Góc Nhìn] Sống Chung Với Mẹ Chồng: Một Sự Tái Hiện Hời Hợt

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Người Kể Chuyện

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Người Kể Chuyện@Gia Vị

public7 năm trước

3

[Quan Điểm - Góc Nhìn] Sống Chung Với Mẹ Chồng: Một Sự Tái Hiện Hời Hợt

Bà nội tôi là một người ghiền phim truyền hình, hầu hết những bộ phim bà xem đến từ Hàn Quốc, vốn miêu tả mối xung đột lâu đời giữa mẹ chồng và nàng dâu, đặc biệt, trong mối quan hệ đó có sự “tâng lên” theo kiểu đặc chất phim truyền hình: Hai người phụ nữ này có thể cào, cắn, xé nhau trong nước mắt và máu với những mưu mẹo và trả thù thâm độc.

Tôi không xem phim Hàn, bên cạnh việc không ưa gì lắm phim truyền hình, tôi còn khá ghét tái trình hiện ảm đạm của không khí gia đình. Tất nhiên, tôi có thể được cho là không có tí am hiểu nào về văn hóa Hàn Quốc dù văn hóa là một khái niệm thay đổi hàng ngày, và một phần rõ rệt của nó được biểu hiện ngay từ mặt nổi của kịch bản truyền hình, còn những người khác xung quanh tôi thì đều là chuyên gia trong lĩnh vực này. Với thời gian trải dài, khán giả Việt dường như hình thành một cái gọi là “khẩu vị” phim mẹ chồng – nàng dâu khó thay đổi.

Khẩu vị này có thể lý giải hiện tượng “Sống chung với mẹ chồng” đình đám. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu nội dung này có phù hợp với văn hóa của người Việt không? Câu trả lời là quan trọng, bởi lẽ, nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào văn hóa đại chúng.

Nhiều người tranh luận rằng các tình tiết của bộ phim rất “nực cười” và “hư cấu”, nhiều người lại cho rằng đây là hiện thực của nhiều gia đình ở Việt Nam. Bộ phim vừa được coi là dấu hiệu của sự phản văn hóa, nhưng song song với nó, là một lời sấm truyền, là một áng hiện thực phê phán về bờ vực của hạnh phúc gia đình hiện đại.

Là một người có quan tâm đến truyền thông và văn hóa nói chung, tôi sẽ nhìn nhận bộ phim dưới sự tham gia vào kết cấu câu chuyện của từng nhân vật. Nhìn chung, phim được phân đôi thành 2 mạch với 2 gia đình có sự tương đồng rõ rệt, từ nguồn gốc của nhân vật cho đến sự xung đột mẹ chồng – nàng dâu. Những tình tiết đối lập nhau, như sự tham gia của người chồng vào hạnh phúc lứa đôi chẳng hạn, được tôi đặt vào những yếu tố phụ.

Tôi cũng gạt đi sự xuất hiện của một gia đình và chỉ tập trung vào “mối hận lớn” giữa Vân và bà Thục – mẹ chồng. Đây có lẽ là hai nhân vật được xây dựng một cách kỹ càng và mang tính đại diện nhất trong cả bộ phim. Sự “bao trọn gói” và “ôm đồm” này là nguyên do chính khiến cho bộ phim trở nên rời rạc và hời hợt khi lý giải về những khía cạnh về văn hóa.

Bà Thục được miêu tả là một người thành phố, sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì lẽ này, bà giữ một thiên kiến vô cùng lớn và cố hữu về người ngoại tỉnh. Xung đột đó được thể hiện qua hình ảnh quá khứ của bà: một người con dâu từng từ chối chính mẹ chồng của mình vì sự quê mùa và ít học. Bà thể hiện như một “bề trên” với tất cả những người khác, điều này lẽ ra đã phá hoại hạnh phúc gia đình của “người thành phố” đó trong quá khứ nếu như không có sự hạ thấp mình của đối phương. Nhân vật Thục thừa kế tính độc đoán của mình trong hiện tại khi bà áp đặt những ý muốn chủ quan lên mình và con cái, đặc biệt là ý muốn mang nặng tính định kiến lên con dâu.

Tuy nhiên, sự rời rạc trong việc miêu tả nhân vật Thục ở đây chính là tính thừa kế của bà với tư cách là một người con dâu. Thục chưa bao giờ đặt mình trong vị trí của một người con dâu (vì chính bà đã từ chối mẹ chồng của mình), vậy mà khi chính mình trở thành một người mẹ chồng, bà lại được miêu tả giữ thiên chức này như một điển hình.

Điển hình cộng hưởng với tính độc đoán đã biến nhân vật này thành một “chất đối kháng” lớn và chính với con dâu của bà – người mà khán giả gửi ánh nhìn vào. Có thể nói, đạo diễn đã khéo léo đặt người xem vào não trạng của Vân – người con dâu, khiến họ, nhất là lớp khán giả trẻ hơn, coi cô như nhân vật chính diện, còn cái ác lại bị khuếch đại thêm một lần nữa. Giống như Foucault giải thích Las Meninas, các nhân vật trên sân khấu nhìn nhau bằng định kiến, và khán giả nhìn sân khấu cũng đầy định kiến.

Nói về một mạch phim bị phân chia thành 2 thái cực cũng như mọi nhân vật đều được lý tưởng hóa, tôi nhớ đến tác phẩm Đông Phương Luận (Orientalism) của Edward W. Said. Trong tác phẩm này, ông miêu tả phương Đông như một “dự án” của phương Tây, một phương Đông lạc hậu và mê muội phải nằm đó chờ đợi phương Tây đến khai sáng.

Trong văn cảnh này, người mẹ chồng chính là đại diện của phương Đông cố hữu, lạc hậu, bảo thủ và độc đoán, còn người con dâu giống như đại diện ưu tú của phương Tây được phái đến để “khai phá”. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều này vì mẹ ruột cô cũng được miêu tả như một “thiên sứ”: hiền từ, đức độ, giản dị, trắc ẩn, yêu thương và khoan dung con cái. Hình ảnh này là lý tưởng trong thế giới quan Tây phương đề cao tự do cá nhân. Hai hình ảnh đối lập gợi ra cuộc xung đột gần như vẫn hiển hiện hằng ngày mà ít người nhận ra, giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây.

Tuy nhiên, cuộc xung đột được khắc họa này không có tính gợi mở, cũng chẳng có tính đấu tranh, bởi lẽ các nhân vật của bộ phim đã gần như bị tách ra khỏi văn cảnh nguồn gốc xuất thân, lịch sử, văn hóa của nơi họ sống. Họ có những bản CV hời hợt và tư duy không hoàn thiện như con người, họ làm tròn nghĩa vụ của mình như một cái máy dù luôn có sự cân đo đong đếm giữa cái lý và tình, nhưng nhìn chung là hời hợt. Họ có thể được coi là những “huyền thoại” của Barthes, được khuếch đại một vài phẩm chất và xóa đi một vài phẩm chất khác, tính lý tưởng của họ mở ra những “khuôn mẫu” đóng khung khán giả, khiến họ rất khó có thể thoát ra được.

“Sống chung với mẹ chồng”, tôi cho rằng, cổ xúy việc quay lưng lại với một nền văn hóa mà chính người làm và người xem hiểu về nó một cách hời hợt. Đơn thuần chỉ mang tính giải trí, hay mang trong đó những khuôn sáo giáo điều, tôi không biết bạn đối mặt với bộ phim như thế nào. Nhưng dù có tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào đi chăng nữa thì chính cái gốc của nó cũng vẫn chỉ là một sự hời hợt.

Vũ Hoàng Long/Người Kể Chuyện

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

8,392 lượt xem

Thích 3Không thích 0Chia sẻ Lưu bài 3 Có thể bạn thích

Từ khóa » Chồng Sống Hời Hợt