[GÓC THẮC MẮC] Probiotic Có Trong Thực Phẩm Nào?

Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, và tốt cho hệ tim mạch. Vậy probiotics có trong những thực phẩm nào? Bổ sung probiotics như thế nào là đủ và đúng cách?

Chuyên gia giải đáp: Probiotic có trong thực phẩm nào?
Chuyên gia giải đáp: Probiotic có trong thực phẩm nào?

1. Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm rất giàu lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Trong đó, chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Những lợi khuẩn này giúp kích thích tiêu hóa, giảm tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và các chứng rối loạn tiêu hóa khác. Bên cạnh đó, mỗi hộp sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein, vitamin A, B, D, canxi và hàng loạt các khoáng chất có lợi khác.

2. Nấm sữa Kefir

Nấm sữa kefir (còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng). Đây là một loại thực phẩm được lên men nhờ vi khuẩn lactic và nấm men. Nấm sữa kefir rất giàu vi khuẩn có lợi như Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species và Streptococcus species… giúp cân bằng hệ tiêu hoá, loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Đặc biệt, loại nấm tuyết này mang nhiều giá trị dinh dưỡng, thích hợp cho cả trẻ em, người già hoặc người thường xuyên mệt mỏi và hay bị rối loạn tiêu hóa.

3. Dưa bắp cải

Dưa bắp cải (Sauerkraut) là một món ăn truyền thống có nguồn gốc từ Châu. Đây món dưa chua được lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Món ăn này có vị chua, mặn và có thể sử dụng được lâu dài nếu bảo quản trong thùng kín. Dưa cải bắp không chỉ chứa lượng lớn vi khuẩn có ích như Leuconostoc, Pediococcus, và lactobacillus mà còn rất giàu các vitamin C, B, K và khoáng chất như natri và chứa sắt và mangan. Mặt khác, chúng chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin rất tốt đối với mắt.

4. Tempeh đậu nành

Tempeh là món ăn có nguồn gốc từ Indonesia, khá quen thuộc với những người ăn chay. Món ăn này được lên men từ đậu nành, rất giàu protein và thường được sử dụng để thay thế thịt. Trong quá trình lên men, chúng sản xuất ra một lượng probiotic lớn, rất tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, Tempeh còn chứa nhiều vitamin B12, chất xơ, mangan, đồng, thúc đẩy chữa lành vết thương và tăng độ bền của mô.

5. Dưa kimchi

Kim chi là một món ăn truyền thống và rất phổ biến của Hàn Quốc. Nguyên liệu chính của món ăn này thường là cải thảo, ngoài ra còn có các rau củ khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, kim chi sản sinh ra loại lợi khuẩn riêng mà chỉ món ăn này mới có gọi là lactobacillus kimchi, cùng các men lactic rất tốt đối với hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin K, vitamin B2 và sắt.

Dưa kimchi chứa nhiều lợi khuẩn probiotic
Dưa kimchi chứa nhiều lợi khuẩn probiotic

6. Súp rong biển Miso

Miso là gia vị truyền thống của Nhật Bản, được lên men từ đậu nành với muối và nấm koji. Theo nghiên cứu, miso chứa tới hơn 160 chủng vi khuẩn có lợi. Người ta thường chế biến miso cùng rong biển thành món súp mặn ít calo, giàu mangan, đồng, vitamin K, B và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, món ăn này khá nhiều muối nên bạn cần sử dụng với mức độ vừa phải.

7. Trà nấm thủy sâm (Kombucha)

Kombucha là thức uống từ trà đen và đường được lên men bởi một nhóm vi khuẩn và nấm men có lợi. Loại trà này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng từ rất lâu trước đây với tác dụng hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa, bệnh huyết áp, đái tháo đường.

8. Dưa chuột muối

Dưa chuột muối là một loại dưa chua được lên men bằng cách ngâm trong dung dịch nước và muối. Trong quá trình lên men, axit lactic phát triển khiến dưa có vị chua. Đây là món ăn có hàm lượng calo thấp và nguồn vitamin K tuyệt vời. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chúng để ăn kèm với các món thịt nướng, món rán để kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa.

9. Sữa bơ (Buttermilk)

Sữa bơ là thuật ngữ để chỉ các loại sữa uống lên men. Tuy nhiên, có hai loại bơ sữa chính: truyền thống và chế biến. Trong đó, sữa bơ truyền thống là chất lỏng còn sót lại từ việc làm bơ và chỉ có loại này mới chứa men vi sinh. Sữa bơ được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Chúng chứa ít chất béo và calo nhưng rất dồi dào vitamin và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như vitamin B12, riboflavin, canxi và phốt pho.

10. Đậu nành lên men (Natto)

Giống như tempeh và miso, natto là một món ăn được lên men từ đậu nành rất phổ biến tại Nhật Bản. Natto ở dạng nhầy, mùi hương đặc biệt và thường được trộn với cơm và ăn kèm với bữa sáng. Theo nghiên cứu, món ăn này chứa chủng vi khuẩn gọi là Bacillus subtilis rất tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó rất giàu protein và vitamin K2, rất tốt cho sức khỏe của xương và tim mạch.

11. Một số loại phô mai

Phô mai là sản phẩm được kết đông và lên men từ sữa của bò, dê, cừu… Loại thực phẩm này rất giàu vitamin, canxi, phốt pho và hàm lượng lớn vi khuẩn có lợi. Một số loại phô mai như cheddar (có nguồn gốc từ New Zealand), gouda (thường được sản xuất tại Hà Lan), parmesan (làm từ sữa bò) đều là những loại phô mai giàu lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.

12. Kvass

Kvass là một loại thức uống truyền thống của Nga, được lên men từ lúa mạch đen hoặc lúa mì, đôi khi còn kèm theo hương vị trái cây. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tác dụng của kvass đối với cơ thể cũng tương tự như sữa chua. Lượng vi khuẩn có lợi trong thức uống này giúp điều hòa hoạt động giữa ruột và dạ dày, ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh, tăng cường quá trình trao đổi chất và có tác dụng tốt với hệ tim mạch.

13. Bánh mì bột chua

Bánh mì bột chua có chứa lactobacillis – chủng lợi khuẩn rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Ngoài ra, vi khuẩn axit lactic được tìm thấy trong men bột giúp tạo ra axit hữu cơ trong quá trình lên men, có thể giúp trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Probiotic có nhiều trong thực phẩm nào?
Probiotic có nhiều trong thực phẩm nào?

14. Men vi sinh bổ sung probiotic

Probiotic không chỉ có trong trong thực phẩm mà còn có thể tìm thấy trong các chế phẩm sinh học, đặc biệt là men vi sinh.

Có một nhược điểm khi bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm ăn uống hàng ngày đó là số lượng lợi khuẩn vào đến ruột non không nhiều. Bởi, lợi khuẩn bình thường rất khó vượt qua “hàng rào” axit dạ dày, dịch vị… Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học khuyến cáo bạn nên bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc và được bào chế bằng công nghệ Lab2pro.

Trong đó, Probiotics giúp kích thích sự sản sinh các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chúng đóng vai trò như “đội quân” giúp đào thảo các vi khuẩn gây hại, tăng miễn dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Đồng thời giúp trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn có hại cho đường ruột cũng như thúc đẩy quá trình tổng hợp các vitamin.

Thế nhưng men vi sinh chỉ chứa lợi khuẩn Probiotics thôi vẫn chưa đủ, mà cần bổ sung thêm hàm lượng chất xơ Prebiotics – chất xơ hòa tan từ thực vật. Chúng được xem như là “thức ăn” của lợi khuẩn. Như đã phân tích ở trên, đa số lợi khuẩn khi được đưa vào cơ thể sẽ bị tiêu diệt bởi dịch vị, acid dạ dày. Số lượng lợi có thể sống sót để đi tới ruột non không nhiều.

Chính vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn men vi sinh được bào chế bằng công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay. Nhờ lớp bao kép bảo vệ mà lợi khuẩn dễ dàng vượt qua được hàng rào tiêu hóa, vào đến ruột non và định cư, tăng sinh, hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa.

Bài viết liên quan: Bổ sung probiotics như thế nào đúng cách hiệu quả?

Từ khóa » Các Loại Thực Phẩm Giàu Probiotics Và Prebiotics