Góc Tư Vấn: Phải Làm Sao Nếu Bị đau Sau Tiêm Covid-19? | Medlatec

1. Vì sao bị đau sau tiêm Covid- 19?

1.1. Đau nhức tại chỗ tiêm

Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là đau và sưng tấy chỗ tiêm, đau cánh tay bên tiêm. Hiện tượng đau nhức và gây cứng cơ khiến tay hoạt động khó khăn hơn nhiều, có thể kéo dài trong khoảng vài ngày và sau đó sẽ cải thiện dần.

Các chuyên gia giải thích về tình trạng sưng tấy và đau tại chỗ tiêm hoặc đau cả một bên cánh tay được tiêm như sau:

- Cơ thể được tiêm vắc xin cũng có thể coi là một chấn thương nhỏ. Chấn thương này cũng giống như khi bạn bị chảy máu hay bị đứt tay. Ngay sau đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể, tránh khỏi những mầm bệnh. Cơ chế này cũng có thể gọi là “khả năng gây phản ứng của vắc xin”.

Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là đau chỗ tiêm

Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là đau chỗ tiêm

- Hơn nữa, khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ phản ứng với lượng nhỏ vắc xin được đưa vào. Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số kích ứng xuất hiện ở cánh tay. Nhiều trường hợp còn có thể bị sưng và nổi mẩn đỏ ở gần chỗ tiêm.

1.2. Đau đầu

Đau sau tiêm Covid-19 là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Ngoài đau nhức tại vị trí tiêm, đau cả cánh tay bên tiêm thì chứng đau đầu cũng khá phổ biến ở những người đã được tiêm phòng bệnh Covid-19.

Một số trường hợp bị đau nhức đầu sau tiêm phòng Covid-19

Một số trường hợp bị đau nhức đầu sau tiêm phòng Covid-19

Một số biểu hiện có thể gặp là đau đầu nhẹ hoặc đau đầu nghiêm trọng, đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên đầu, hiện tượng đau nhói ở đầu, đau nhiều hơn khi cử động. Kèm theo đau đầu, có thể là một số biểu hiện khác như buồn nôn và nôn, nhạy cảm hơn với mùi vị hay ánh sáng, khó tập trung làm việc,…

Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa vắc xin Covid-19 với chứng đau đầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, sự căng thẳng, lo lắng khi tiêm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu sau tiêm phòng.

2. Phải làm sao nếu bị đau sau tiêm Covid-19?

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng đau sau tiêm Covid-19:

2.1. Đối với những trường hợp bị đau tại vị trí tiêm và đau nhức cánh tay bên tiêm

Trong trường hợp bị đau nhức, sưng tấy chỗ tiêm, đau nhức cánh tay bên tiêm, bạn không nên xoa bóp hoặc chà mạnh lên vết tiêm. Hành động này không giúp giảm đau mà còn có nguy cơ khiến cho tình trạng viêm lan rộng hơn.

Không nên xoa bóp hoặc chà mạnh lên vết tiêm

Không nên xoa bóp hoặc chà mạnh lên vết tiêm

Hơn nữa, nếu mát xa ở vết tiêm có thể dẫn đến tụ máu vùng tiêm. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi tay của bạn có chứa vi khuẩn sẽ vô tình tạo cơ hội cho khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây viêm, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên xoa bóp bắp tay trong khoảng vài giờ sau khi tiêm để không gây viêm nhiễm và để vắc xin có thể đem lại những tác dụng cao nhất cho cơ thể.

Để giảm đau sau tiêm Covid-19, bạn nên thực hiện những điều sau:

- Chườm đá hay chườm ấm tại nhà.

- Áp dụng những bài tập tay nhẹ nhàng: Nhiều người không hoạt động cánh tay bên tiêm để hạn chế bị đau. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên bạn hoạt động cánh tay một cách nhẹ nhàng để giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ nhanh hơn và từ đó cải thiện tình trạng đau một cách hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau khoảng 2 ngày sau tiêm.

2.2. Đối với những trường hợp bị đau đầu sau tiêm

Với những trường hợp bị đau đầu sau khi tiêm, cần được nghỉ ngơi hợp lý. Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh thường xuyên để cải thiện triệu chứng đau nửa đầu.

Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng chất kích thích chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá,… Nếu dùng những chất kích thích này, cơn đau đầu sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn có biểu hiện bất thường thì các bác sĩ cũng rất khó để phân biệt nguyên nhân của những biểu hiện đó là do rượu bia hay do tác dụng phụ của vắc xin phòng Covid-19. Do đó, việc xử lý sẽ mất nhiều thời gian và kém hiệu quả hơn.

Sau khi tiêm, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần ăn uống đầy đủ chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và sớm đẩy lùi những tác dụng phụ của vắc xin.

2.3. Có nên sử dụng thuốc giảm đau sau tiêm Covid-19

Đau sau khi tiêm là tác dụng phụ của vắc xin, nó cho chúng ta nhận biết rằng hệ thống miễn dịch đang hoạt động tốt. Thông thường những cơn đau thường không quá nghiêm trọng. Bạn không nên dùng thuốc giảm đau sau tiêm nếu không quá đau để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.

Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, với một số trường hợp nếu đau quá mức, thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng paracetamol theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ để giảm đau và hạ sốt sau tiêm.

Lưu ý, cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng và dùng theo đúng liều lượng quy định. Nếu lạm dụng, có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi tiêm Covid-19, cơ thể cần được nghỉ ngơi và theo dõi liên tục, nhất là trong 7 ngày đầu tiên sau tiêm. Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như tình trạng đau sau tiêm Covid-19 kéo dài hoặc kèm theo những bất thường khác, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai gói kiểm tra sức khỏe sau khi tiêm phòng Covid-19. Nếu bạn có nhu cầu được theo dõi sức khỏe sau tiêm, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của MEDLATEC tư vấn chi tiết.

Đánh giá sức khỏe sau khi tiêm vaccine phòng covid-19

Từ khóa » Khi Tiêm Vaccine Pfizer Bị đau Tay