Góc Tư Vấn: Cách Bố Trí Thép Dầm Trong Xây Dựng Dân Dụng

Bản vẽ kỹ thuật thép dầm
Góc tư vấn: Cách bố trí thép dầm trong xây dựng dân dụng
Chủ đầu tư: Địa chỉ:
Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến:
Số tầng: Diện tích:
Phong cách kiến trúc:
Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:

Cốt thép dầm là cụm từ khá quen thuộc đối với những ai làm trong lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên đối với nhiều chủ đầu tư chưa hiểu được chính xác tính chất của dầm. Cách bố trí thép dầm và nguyên tắc bố trí thép dầm như thế nào luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt nhất là trong giai đoạn xây nhà. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc trên.

Nguyên tắc cấu tạo bố trí thép dầm trong xây dựng dân dụng

Dầm là cấu kiện cơ bản, thanh chịu lực (chịu uốn là chủ yếu) nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên. Trên tiết diện thẳng góc, cốt thép sẽ được bố trí theo việc tính toán dựa trên những điều kiện về khả năng chịu lực mô men uốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu lực. Dưới đây là một số nguyên tắc bố trí cốt thép trong tiết diện ngang trong dầm:

♦ Xem thêm bài viết liên quan:

° Kết cấu móng nhà cấp 4.

° Quy trình thi công móng băng .

Chọn đường kính cốt thép dọc dầm 

+ Cốt thép chịu lực của đường kính dầm sàn sẽ nằm trong khoảng từ 12-25mm

+ Dầm chính có thể chọn đường kính lên đến 32mm

+ Không chọn đường kính lớn quá 1/10 bề rộng rẫm

+ Không dùng quá ba loại đường kính cho cốt thép chịu lực, các đường kính chênh lệch tối thiểu 2mm

Bảng tính diện tích ngang theo mm2
Bảng tra diện tích và trọng lượng cốt thép được các công ty kiến trúc sử dụng.

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Cần phải phân biệt rõ lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực C1 và của cốt thép đai C2, trong mọi trường hợp chiều dày lớp bảo vệ C không được nhỏ hơn đường kính cốt thép không nhỏ hơn giá trị C0 như sau:

+ Đối với cốt thép chịu lực: Trong bản và tường có chiều dày từ 100mm trở xuống Co=10 mm (15mm), từ 100mm trở lên thì Co = 15mm (20mm). Còn với dầm và sườn có chiều cao nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm, từ 250mm trở lên thì Co=20mm (25mm)

+ Đối với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: Khi chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250 mm thì Có=10mm (15mm), còn từ 250mm trở lên thì Co= 15mm ( 20mm).

Khoảng hở của cốt thép dầm

Khoảng hở của cốt thép dầm được hiểu là khoảng cách thông thủy, không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn tại đường kính cốt thép. Việc bố trí thép dầm móng, trong quá trình đổ bê tông cần phải tuân thủ quy định sau:

+ Cốt thép đặt dưới to=25mm

+ Cốt thép đặt trên to=30mm

+ Cốt thép đặt thành hai hàng thì với các hàng phía trên to=50mm

Bảng số liệu bố trí thép dầm
Bản vẽ kỹ thuật lớp bảo vệ và khoảng hở của cốt thép

 Giao nhau của cốt thép dầm

+ Cốt thép dọc dầm và trong dầm khung vuông góc với nhau, giao nhau tại liên kết

+ Cốt thép bên trên của dầm sàn thành hai hàng thì đặt cách ra để cốt thép phía trên của dầm chính đặt ở giữa.

+ Nếu cốt thép bên trên của dầm chính cũng đặt thành 2 hàng thì phải đặt cách ra để kẹp cột thép của dầm sàn vào giữa.

Nguyên tắc đặt cốt thép theo phương dọc dầm 

+ Tại phần momen dương cốt thép dọc chịu kéo As đặt phía dưới, phía trên là phần momen âm.

+ Trong vùng đã tính toán và chọn đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất, để tiết kiệm được diện tiết diện và giảm số lượng sử dụng các thanh thép có thể thực hiện bằng cách bớt một số thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng.

+ Khi đã cắt hoặc uốn phải đảm bảo số cốt thép còn lại đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng.

+ Cốt thép chịu lực cần được neo chắc ở đầu mỗi thanh, xác định các đoạn neo theo quy định neo phần dưới.

+ Phần cốt thép chịu lực cũng cần phải đảm bảo chắc chắn tại đầu mỗi thanh.

Đặt cốt thép độc lập

+ Lựa chọn cách đặt cốt thép độc lập lại từng nhịp, từng gối bằng những thanh thẳng sẽ giúp mang đến sự linh hoạt trong việc bố trí và chọn cốt thép, dễ dàng và đảm bảo sự thuận tiện khi thi công. 

+ Cốt thép độc lập là những thanh thẳng, có thể uốn lại những đầu mút để làm cốt thép xiên.

+ Các thép xiên được bố trí theo yêu cầu chịu lực cắt hay có thể chỉ là cốt xiên theo cấu tạo. Với cốt thép xiên cấu tạo, đoạn neo nằm ngang chỉ cần dài 5Ø

+ Cách bố trí thép trong dầm độc lập với số lượng thanh thép tại mỗi hàng ở nhịp giữa, nhịp bên và trên gối có thể không giống nhau.

+ Các thanh cốt thép giả định là thép tròn trơn nên đầu mút được uốn móc tròn, dùng cốt thép có gờ đầu mút có thể để thẳng hoặc uốn neo gập.

+ Đầu mút cốt thép để thẳng bị lẫn vào các thanh khác thì dùng ký hiệu móc nhọn để đánh dấu.

Chi tiết bản vẽ kỹ thuật bố trí thép dầm
Bản vẽ kỹ thuật bố trí cốt thép độc lập
Kỹ thuật bố trí thép dầm kiểu phối hợp tạo độ kết nối chắc chắn cho công trình cần chịu lực cao
Cách bố trí cốt thép dầm kiểu phối hợp

Đặt cốt thép phối hợp

+ Mang uốn một số thanh chịu momen dương ở giữa nhịp lên phía trên để kết hợp làm cốt thép chịu momen âm. Uốn 2 thanh số từ nhịp biên lên gối B, uốn thanh số 7 ở nhịp giữa lên gối B. 

+ Các đoạn uốn xiên có thể kết hợp làm cốt xiên chịu lực cắt hoặc chỉ một đoạn uốn do cấu tạo bình thường

+ Việc uốn để phối hợp cốt thép cũng như uốn cốt thép xiên phải đảm bảo tính đối xứng qua mặt đứng chưa trục dầm và trục của toàn bộ các thanh cốt thép phải nằm trong mặt thẳng đứng.

+ Để đặt cốt thép phối hợp chọn 1 vài phương án bố trí cốt thép chịu momen dương ở giữa nhịp, dự kiến uốn 1 số thanh lên gối. 

Neo cốt thép vào gối

+ Cốt thép dọc phía dưới phải được neo chắc chắn vào gối tựa, đầu mút của các thanh tròn trơn dùng trong khung buộc cần được uốn móc vòng.

+ Đầu mút các thanh có gờ để thẳng, uốn gập 90 độ hoặc 135 độ

+ Gối biên kê tự do k=60, với các gối tựa k=40. Riêng với gối biên kê tự do diện tích các thanh kéo vào gối còn không nhỏ hơn Aso=Qa/Rs.

+ Đoạn dài neo cốt thép ở gối tựa biên kê tự do, không được nhỏ hơn 5Ø khi thỏa mãn điều kiện Q<=Qbo.

+ Không thỏa mãn điều kiện Q<=Qbo thì đoạn dài neo không nhỏ hơn 10Ø

Neo cốt thép ở giữa nhịp

Ra xác các tiết diện có momen lớn nhất trong từng đoạn dầm, tiết kiệm có thể cắt bớt một số thanh. Khi cắt như vậy, mỗi đầu thanh cần xác định ba tiết diện như sau:

+ Mút thanh T

+ Tiết diện cắt lý thuyết E

+ Tiết diện mà tại đó thanh được sử dụng hết khả năng chịu lực F

Tiết diện cắt lý thuyết E là tiết diện mà tại đó theo tính toán về khả năng chịu momen trên tiết diện thẳng góc thì không cần đến thanh đó nữa 

Gọi đoạn TF là đoạn neo toàn phần, đoạn này phải không được nhỏ hơn Lan xác định theo công thức bên dưới.

Đồng thời Lan>=λan.Ø và Lan>=L*

Các hệ số ωan, Δan, λan và L* cho trong bảng bên dưới:

Công thức tính khả năng chịu lực của dầm

Bảng tính số liệu để xác định đoạn neo cốt thép

công thức áp dụng tính toán để thi công cốt thép dầm

công thức áp dụng tính toán để thi công cốt thép dầm

công thức áp dụng tính toán để thi công cốt thép dầm

Uốn cốt thép dầm

Khi uốn cốt thép dầm cần phải xác định điểm đầu ở trong vùng kéo và điểm cuối ở trong vùng nén. Các vùng này phụ thuộc vào thanh cốt thép, dùng để chịu momen dương hay âm.

+ Uốn cốt thép chịu momen dương tử giữa nhịp lên gối thì K là điểm đầu, H là điểm cuối. Ngược lại là uốn cốt thép momen âm trên gối xuống H là điểm đầu còn K là điểm cuối.

+ Tiết diện mà tại đó thanh cốt thép được sử dụng hết khả năng chịu lực, khoảng cách theo phương trục dầm từ tiết diện cần đến điểm đầu đoạn cuối không nhỏ hơn 0,5.ho.

+ Điểm cuối của đoạn uốn xiên phải nằm về phía có momen nhỏ hơn so với tiết diện uốn lý thuyết với khoảng cách >=0,5ho

Sơ đồ thi công đoạn neo và uốn cốt thép

Cốt thép dọc cấu tạo

Bản vẽ kỹ thuật kết cấu cốt thép dọc

Cốt giá

+ Cốt giá được đặt vào các góc của cốt thép đai, thường có đường kính từ 10-14mm

+ Tổng diện tích các thanh cốt giá cần phải thỏa mãn điều kiện >=μminbho ( với μmin=0,0005-0,001).

+  Ở hình bên dưới các thanh số 1 ( 2Ø12) là cốt giá

+ Đoạn dầm chịu mômen đặt thanh số 2 để chịu lực

+ Đoạn gầm gần gối tựa biên chịu momen dương, đem cắt các thanh số 2 có đường lớn lớn.đặt vào cốt giá số 1 

+ Tương tự có thể kéo dài thanh số 2 ra đến mút dầm, không đặt thêm thanh 1 thì lúc này thanh số 2 làm nhiệm vụ cốt giá ở trong đoạn dầm chỉ chịu momen dương.

Minh hoạ chi tiết bản vẽ cốt thép phối hợp

Cốt đứng:

+ Chiều cao dầm lớn hơn 700mm cần đặt thêm cốt thép dọc cấu tạo ở mặt bên của dầm, gọi đó là cốt đứng.

+ Khoảng cách Sd giữa các cốt thép dọc theo chiều cao dầm không lớn hơn 500mm

+ Diện tích tiết diện một thanh cốt đứng là Asd không nhỏ hơn 0,001boSd. +

+ Đường kính cốt đứng thường là Ø10-Ø14

Bản vẽ kết cấu cốt thép

Nguyên tắc bố trí thép cột dầm với tiết diện ngang 

Bố trí thép cột dầm với tiết diện ngang về cơ bản được thực hiện giống các nguyên tắc tắc cấu tạo cốt thép dầm trong xây dựng dân dụng. Vì thế, bạn có thể áp dụng ngay cách bố trí thép cột dầm trên bằng cách thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn đường kính tại phần cốt thép dọc dầm

Bảng tính diện tích và trọng lượng cốt thép

Bước 2: Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Bảng tính cốt thép chịu lực

Bước 3: Khoảng hở tại phần cốt thép dầm

Bản vẽ kỹ thuật để đổ bê tông thép dầm

Bước 4: Bố trí thép dầm giao nhau tại cốt thép dầm

Trên đây là thông tin chi tiết về cách bố trí thép dầm trong lĩnh vực xây dựng mà chúng tôi giới thiệu, hy vọng sẽ giúp bạn có cho mình kinh nghiệm hữu ích trong quá trình thi công nhà ở của mình đạt kết quả tốt nhất. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ đến số với chúng tôi công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp theo số hotline 0977019162 để được tư vấn miễn phí.

Từ khóa » Bố Trí Thép Dầm Và Cột