Góc Tới Là Góc Hợp Bởi Tia Tới Và Pháp Tuyến? - TopLoigiai

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lí dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Mục lục nội dung Trắc nghiệm: Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến?Kiến thức mở rộng về Định luật phản xạ ánh sáng1. Gương phẳng là gì?2. Phản xạ ánh sánh là gì?3. Cách giải bài tập về gương phẳng4. Phân loại phản xạ ánh sáng

Trắc nghiệm: Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến?

A. Tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.  

B. Tia tới và tia phản xạ.

C. Tia phản xạ và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

D. Tia phản xạ và mặt phẳng của gương.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.  

Giải thích

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến?

- Góc tới là góc hợp bởi tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Định luật phản xạ ánh sáng nhé

Kiến thức mở rộng về Định luật phản xạ ánh sáng

1. Gương phẳng là gì?

- Có thể thấy hình ảnh quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

- Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trước gương.

- Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng,…

2. Phản xạ ánh sánh là gì?

- Khi tia sáng tới gặp gương thì tia sáng bị hắt trở lại đây được gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Có thể thấy, khi một tia sáng chiếu vào bất kỳ vật thể nào, thì tia sáng đó bị chiếu ngược lại hoàn toàn, hiện tượng đó sẽ được gọi là phản xạ ánh sáng. Bất cứ thứ gì phát ra ánh sáng đều bị phản xạ bởi chính nó được gọi là một vật thể. Ví dụ, một bóng đèn, một ngọn nến, một cái cây, mặt trăng, ngôi sao…

- Các vật thể có bề mặt sáng bóng hoặc được đánh bóng phản chiếu nhiều ánh sáng hơn so với các vật thể có bề mặt xỉn màu hoặc không được đánh bóng.

- Bên cạnh đó, khi các tia sáng phát ra từ một vật thể được phản chiếu từ gương thì hình dạng quang học được tạo ra được gọi là hình ảnh. Ví dụ, khi chúng ta nhìn vào gương, chúng ta thấy hình ảnh khuôn mặt của chúng ta. Hình ảnh có hai loại, ảnh thật và ảnh ảo.Trong đó ảnh thật là hình ảnh có thể nhìn thấy trên màn hình được gọi là hình ảnh thực. Còn ảnh ảo là hình ảnh không thể thu được trên màn hình được gọi là ảnh ảo.

3. Cách giải bài tập về gương phẳng

a. Cách vẽ tia tới, phản xạ và cách tính góc phản xạ, góc tới

* Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

- Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

- Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

- Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

- Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến? (ảnh 2)

* Cách tính góc phản xạ, góc tới

Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến? (ảnh 3)

Từ hình vẽ ta có: i + α = 900

⇒ i' + β = 900

Mà i’ = i ⇒ α = β

⇒ i' = i = 900 - α

* Lưu ý:

- Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức

i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

- Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

b. Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

- Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

- Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

- Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

- Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến? (ảnh 4)

c. Cách xác định góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương

- Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng và điều kiện của đề bài ta tìm các cặp góc bằng nhau, sau đó tìm mối quan hệ giữa các góc có liên quan, rồi suy ra góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương.

4. Phân loại phản xạ ánh sáng

- Hiện nay theo nghiên cứu tìm hiểu của Luật Hoàng Phi hiện có 2 loại phản xạ ánh sáng là phản xạ thường xuyên và phản xạ khuếch tán của ánh sáng.

- Phản xạ thường xuyên Một chùm ánh sáng tới song song được phản xạ ngược lại song song theo một hướng. Trong trường hợp này, các tia tới song song vẫn song song ngay cả sau khi phản xạ, chỉ đi theo một hướng và nó xuất hiện từ các bề mặt nhẵn như gương phẳng hoặc bề mặt kim loại có độ bóng cao. Do đó, một gương phẳng tạo ra sự phản xạ ánh sáng thường xuyên. Do góc tới và góc phản xạ là gần bằng hoặc bằng nhau, nên một chùm tia song song rơi trên một bề mặt nhẵn chỉ được phản xạ dưới dạng một chùm tia sáng song song theo một hướng.

- Phản xạ khuếch tán Một chùm ánh sáng tới song song được phản xạ theo các hướng khác nhau. Trong trường hợp này, các tia tới song song không tồn tại song song sau khi phản xạ, chúng bị tán xạ theo các hướng khác nhau. Nó còn được gọi là sự phản xạ hoặc tán xạ không đều. Thường thì các bề mặt gồ ghề như giấy, bìa cứng, phấn, bàn, ghế, tường và các vật kim loại chưa được đánh bóng. Vì, góc tới và góc phản xạ là khác nhau, các tia sáng song song rơi trên một bề mặt gồ ghề đi theo các hướng khác nhau.

Từ khóa » Góc Tới Là Góc Tạo Bởi