbertgeK | |
| Nếu Phi là góc ma sát trong thì góc Phi là góc gì nhỉ ? Tôi cũng không chắc là lúc nào góc ma sát của cát cũng lớn hơn sét Nghe nói diện tích bề mặt của 1 nắm sét có thể phủ đầy một sân bóng nên tôi đoán là hạt của nó mỏng hơn hạt cát. | checkerso1 | |
| So độ nhám mà một thằng bác soi bằng kính lúp, một thằng bác soi bằng kính hiển vi thế thì có lẽ không được fair lắm nhỉ. Tôi thấy muốn so sánh hệ số ma sát thì bác phải lấy 2 mảnh giấy bằng nhau, xong rồi 1 mảnh thì dán các hạt sét phủ cho kín, mảnh kia thì dùng hạt cát. Sau đấy chà từng mảnh một vào đầu gối xem mảnh nào làm đau hơn thì sẽ có hệ số ma sát lớn hơn chớ ? | viet toan 12 | |
| Em nghĩ một phần do đất sét có kích thước hạt mịn nên nước bám dính bề mặt các hạt sét sẽ nhiều hơn, có tác dụng bôi trơn làm cho góc ma sát của đất sét nhỏ hơn đất cát. | delta deus | |
| Chém nè: 1. Cát hay sét thì đều cùng từ đá sinh ra nên bản chất ban đầu của chúng nó cũng giống nhau thôi. Có điều trong quá trình thời gian dài lâu thì chúng nó bì vầy vò các kiểu khác nhau nên dẫn đến tính nết của chúng khác nhau. Có đứa tính tốt, có đứa tính xấu đi cáu bẳn. Cái thằng cát thì nó bị ít vầy vò hơn cái thằng sét nên nó vẫn giữ được cái tính khí tự nhiên ban đầu trong khi đó cái thằng sét thì bị tan nát đời hoa nhiều đau đớn cho nên để phòng thủ bớt đau đớn hơn thì nó làm một lớp keo nước bọc quanh thân nó. Cái lớp keo nước này nó giống như cái vỏ bọc cao su có bôi dầu nhờn làm cho cái ma sát giảm nhưng lại làm cho cái dinh dính tăng lên. Nếu đột nhiên một ngày nào đó cái anh sét này dũng cảm cởi bỏ cái lớp keo nước đi thì có khi hai thằng sét và cát sẽ chẳng khác nhau nhiều như hiện nay. Nếu không tin thì các bạn có thể tự tiến hành thí nghiệm kiểm chứng bằng cách lấy một vật nào đấy cho nó ở hai trạng thái là tự nhiên và có bọc cái keo nước rồi thì chà đi xát lại thì sẽ cảm thấy cái ma sát nó khác nhau như thế nào. 2. Thực ra cái độ lún cho phép 8 cm hoặc 20 cm thì không phải là bắt buộc. Đây là các giá trị được rút ra từ quan trắc thực tế cho thấy rằng với các giá trị đó thì các công trình dân dụng (8cm) và các công trình công nghiệp (20 cm) làm việc gần giống với các giả thiết tính toán hơn. Khi độ lún lớn hơn các giá trị này thì công trình đã láo lếu ra khỏi các giả thiết tính toán. Các công trình thường được thiết kế với giả thiết là liên kết ngàm cho các kết cấu bên trên tại mặt móng (không lún, không xoay và không chạy ngang). Khi lún lớn dẫn đến lún lệch thường lớn theo thì cái giả thiết này bị vi phạm. Với các công trình dân dụng thường có độ siêu tĩnh lớn nên cái ảnh hưởng của chuyển dịch sẽ gây nên nhiều ứng suất phụ thêm trong các kết cấu chịu lực. Còn với nhà công nghiệm thì độ siêu tĩnh ít hơn nên ít bị ảnh hưởng. Vì vậy cái độ lún cho phép của hai cái này có khác nhau. Ngoài ra, vì trong nhà dân dụng có nhiều bếp ăn và nhiều toa lét hơn so với nhà công nghiệp nên mức độ cho phép lún sẽ bị khắt khe hơn. Nếu như, bằng cách nào đó có thể làm giảm đáng kể độ siêu tĩnh của kết cấu bên trên (Kiểu như kết cấu của cái lều vịt thì gần như tĩnh định) hoặc làm tăng đáng kể cái độ cứng của móng và kết cấu bên trên (Kiểu như vỏ tàu thủy của VINA XIN và VINA NAI) thì công trình có thể lún xoay thoải mái mà không bị nứt nẻ hư hỏng kết cấu bên trên. Lúc này vấn đề chỉ còn lại là chống say sóng cho cái người ở trong cái công trình đó mà thôi. | Robertgomo | |
| Rất cám ơn câu trả lời của thầy!>> 1.Phần 1 này thì tôi hiểu ngay! 2.Phần 2 này thì tôi chưa đủ trình!nhưng thầy giải thích chi tiết lên tôi cũng biết thêm được chút!! | plantandzombi | |
| Rất cám ơn câu trả lời của thầy!>> 1.Phần 1 này thì tôi hiểu ngay! 2.Phần 2 này thì tôi chưa đủ trình!nhưng thầy giải thích chi tiết lên tôi cũng biết thêm được chút!! | thanhtruc | |
| Thầy Ngọc giải thích thật đỉnh !!! | Alvarogime | |
| Bác Ngọc ơi, nhưng nếu so giữa chà xát mấy viên bi ve khô với chà xát mấy viên sỏi trôn dầu ăn thì tôi nghĩ có khi chà bi ve vẫn êm hơn Em tưởng góc ma sát trong nó còn phải phụ thuộc vào hình dạng tổng thể của hạt nữa chứ bác ? | jinchan | |
| Cái viên sỏi trộn dầu ăn thì không ăn thua nhưng nếu nó được nghiền thật nhỏ và được bọc trong màng cao su rất dai rồi thì lại bôi lớp dầu ăn bên ngoài nữa thì sẽ mát da hơn cả bi ve. Cái màu đỏ là đương nhiên. Mặc dù các hạt sét có hình dạng khù khoằm hơn cả cái anh cát nhưng chúng không thể móc được vào nhau được như cái anh cát bởi cái anh keo nước bọc chúng lại làm cho chúng không thể chà sát trực tiếp lên nhau được. Thực ra thì khi xét cả vật thể bao gồm cả hạt sét và lớp keo nước thì nó lại tròn hơn. | DonaldMi | |
| Ông Trời thường rất công bằng, cái anh keo nước bao quanh hạt sét làm cho đất sét giảm góc ma sát trong nhưng lại xuất hiện lực dính kết mà trong đất cát gần như không có Thật ra khi đất sét cố kết cứng như đá thì góc ma sát còn lớn hơn cả cát trạng thái chặt | profillink10 | |
| Đúng. Ông ấy cho các hạt sét dính nhằng vào với nhau đến nỗi tách mãi không ra được. Chán nhỉ. | dutrieu | |
| Cái ông đất này khó bảo và quái dị lắm thầy nhỉ??Nhưng nó cũng có cái hay của nó!Cái sản phẩm hay nhất là cái tháp nghiêng ở tân bên Ý ấy nhỉ??Kể được chiêm ngưỡng nó 1 lần thì thích biết mấy!Toàn nhìn qua ảnh!Chán! | BarbaraEr | |
| Bác ơi! KO có nén 1 trục nở hông thật hả bác?Đợt trc e có nghe thày giảng về nén 1 trục có nở hông mà.Mẫu đất đc bọc bởi 1 cái màng cao su hay sao ấy?Hay E nhớ nhầm | EfrainKl | |
| hì hì, có cả nén 1 trục không nở hông và nén 1 trục nở hông (nén đơn) lun bạn àh, cũng không có đeo BCS lun > | Marcunst | |
| Khi có nở hông thì người ta không gọi là nén 1 trục nữa. | JacimtoCogy | |
| Không biết thế nào chứ tôi thấy có kết quả thí nghiệm cho thấy góc nội ma sát hữu hiệu phi có khi còn lớn hơn cả của cát đấy chứ Nếu nói đến góc ma sát thì nên nói đến cái góc hữu hiệu, còn các góc nó không phải hữu hiệu (dạng biểu kiến) thì chắc khó là đặc trưng của vật liệu khi mà nó bị ảnh hưởng bởi EPWP. Và đây là một kết quả điển hình > Trong đó góc nội ma sát được xác định có khoảng 38 độ à | GeorgeEr | |
| có phải gọi là: nén một trục có nở hông k thầy ? | MichaelKet | |
| Người ta gọi là nén không cản trở nở hông. Còn nó có nở hông hay không thì là chuyện của cái mẫu đất chứ người ta không chạm gì đến cái hông của nó cả. Cái này thì người ta thường thực hiện trên máy 3 trục và thực chất nó vẫn là nén 3 trục với xima 3 = 0. Người ta thường gọi nén 1 trục là cho các trường hợp nén để xác định cái quan hệ ứng suất biến dạng E hoặc nén cố kết. | Winmordbet | |
| Cái góc ma sát trong nó là một tham số cho môi trường liên tục ở macro scale mà bác, nếu muốn suy ra được nó từ nhưng tính chất của micro scale thì việc liệu có coi được cái macro scale đấy là môi trường liên tục hay không thì nó rất quan trọng ấy chứ (thực ra nếu bác có quan tâm đến mấy thứ multi-scale modeling hay homogenization thì bác sẽ thấy nó quan trọng, còn nếu không thì cũng không quan trọng lắm, cứ phiên phiến thôi ) Còn cái quả lên TV thì đã sai rồi thì còn làm sao mà dễ hiểu được nữa hở bác? làm thế thì khác gì cái bác gì mà cứ mấy chục năm đi làm thí nghiệm minh họa ngàm ngàm khớp khớp ấy nhỉ Họa chăng có cái hay là ở chỗ là dễ hiểu nên người ta có thể nhìn một cái là thấy nó sai ngay, chứ cứ scale rồi keo kiếc bà con nghe xong mò được xem nó đúng thế nào thì còn chán | CharlesEn | |
| đúng là góc ma sát là tham số của macro scale, tuy nhiên ở đây chủ topic đang cần giải thích vấn đề chứ không phải đánh giá vấn đề bác phu_ho ạ. Cũng như khám bác sĩ, muốn biết sốt hay không thì chỉ cần sờ trán, nhưng muốn biết tại sao sốt thì có khi lại phải xét nghiệm máu (hình như cũng là soi vi trùng) Cái bác nói là thích hợp cho việc đánh giá bài toán hay sự phù hợp của việc tính toán, cụ thể là việc coi môi trường tính toán là liên tục có phù hợp hay không. Còn nếu cứ nhìn ở macro scale thì đúng là chỉ còn cách giải thích là giời sinh ra thế và thấy nó thường thế. Nếu vì một mục đích nào đó mà chúng ta cần micro-scale modeling, dùng DEM chẳng hạn, thì việc coi đất là liên tục lại là vô nghĩa. có chăng nên phân tích cái mà được gọi là góc ma sát của đất nó là cái gì, kể cả biểu kiến hay hữu hiệu cũng chưa hẳn là cái ma sát giữa hạt với hạt hay keo nước như chúng ta đang giải thích, về một góc độ nào đó thì tất cả phi hay phi đều là biểu kiến hết cơ mà biểu kiến nghĩa là gì các bác nhể @cái việc góc nội ma sát được xác định có khoảng 38 độ như bác oanh show ở trên thì cũng ... bình thường, nhà cháu đọc sách giáo khoa cũng thấy bẩu có trường hợp thế, có điều cái số liệu nó trình bày không phức tạp như biểu đồ của bác ấy . | hoangthienthu | |
| Cái dòng màu đỏ không biết bác wasabi ám chỉ cái gì, có phải là phương pháp dòng hạt mô phỏng các trường hợp cát cuộ sỏi, rồi cho viên đạn hay máy khoan ....xuyên qua thấy các hạt nó bắn tung tóe không, chắc bác đang ngâm cứu cái này ??, nếu bác "bắn" ra được thì cho anh tôi xem mấy cái hình cái | thuymo | |
| Cái thí nghiệm ở trên được thực hiện trên đất sét yếu ở Thị Vải với thí nghiệm CK0U. Nó bất thường ở chỗ góc đó lớn thế cho đất yếu. Nếu cái này mà báo cáo ở hội đồng ở ta thì có mà tèo Có khi còn bị cho là đi ngược với nền khoa học về đất nữa đấy chứ. Chính trong diễn đàn của tôi (khoảng tầm 2005 gì đấy), có một bạn phân tích cái đê trên đất yếu mà dùng phi rất lớn thì được các thầy hỏi, đất yếu làm gì có góc to thế> | trangyu lan | |
| Tiện thể bác giải thích tại sao nó to thế. Dĩ nhiên làm thí nghiệm khi ra kết quả ngược với lý thuyết hay học thì người ta phải đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời chứ cứ làm thí nghiệm thế nào bê nguyên ra có khi ốm đòn | profil7 | |
| Có lý thuyết nào nói nó không được to như vậy ko nhỉ bác. Nếu làm TN CK0D cho cát có khi nó sẽ ra lớn sét ấy chứ | ArthurGip | |
| nói vui là như thế này : tôi cứ bảo là đất yếu thì phi phải bé( và giải thích nó mà to thì chả ai gọi là yếu) bác thí nghiệm ra nó to tôi bảo sai và kết luận thí nghiệm có vấn đề vậy bác giải thích cho tôi tại sao nó to đi . Ở đây tôi muốn đặt câu hỏi cho bác oanh để bác giải thích dùm vì bản thân tôi không biết mà khi bác oanh đã post KQ thì kết quả đấy đã được suy nghĩ và chỉnh lí rồi | MichaelKet | |
| Nó là phi nên nó to thế, nếu chỉ là phiu thì nó sẽ nhỏ thôi. Kết quả đó chẳng có chỉnh lý gì hết chỉ là vẽ cái biểu đồ của dữ liệu được ghi tự động bằng data logger thôi Đó là do với tiêu chuẩn MC, thì sức chống cắt được định nghĩa là sigmaxtan(phi), và từ kết quả thí nghiệm tính ra được cái góc phi. Ở trên đồ thị theo hệ q=(sigma1-sigma3) và p=(sigma1+sigma2+sigma3)/3, từ kết quả này thì tính được góc phi. Thực ra cái này nó chẳng ngược với cái lý thuyết gì hết, chỉ có điều trước giờ các thầy của ta quan tâm đến phiu chứ không phải phi nên giá trị phiu đương nhiên là rất bé rồi, chỗ phiu biểu kiến này nó hàm chứa EPWP. | trytrytr tr453434 | |
| Mr. Braja M. Das thì cho rằng phi của đất sét cố kết thường dao động trong khoảng 20 -30 độ | arthomeviet | |
| Cái đó là nói chung thôi. Mà ngoài nói chung thì còn có các kiểu nói riêng. Cái này đâu có cho rằng được, thí nghiệm để có đấy chứ bác | Robertbura | |
| Xin tát nước theo mưa cùng với bạn Oanh qua cái câu chuyện phi này rằng thì là: Mỗi khi thấy một khái niệm nào đó thì việc trước tiên cần làm là xem xem cái khái niệm nó như thế nào chứ đừng vội áp ngay cái khái niệm cũ mà tôi đã biết để hiểu một khái niệm mới. Ở đây, cái phi là một khái niệm mới khác hẳn với cái phi u mà đã được dạy ở trường. Cái này thì nhiều người chưa biết (ngay đến cái phi u còn chưa hiểu rõ thì cũng khó mà hiểu được cái phi ) nhưng lại hay vội lấy cái vòng tròn kiến thức cũ của tôi để vội đánh giá, nhận xét cái mới. Bệnh này thì càng già càng nặng, càng học vị cao mà thiếu hiểu biết thì bệnh lại càng nặng hơn. Để hiểu cái mới thì bước đầu tiên là phải mở rộng cái vòng tròn kiến thức rồi hãy xem xét đánh giá cái mới. Đúng như bạn Oanh đã trình bày, cái phi này là để xác định cái đường bao phá hoại của vật liệu theo cái hệ tọa độ p - q. Ở đây, nó gần như dồn tất cả khả năng chịu tải của vật liệu vào cái phi nên nó lớn. Thế thôi. Để hiểu cái này thì cần đọc cái cách mô tả trong hệ p - q trước đã. Tiện thể thì đọc luôn cái t - s. Trong các hệ này thì có nhiều cái khác với Morh. Sắp tới sẽ có cái phi 2 phẩy và 3 phẩy (phi và phi ) . Cái này chắc sẽ lại khác với nhiều cái trước đó. Khi trình bày một vấn đề cho người khác thì cần trình bày rõ các khái niệm nhất là khi các khái niệm đó không phổ biến thì mới mong người ta hiểu để người ta đóng góp ý kiến. Cái tên nào đó đã trình bày cho các thầy để các thầy phản đối rằng không có phi to thì lỗi trước hết là ở cái tên đó đã không trình bày rõ ràng ngay cả khi các thầy kém chưa biết được các khái niệm mới nhưng các thầy lại nắm rất chắc các khái niệm cũ mà cái tên kia chưa chắc đã nắm được. Còn khi chỉ để đánh đố các thầy thì có rất nhiều cơ hội. Khi muốn, có thể đánh đố các thầy dạy lớp 1 của tôi về vi tích phân thì khối thầy phải vái lạy thằng học sinh ấy cả nón. | sieunhangiambeo | |
| Thế khi chạy Plaxis kiểm tra cho cái hố đào ấy, bác nhập phi = 38 độ thật à? | test0032 | |
| Thì cứ nhập vào thôi như nhập thử các giá trị khác. Có chết ai đâu. Còn việc sử dụng kết quả nào để dự báo là còn tùy tình hình thực tế. | profilmuoibon14 | |
| Theo kết quả tính toán chỗ cái hố đào thì phi nó là 30.48 độ. Giá trị này được nhập để tính cái hố đào đang được thi công ở Thị Vải Còn 38 độ kia là ở bên Cái Mép. | DanielEi | |
| Chắc lúc này Oanh lấy C = 0 ??? để cho vào Plaxxis. | ao anh xa | |
| Dạ tôi dùng c=1kPa bác ạ. Thông thường chỗ này tôi hay dùng c=1-5kPa. | Robertol | |
| Vậy thì lúc này cái Material modal Oanh sẽ chọn là cái gì ??? trong Plaxxis ??? | hyutars | |
| Undrained bác ạ! Nhân tiện tôi pót cái kết quả quan trắc và tính toán cho mọi người xem. Chỗ khác biệt ở đỉnh tôi nghĩ là do hệ chống thực tế có prestress bằng kích thủy lực mà việc mô phỏng chưa kể đến điều này. Chắc phải đưa vào thì may ra có kết quả tốt hơn. Tôi đang viết một bài để đăng tạp chí nội bộ công ty. > Chú thích: Kết quả trong Plaxis là đường xanh dương đậm, xuất tại vị trí đo inclinometer cách mép hố đào tầm 1.5m | EduardoMn | |
| Cái Undrain là thuộc về Material Type. Tôi đang hỏi Oanh cái Material Model cơ. Cái kết quả chuyển dịch ngang ở phía trên theo Plaxis lớn hơn kết quả đo thực tế trong trường hợp này thì ngoài cái lý do Oanh nêu ra thì còn có thể do nhiễu bề mặt do thực tế thì cái thằng đất nó chẳng có nhiều cái tác dụng ưu tiên mặt thoáng lớn như trong các lý thuyết môi trường liên tục đã gán cho nó đâu. | DanielEi | |
| em không quen cái p - q này lắm, lúc nào rỗi bác NGOC_IBST phân tích cái màu đỏ phát, bít tờ | profil7 | |
| Em dùng Soft Soil Model bác ạ. Có tính kèm flow net cho bài toán. Đúng là cũng có nhiều lý do góp vào lắm. Đặc biệt hệ giằng chống xiên (diagonal bracing). Chú thích: Ở các cao độ 2, 0, -2, -4 và -6 có hệ chống ngang có kích thủy lực được kích đến giá trị nào đấy. Tôi sẽ đưa vào mô hình luôn để thấy cái ứng xử chuyển vị ngang theo độ sâu thế nào. Do đó có thể lý do chủ yếu là vì lực ngang này chưa kể đến trong tính toán. Góc phi được tính toán từ su/sigmav | nguoixau | |
| Tôi cũng không quen lắm cái thằng này. Mấy lần lân la nói chuyện làm quen với nó thì nó cứ ngoảnh mặt đi nên ứ thèm chơi với nó nữa. Tuy nhiên, qua hệ thống điều tra tương đối tin cậy bên hè phố thì thấy cái thằng này với cái ông Morh có nhiều điểm khác nhau và giống nhau sau: 1. Hệ trục tọa độ vẫn là vuông góc, gốc vẫn bằng không, trục đứng thực chất thì vẫn là tô mặc dù được ký hiệu khác đi là t (trong ts) và q (trong hệ qs). 2. Trục ngang thì khác đi là s = (xi1+xi3)/2 trong hệ ts và q = (xi1+xi3 + xi2)/3 3. Chính nhờ cái chuyện đổi đổi chác chác này mà cái trạng thái của đất dễ được biểu diễn một cách đơn giản và thuận tiện hơn khi xét đến chuyện thoát nước ra và hút nước vào trong đất. Quá trình vận động hữu cơ lành mạnh của đất tại một vị trí nào đều có thể được theo dõi chặt chẽ không thoát đi đâu được. 4. Cái đường bao phá hoại trong các biểu đồ này sướng hơn cái Morh vì nó đi thẳng từ gốc không và tạo ra góc phi. Cái này sẽ giúp cho các phép tính toán đỡ lằng nhằng rắc rối và đơn giản để hiểu. Nhiều trường hợp như việc tăng hoặc giảm tải rất khó mô ta theo Morh nhưng ai cũng à ra thế khi mô tả bằng cái đồ khỉ gió này. 5. Cái đường bao phá hoại theo kiểu này thì có giá trị thấp hơn cái anh Morh một tý. 6. Một trong các điểm khác quan trọng nhất của các hệ trục này so với Morh là ít người biết hơn nên sẽ dễ dàng chém gió về cái này hơn và số người phản đổi sẽ là thiểu số so với những người đồng ý bằng cách im lặng dẫn đến tôi luôn đúng theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số. 7.... Còn nhiều cái khác lắm mà tớ....chưa biết. | Robertol | |
| Cái mô hình Cam-clay này tôi có xin 1 tài liệu nói khá chi tiết, lâu quá rồi cũng quên luôn xin của ai, thôi thì đưa lên đây, nếu ai có mắng cũng đành chịu vậy ( chia sẻ với các bác) | lightzar | |
| Cái này thì đừng sợ bởi cái người đó cũng copy từ đâu đó mà thôi. Cái chính là có cần phải đọc không và khi thấy cần thì đã đọc và nghiên cứu chưa. Bọn chúng nó toàn hành hạ người khác bằng cách nghĩ ra nhiều cái mới để bắt người khác phải học quá nhỉ. Được rồi, thế nào tôi cũng phải nghĩ ra cái mô hình khác để trả thù chúng nó. Ví dụ như Chanh-clay hay Khoai-clay hoặc .... thôi không nghĩ nữa...kinh lắm. | inetryconydot | |
| Em thích cái đồ thị của bác Oanh, cứ tính ra kết quả gần sát với kết quả đo thì có thể kết luận là đúng- không cần quan tâm đến mô hình nào, nếu cùng đề bài mà dùng mô hình của thầy Ngọc sai số nhỏ hơn Cam-Clay thì hay quá nhẩy | hoahuongduong | |
| Nếu dùng mô hình của tôi thì chắc chắn nó phải tốt hơn cái Cam-Clay rồi. Ngặt nỗi, cái mô hình đó thì nó... chưa có. | profillinkmuoihai12 | |
| Vậy nó là mô hình dạng ...ẩn rồi. ---> ẩn sâu quá tìm k ra. | Stevennefs | |
| Kiểu này đợi khi nào thầy Ngọc say, may ra lỡ miệng nói ra P/s: lịch sử chứng minh rằng các định luật, định lý, công thức mới ra đời cũng ở các tai nạn tương tự | 240315 | |
| Cứ đợi đấy. Tôi mà cho ra được mô hình thì khối đứa khổ vì phải học nó như tôi đang phải học cái mô hình mà thằng khác đã bịa ra. | Rolandpr | |
| Em chào các anh, cho e hỏi cái hệ số ma sát trong của đất đấy tôi đo bằng thí nghiệm theo phương pháp nào thì hợp lý ah. Cảm ơn các anh! | deptrainhatnha | |
| Các bro cho tôi hỏi chút,em có kết quả SPT (N),có loại đất thì tra góc ma sát trong được ko ạ.Em tìm chỉ thấy tra cho đất rời,còn các loại đất khác thì sao ạ | BrandonMr | |
| Có thể tính góc ma sát trong bằng công thức thực nghiệm : 1. Theo Tezaghi và Peck phi = 0.3N + 27 2. Theo Dunham phi = 5/6 N + 26.7 với 4 < N < 10 phi = 1/4 N + 32.5 với 10 < N < 50 P/s: Cái này cũng dùng cho đất rời Đối với đất dính thì giá trị SPT cho sức chịu nén đơn qu và lực dính Cu Nếu xác định góc ma sát trong cho đất dính có thể dùng TN khác | Edwandhext | |
| Nên tìm đọc 1 cuốn nói về các thí nghiệm trong địa kỹ thuật. Các phương pháp thí nghiệm thì có tính chất tương đối thôi, không có cái gì tuyệt đối. Có thể áng chừng các giá trị này theo kinh nghiệm của các cụ để lại ( cho từng loại đất ). | SpencerJalf | |
| đơn giản nhất là làm cắt phẳng các TN hiện trường chỉ xác định gián tiếp, suy ra từ KN | AlbertgeK | |
| Các công thức này nó suy ra từ việc sử dụng 1 lý thuyết gọi là phân tích ngược đúng không bác: Theoretical Background. | Alegowasea | |