Góc Tư Vấn: đường Phèn Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe?
1. Góc tư vấn: Đường phèn có tác dụng gì cho sức khỏe?
Đường phèn cũng được làm bằng đường cát trắng, nhưng qua quá trình lọc bớt tạp chất cũng như làm dịu đi vị ngọt nên đường phèn dễ ăn hơn. Đường phèn có dạng hình khối, rắn, cứng, bán nhiều trên thị trường bên cạnh đường kính trắng, đường nâu,…
Đường phèn là loại đường có vị ngọt khá dịu nhẹ
Nhiều người thích sử dụng đường phèn trong nấu ăn hơn bởi vị ngọt dịu dễ ăn, ngoài ra còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
1.1. Tốt cho tỳ và phế
Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, đường phèn còn được Đông y đánh giá như một vị thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Nhất là các trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu, chóng mặt,… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.
Đường phèn giúp trị ho, làm dịu cổ họng rất tốt
1.2. Giải nhiệt cơ thể
Đường phèn là loại đường đơn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose, có tác dụng giảm căng thẳng, giải nhiệt, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Vì thế, trong các món ăn bổ dưỡng như chưng yến, nấu chè, canh giải nhiệt,… không thể thiếu đường phèn là nguyên liệu tạo ngọt, giúp tinh thần thoải mái dễ chịu.
1.3. Trị ho và viêm họng
Trong Đông Y có một bài thuốc được dùng có tác dụng trị ho, viêm họng rất tốt, đó là chưng đường phèn với chanh hoặc quất. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch miệng và cổ họng rất tốt, từ đó làm dịu và cắt cơn ho.
Với trẻ nhỏ, trong cơn ho cấp tính, cha mẹ có thể cho trẻ ngậm 1 viên đường phèn nhỏ để giảm đau rát, khó chịu ở cổ họng.
1.4. Bổ thận sinh tinh
Một tác dụng khác của đường phèn với phái mạnh đó là bổ thận sinh tinh. Nam giới có thể chưng đường phèn với đậu bắp, sau đó chắt lấy nước uống để cải thiện chức năng tình dục.
Tuy có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe song cần sử dụng với lượng vừa đủ, hợp lý, nếu lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì,… Với người mắc bệnh tiểu đường, đường phèn vẫn làm tăng đường huyết giống như đường huyết, hoàn toàn không có lợi và cần hạn chế ở mức thấp.
Đường phèn cung cấp năng lượng cho cơ thể
Ngoài ra, các đối tượng mắc bệnh như: tổn thương gan thận, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, béo phì,… cũng nên hấp thu đường kể cả trong đường phèn hay các loại đường kính khác.
2. Một số món ăn ngon, thức uống thanh mát sử dụng đường phèn
Khi lựa chọn chất tạo độ ngọt cho món bánh, chè hoặc bánh kẹo tự làm, nếu không muốn vị ngọt quá đậm và gắt thì đường phèn là lựa chọn lý tưởng hơn cả. Ngoài ra, để pha chế những thức uống thanh lọc, giải khát cơ thể, đường phèn cũng là nguyên liệu không thể thiếu.
Trong làm bánh, không chỉ là chất tạo độ ngọt, sử dụng đường phèn còn giúp bánh có độ mềm mịn, mùi thơm cùng vị ngon khó cưỡng. Bánh được giữ ẩm lâu hơn, ngoài ra đường phèn còn được dùng để tạo màu vàng đẹp bắt mắt cho vỏ bánh.
Để thanh mát, giải độc, tăng cường sức khỏe, bạn có thể dùng đường phèn nấu những món ăn đơn giản mà thơm ngon dưới đây.
2.1. Chè hạt sen đường phèn
Kết hợp với hạt sen, món chè thanh mát này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt rất tốt, ngoài ra hương vị bùi bùi, dịu ngọt vô cùng hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích. Nhất là những người bị ho, ăn chè hạt sen đường phèn sẽ giúp giảm ho nhanh chóng.
Bạn có thể kết hợp thêm long nhãn để giúp ngủ ngon, phù hợp với những người bị mất ngủ.
2.2. Tổ yến chưng đường phèn
Đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng, ngoài ra còn được dùng như bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng lao phổi khái huyết. Lựa chọn nguyên liệu khoảng 4 - 6g yến sào ngâm mềm, cắt lát rồi thêm vừa đủ nước. Đem chưng cách thủy với 15g đường phèn. Ăn cách ngày theo chu kỳ từ 2 - 3 tuần kết hợp với phương pháp điều trị khác.
2.3. Nha đam đường phèn lá dứa
Bạn đang cần tìm một loại thức uống thanh mát, thơm ngon trong những ngày hè nóng bức? Vậy thì không thể bỏ qua thức uống với đường phèn này. Chuẩn bị 2 bẹ nha đam, rửa sạch cho hết nhớt rồi cắt dạng hạt lựu.
Đun 200g đường phèn với 2 lít nước, bạn có thể tăng giảm để thay đổi vị ngọt tùy sở thích, đun cùng 1 bó lá dứa để tạo mùi thơm. Sau đó vớt lá dứa ra, thêm nha đam cùng một ít dầu chuối vào. Thức uống này có thể uống hàng ngày, đun lượng lớn cho cả gia đình trong những ngày hè để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
3. Giải đáp một số thắc mắc liên quan về đường phèn
Dù thanh mát hơn so với đường kính song đường phèn vẫn là đường đơn tạo ngọt, có nhiều thắc mắc về việc sử dụng loại đường này.
3.1. Ăn đường phèn có gây béo không?
Dù không quá ngọt nhưng đường phèn vẫn cung cấp năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose và vẫn gây béo. Hơn nữa còn kích thích não sản xuất hormone tạo cảm giác ngon miệng, giúp bạn ăn được nhiều hơn.
3.2. Trẻ sơ sinh dùng được đường phèn không?
Trẻ sơ sinh chỉ nên dùng với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của trẻ tránh biến chứng nguy hiểm.
Tắc hấp đường phèn có thể dùng để trị ho cho trẻ sơ sinh
3.3. Mẹ bầu có nên ăn đường phèn?
Không nên dùng nhiều đường phèn trong thời gian mang thai vì có thể làm tăng đường huyết, gây tiểu đường thai kỳ. Song mẹ vẫn có thể chế biến đường phèn thành món ăn dinh dưỡng như tổ yến chưng đường phèn với tần suất ăn không nên dày đặc.
Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã giải đáp đến bạn đọc đường phèn có tác dụng gì cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng đường phèn chỉ là một loại gia vị nấu ăn song nếu chế biến đúng cách, nó sẽ đem đến nhiều lợi ích bất ngờ đấy.
Từ khóa » Tác D
-
Vitamin D3 Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Vitamin D: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ | Vinmec
-
Thuốc Calcium D Có Tác Dụng Phòng Và Điều Trị Loãng Xương ...
-
Câu Kỷ Tử Có Tác Dụng Gì? Những Lưu ý Khi Sử Dụng Loại Quả Này
-
Ngỡ Ngàng Khi Biết 7 Tác Dụng Của Cà Chua Với Da Mặt - Hello Bacsi
-
Kẽm Zinc Có Tác Dụng Gì đối Với Cơ Thể - Top 8 Lợi ích ít Người Biết
-
Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Tác Dụng Bao Lâu? - Bệnh Viện Tâm Anh
-
Top 18 Tác Dụng Của Quả đậu Bắp Trong điều Trị Bệnh - Xem Ngay!
-
20 Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua Khiến Bạn Nên ăn Dứa Mỗi Ngày
-
AHA Là Gì? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng AHA Hiệu Quả - TheFaceShop
-
Tác Dụng Thần Kỳ Của Nấm Hương đối Với Sức Khỏe Bạn Nên Biết
-
ĐU ĐỦ VÀ NHỮNG TÁC DỤNG ĐẾN BỆNH LÝ UNG THƯ
-
8 Tác Dụng Không Ngờ Của Quả Táo đối Với Sức Khỏe - YouMed
-
Tác Dụng Phụ Và Phản ứng Có Hại Của Thuốc
-
Hạt Chia Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Hạt Chia đúng Cách
-
Người Mắc COVID-19 Có Nên Uống Nước Dừa Không? - Bộ Y Tế
-
Tác Dụng Phụ Của Lạc Với Sức Khỏe Khi ăn Sai Cách - VnExpress
-
TÁC DỤNG CỦA THUỐC VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG - VNRAS