Góc Mẹ Bầu: Theo Dõi Sự Phát Triển Của Thai 36 Tuần
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm phát triển của thai 36 tuần
Khi thai 36 tuần tức là còn khoảng 3 - 4 tuần nữa em bé sẽ chào đời, đây chính là giai đoạn cuối của thai kỳ. Lúc này người mẹ sẽ không giấu được tâm trạng hồi hộp vì sắp chào đón một thành viên mới trong gia đình. Đặc biệt, người phụ nữ nào cũng muốn theo dõi sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này.
Khi mang thai được 36 tuần, mẹ bầu chuẩn bị đón em bé chào đời
Hình ảnh siêu âm vào thời điểm này khá rõ nét, bởi vì hầu hết các cơ quan trên cơ thể thai nhi đã phát triển xong.. Một số đặc điểm mẹ bầu có thể thấy thông qua hình ảnh siêu âm là: da dẻ mịn màng, thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối,… Cũng chính vì không gian trong bụng mẹ nhỏ hẹp nên thai nhi đạp, ngọ nguậy liên tục, người mẹ cảm thấy rõ ràng từng cử động đang diễn ra trong bụng.
1.1. Thai nhi ngừng hoàn thiện 1 số cơ quan
Như đã phân tích ở trên, ở tuần thứ 36, hầu hết các cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện, chính vì thế đây là giai đoạn thai nhi ngừng hoàn thiện 1 số cơ quan. Thay vào đó, thai 36 tuần dành thời gian này để dự trữ năng lượng và chuẩn bị chào đời. Kể từ giai đoạn này, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để tới bệnh viện sinh em bé. Bên cạnh đó, lớp sáp trắng bao quanh cơ thể thai nhi cũng dần biến mất đi, có thể là do thai nhi nuốt, kích thích hoạt động của ruột. Đây là một trong những đặc điểm cho thấy thai nhi đã sẵn sàng chào đời
1.2. Phát triển một số cơ quan
Ở tuần thứ 36 của thai kỳ, khi đi siêu âm, chúng ta sẽ thấy đôi tai của thai kỳ đã phát triển hoàn thiện. Đồng thời, thính giác của thai nhi cũng trở nên nhạy bén hơn, nhiều khi bé có khả năng cảm nhận được tiếng của cha mẹ và một số âm thanh quen thuộc khác. Chắc hẳn các cặp vợ chồng không thể giấu được niềm vui khi thấy sự phát triển từng ngày của em bé trong bụng.
Thai 36 tuần đã phát triển hầu hết các cơ quan
1.3. Một số cơ quan vẫn chưa hoàn thiện
Trên thực tế, một số cơ quan của thai 36 tuần vẫn chưa thực sự hoàn thiện, trong đó có xương sọ, xương và sụn toàn thân, chúng khá mềm. Đặc điểm này của thai nhi giúp việc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Sau khoảng 1 - 2 năm, xương và sụn toàn thân dần trở nên cứng cáp hơn. Nhìn chung, khi mới chào đời, cha mẹ nên chăm sóc bé cẩn thận, tránh tổn thương xương, sụn.
Nếu hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn của thai nhi đã gần như hoàn thiện thì ở giai đoạn này hệ tiêu hóa vẫn đang trong quá trình phát triển. Điều này khá dễ hiểu, bởi vì thai nhi trong bụng mẹ chủ yếu hấp thu dinh dưỡng qua dây rốn nên hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Đến 1 - 2 tuổi, hệ cơ quan này mới chính thức hoàn thiện, vì vậy các bậc phụ huynh không cần lo lắng về vấn đề kể trên.
Mẹ bầu mang thai 36 tuần nên đi siêu âm thường xuyên
2. Một số thay đổi của mẹ bầu khi thai 36 tuần
Kể từ khi bước sang giai đoạn này, cơ thể của mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi, mọi người nên nắm được những đặc điểm này và dần thích nghi. Trong đó, một số biểu hiện thường gặp là: đi tiểu tiện thường xuyên, hay bị ợ nóng hoặc táo bón hoặc đau mỏi xương chậu,… Nguyên nhân là do kích thước thai nhi lớn dần, chèn ép lên các cơ quan khác, ví dụ như dạ dày hoặc bàng quang,… Tình trạng kể trên sẽ kết thúc sau khi chị em sinh bé nên không cần lo lắng nhiều.
Bên cạnh đó, dấu hiệu ngứa ngáy bụng hoặc phù nề chân tay bắt đầu xuất hiện và có thể ảnh hưởng ít nhiều tới tâm trạng của phụ nữ đang mang thai 36 tuần. Đặc biệt, chị em nên chú ý tới tình trạng dịch nhầy được tiết ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung đã bắt đầu hé mở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp diễn ra.
3. Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ
Đây là giai đoạn mẹ bầu chuẩn bị sinh nên cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt cả về thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể, phụ nữ mang thai 36 tuần cần được bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B6 giúp thai nhi phát triển toàn diện về não bộ. Một số thực phẩm giàu vitamin B6 bạn có thể tham khảo là: khoai tây, chuối, đậu nành, cà chua… Bên cạnh đó, chị em nhớ bổ sung thêm Canxi, DHA và sắt để thai nhi có đầy đủ dưỡng chất.
Phụ nữ mang thai nên vận động nhẹ nhàng
Các bác sĩ cũng khuyến khích mẹ bầu nên duy trì vận động nhẹ nhàng thay vì nằm, ngồi yên một chỗ. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được lợi ích của việc vận động, nhờ vậy máu lưu thông dễ dàng hơn, quá trình sinh nở cũng diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
4. Theo dõi sự phát triển của thai 36 tuần ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị có kinh nghiệm theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời dịch vụ thai sản cũng được đánh giá rất cao. Tính đến nay, bệnh viện đã hoạt động 26 năm và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng.
Khi tới thăm khám và theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mẹ bầu sẽ được bác sĩ giải thích về tình trạng của thai 36 tuần. Đồng thời, bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra những tư vấn, lời khuyên tốt cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Nếu có nhu cầu khám thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chị em có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình.
Bạn nên theo dõi sự phát triển của thai nhi tại các cơ sở y tế uy tín
Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ bầu có thể nắm được đặc điểm phát triển của thai 36 tuần và những thay đổi của người mẹ. Kể từ giai đoạn này, chị em nên đi khám và theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên, chuẩn bị đón em bé chào đời.
Từ khóa » Siêu âm Thai 36 Tuần Tuổi
-
Thai 36 Tuần Siêu âm 2D Hay 4D? – Những Lưu ý Mẹ Cần Biết
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 36
-
Đọc Kết Quả Siêu âm Thai 36 Tuần | Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 36 | Vinmec
-
Thai Nhi 36 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Những điều Cần Biết Về Giai đoạn ...
-
Sinh Con ở Tuần 36 Có ảnh Hưởng Gì Tới Em Bé Không?
-
Tuần 36 Của Thai Kỳ Cần Kiểm Tra Những Gì? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Siêu âm Thai 36 Tuần Tuổi: Chỉ Số Phát Triển, Cân Nặng, Mẹ Nên ăn Gì
-
Sức Khỏe Thai Nhi Tuần 36 đến 39, Bé đã Sẵn Sàng! - Bobby
-
Thai Nhi 36 Tuần Tuổi: Sự Phát Triển Của Bé Và Thay đổi ở Mẹ | Huggies
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Thai 36 Tuần: Sự Phát Triển Của Bé Và Lưu ý Từ Bác Sĩ Cho Mẹ
-
Chuẩn Bị Gì Cho Thai Nhi 36 Tuần Tuổi? - Vitamin Cho Bà Bầu
-
Thai 36 Tuần, Chiều Dài Xương đòn 66mm, Có Là Ngắn? - Suckhoe123