Góc ở Tâm, Số đo Cung Tròn

1. Góc ở tâm

Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.

2. Số đo cung

Số đo cung của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

Số đo của cung lớn bằng 360° trừ đi số đo của cung nhỏ

Số đo của nửa đường tròn bằng 180°

Chú ý:

  • Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 180°
  • Cung lớn có số đo lớn hơn 180°
  • Cung có điểm đầu, điểm cuối trùng nhau có số đo 0°
  • Cung có cả đường tròn có số đo là 360°

3. So sánh hai cung

Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.

Cho góc ở tâm $\widehat{AOB},$ vẽ phân giác $OC(C\in (O)).$ Có nhận xét gì về cung $AC$ và $CB$?

                                                 

Ta có $\widehat{AOB}=\widehat{COB}$(vì OC là tia phân giác).

Vậy, trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau:

  • Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau
  • Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

 

Bài viết gợi ý:

1. Vị trí tương đối của hai đường tròn

2. Một số tính chất hai của tiếp tuyến cắt nhau

3. Bài toán dựng tiếp tuyến của đường tròn

4. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn

5. Đường kính và dây cung của đường tròn

6. Đường tròn và tính chất của đường tròn

7. Bài toán thực tế về các tỉ số lượng giác của góc nhọn

Từ khóa » Góc ở Tâm đường Tròn