Góc Tư Vấn: Trẻ Nổi Các Nốt đỏ Trên Tay Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Trẻ nổi các nốt đỏ trên tay là biểu hiện của bệnh gì?
Ngoài kiểm tra tình trạng các nốt đỏ nổi trên da tay của bé, cha mẹ cần chú ý thêm các biểu hiện khác như: trẻ có sốt hay không, các vùng da khác trên cơ thể có cùng bị hay không, tình trạng này kéo dài hay chưa, đã từng xảy ra khi trẻ tiếp xúc với sản phẩm dưỡng da, lông thú cưng, thời tiết, bụi bẩn không,…
Nốt đỏ nổi trên tay trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng
Nắm được càng nhiều thông tin liên quan giúp cha mẹ cũng như bác sĩ dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân gây nổi nốt đỏ trên tay của trẻ hơn.
Trẻ nổi các nốt đỏ trên tay là biểu hiện của bệnh gì cần thăm khám cụ thể mới có thể kết luận chính xác. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây nổi nốt đỏ trên da tay phổ biến như:
1.1. Bệnh tay chân miệng
Nếu trẻ mắc phải tay chân miệng, các nốt đỏ thường xuất hiện ở trong khoang miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông và hai bên bộ phận sinh dục. Trước đó, trẻ thường sốt, đi kèm với triệu chứng đau họng, khó chịu, biếng ăn,…
1.2. Bệnh tinh hồng nhiệt
Tinh hồng nhiệt do nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra, khiến mẩn đỏ nổi khắp trên da cơ thể. Ngoài triệu chứng này, cha mẹ cũng nhận biết được bệnh bằng biểu hiện sốt, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu,…
Nhiễm trùng nổi ban đỏ thường xuất hiện trên toàn cơ thể trẻ
1.3. Bệnh ban đào
Ban đào là bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp gây ra, nhóm trẻ thường mắc phải là độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trẻ nhiễm virus khi khởi phát bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao đến rất cao trong 3 - 6 người, sau đó nốt đỏ sẽ nổi trên da. Da tay là vùng thường xuyên bị nổi ban đỏ sớm ở trẻ mắc bệnh lý này.
1.4. Bệnh thủy đậu
Cần cẩn thận nếu nốt đỏ nổi trên tay của trẻ là các mụn nước, dịch lỏng tích tụ nhiều khi vỡ ra có thể gây lây lan virus. Trẻ bị thủy đậu có biểu hiện sốt cao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đến khi các nốt thủy đậu khô dịch trẻ mới dần hồi phục. Với trẻ có biểu hiện của bệnh thủy đậu, cần cho trẻ nghỉ ngơi, cách ly tại nhà, tránh đưa trẻ đến nhà trẻ khiến bệnh lây lan.
1.5. Ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm trùng là bệnh do nhiễm virus Parvovirus B19 gây ra, khiến nốt mẩn đỏ nổi khắp người, đặc biệt là ở cánh tay và chân. Ngoài ra, trẻ cũng bị sổ mũi, đau đầu và các triệu chứng tương tự như nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Làn da mỏng manh của trẻ dễ bị tổn thương hoặc kích ứng
Nếu nốt đỏ chỉ xuất hiện trên da tay của trẻ, không có xu hướng lan rộng và không đi kèm các triệu chứng bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn như: sốt, mệt mỏi, nhức đầu,… thì có thể do bệnh lý da liễu. Làn da của trẻ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, hóa chất trong các sản phẩm hoặc thậm chí là bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật cũng có thể trở thành dị nguyên dẫn đến dị ứng hoặc tổn thương da.
Bệnh lý da liễu nói chung và da liễu ở trẻ nói riêng rất đa dạng, biểu hiện bệnh dễ gây nhầm lẫn và chẩn đoán sai. Vì thế, nếu tự ý dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống trị bệnh da liễu cho trẻ dễ không đem lại hiệu quả tốt. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám, uống hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nổi nốt đỏ trên tay?
Để xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị nổi nốt đỏ trên tay và điều trị hiệu quả, tránh tái phát, trẻ nên được đưa đi khám để tìm nguyên nhân. Nếu nổi nốt đỏ trên tay xuất hiện ở cả nhiều vùng da của cơ thể, đi kèm với triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy,… thì nguyên nhân có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
Cần xác định nguyên nhân khiến trẻ bị nổi nốt đỏ trên tay
Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị nổi nốt đỏ trên tay là do bệnh lý da liễu, cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa da liễu. Bệnh lý da liễu rất đa dạng, ngoài khám trực tiếp thì có thể trẻ phải thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân chính xác. Vì thế không nên tự ý cho trẻ bôi hoặc uống thuốc khi chưa rõ nguyên nhân bệnh lý.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, cần đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt: co giật, hay giật mình, quấy khóc vô cơ, hạ thân nhiệt, trẻ nôn mửa tiêu chảy, sốt cao, li bì,…
3. Một số lưu ý khi chăm sóc làn da cho trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm, vì thế để bảo vệ làn da khỏe mạnh, tránh nhiễm trùng, tổn thương hoặc kích ứng do yếu tố môi trường, vi sinh vật gây ra, cha mẹ cần trang bị kiến thức tốt để chăm sóc da cho trẻ đúng cách.
Bao gồm cả việc vệ sinh, tắm rửa cho trẻ hàng ngày lẫn lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé, dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
3.1. Sử dụng các đồ dùng an toàn cho da
-
Chọn chất liệu vải mềm làm quần áo, khăn, chăn gối cho trẻ.
-
Tránh cọ xát quá mạnh bằng tay hoặc vật dụng cọ rửa trên làn da của bé.
-
Tránh dùng xà phòng thô, có độ kiềm cao dễ gây kích thích da của trẻ.
-
Các sản phẩm chăm sóc da bao gồm sữa tắm, sữa dưỡng da, kem bôi da,… cần lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ nhỏ, đã được kiểm chứng an toàn không gây kích thích da.
-
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da và tóc của trẻ có độ pH phù hợp với sinh lý da, tránh chất tẩy rửa mạnh.
Chọn sản phẩm làm sạch và giữ ẩm dịu nhẹ với làn da của trẻ
3.2. Giữ độ ẩm cho làn da của trẻ
Sau khi tắm rửa hoặc thời tiết khô hanh, làn da của trẻ có thể bị mất nước dẫn đến khô căng, dễ bị kích ứng hơn. Cha mẹ nên thoa kem dưỡng da sau sinh để hạn chế tình trạng này, ngoài ra trẻ nên được thay tã thường xuyên và giữ sạch sẽ cho khu vực mang tã.
Khi vệ sinh và chăm sóc tốt, trẻ sẽ có làn da khỏe mạnh, hạn chế các bệnh da liễu do vi khuẩn, virus xâm nhập vào da gây tổn thương. Nếu cần tư vấn và khám chính xác trẻ nổi các nốt đỏ trên tay là biểu hiện của bệnh gì, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Nổi Chấm đỏ Trên đầu Ngón Tay
-
Dấu Hiệu Từ Bàn Tay Cảnh Báo Ung Thư Phổi, đừng Chủ Quan Kẻo 'hối ...
-
Nổi Mẩn đỏ Rát Và Ngứa Rát Các đầu Ngón Tay Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Da Nổi đốm đỏ Không Ngứa Là Bệnh Gì? 20 Nguyên Nhân Thường ...
-
Nếu Ngón Tay Xuất Hiện Những Dấu Hiệu Này, Cảnh Giác Ngay Vì Có ...
-
11+ Nguyên Nhân Khiến Bạn Nổi Ban đỏ Trên Da - ISofHcare
-
Ngón Giữa Có 3 Dấu Hiệu Này Cẩn Thận Gan Có Vấn đề, Nên đi Khám ...
-
Nguyên Nhân Của đỏ Da Lòng Bàn Tay | BvNTP
-
Dấu Hiệu ở Bàn Tay Cảnh Báo Tình Trạng Bệnh Tật | Sở Y Tế Nam Định
-
Viêm Da Bàn Tay Và Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ngứa Đầu Ngón Tay Là Bệnh Gì? [Giải Đáp Chi Tiết Nhất]
-
Viêm Da Cơ địa ở Tay, Chân: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Chân Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Sở Y Tế
-
Những Nguyên Nhân Gây Sưng Phù Ngón Tay Thường Gặp Nhất