Gọi điện Trêu Tổng đài 113 Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, Tổng đài 113 thuộc Công an TP Hà Nội liên tục nhận được những cuộc gọi quấy rối. Thậm chí có những cuộc nháy máy trêu đùa. Những hành vi này làm nhiễu loạn thông tin; ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan chức năng và gây bức xúc cho người thi hành công vụ. Vậy hành vi gọi điện tổng đài 113 để “giải trí”, “trêu đùa” có bị xử phạt không?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Những trường hợp cần gọi cảnh sát 113:
– Tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;
– Phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội;
– Có người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm;
– Khi quan sát thấy ai đó có những hành vi đáng ngờ hoặc những kiện; gói; túi xách vô chủ tại những nơi công cộng;
– Các hành vi gây mất trật tự công cộng ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, cộng đồng dân cư;
– Khi bạn quan sát thấy người nước ngoài bị hành hung hoặc bị đe dọa hành hung;
– Tranh chấp trong cộng đồng dân cư có nguy cơ xảy ra các hành vi gây mất an ninh trật tự
Hậu quả pháp lý của hành vi gọi điện 113 quấy rối
Quy định về việc xử phạt khi gọi điện quấy rối tổng đài 113
Số điện thoại 113 của lực lượng Công an để nguời dân gọi báo tin; yêu cầu hỗ trợ; giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự. Tuy nhiên, một số đối tượng đã gọi điện đến tổng đài 113 với mục đích thử điện thoại; trêu đùa; chọc ghẹo; báo tin giả; thậm chí là chửi bới, lăng mạ các cán bộ, chiến sỹ trực tổng đài. Những đối tượng này thường là học sinh, thanh niên, những người say rượu hay đại loại là rảnh rỗi không có việc gì để làm. Các đối tượng vẫn “vô tư” thực hiện hành vi này, nghĩ rằng không ai tìm ra được mình; càng không biết là hành vi đó có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Người nào có lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Người nào báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Đáng chú ý, hành vi “Báo cháy giả” sẽ bị xử phạt ở mức cao hơn rất nhiều. Cụ thể, tại điểm a khoản 3 Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
Trường hợp không cố ý báo tin giả, người thực hiện hành vi phải chứng minh được điều này với cơ quan công an để không bị xử phạt.
Thực tế xử phạt
Mặc dù hành vi gọi điện trêu tổng đài 113 diễn ra thường xuyên; nhưng số lượng đối tượng bị xử phạt rất ít. Bởi lẽ, việc truy tìm ra các số điện thoại di động gọi đến rất khó; cần thời gian dài để phối hợp với các đơn vị liên quan, ngành bưu điện; các đối tượng lại sử dụng sim rác (sim không đăng ký thuê bao). Hơn nữa, để xử phạt còn phải chứng minh nội dung cuộc gọi có phải là báo tin giả hay có những lời nói đe dọa; xúc phạm danh dự của người khác hay không.
Hiện nay, CS 113 nhiều địa phương đang tiến hành thống kê cụ thể từng số thuê bao gọi đến quấy rối gửi đến các nhà cung cấp đề nghị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hẳn số máy. Ngoài ra, đã đến lúc các cơ quan pháp luật cần có quy định; chế tài xử phạt nặng hơn với những trường hợp gây rối này; thậm chí có thể xử lý hình sự để răn đe.
Hi vọng bài viết Gọi điện trêu tổng đài 113 bị xử lý như thế nào giúp ích cho độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Gọi cho cản sát 113 như thế nào?Số điện thoại 113 là số điện thoại miễn phí, có thể bấm số 113 từ bất kỳ máy điện thoại nào, khi có tín hiệu trả lời bạn hãy làm theo hướng dẫn của trực ban CS113. Thông tin cung cấp rõ ràng, chính xác như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại của người báo tin (thông tin cá nhân này bảo đảm sẽ được giữ bí mật); thời gian, địa điểm xảy ra vụ, việc; nội dung diễn biến của vụ việc…thông tin càng rõ sẽ giúp cho CS113 đánh giá đúng tình huống và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cuộc gọi tới 113 có ghi âm không?Tất cả các cuộc gọi đến số máy CS113 đều được ghi âm và hiện rõ thông tin của người gọi, các số máy thường xuyên gọi đến để quấy rối, chọc phá, báo tin giả… sẽ được ghi nhận và bị từ chối tiếp nhận trong một thời gian nhất định.
Trường hợp nào thì gọi cho tổng đài cảnh sát 113?– Tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra; – Phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội; – Có người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm; – Khi quan sát thấy ai đó có những hành vi đáng ngờ hoặc những kiện; gói; túi xách vô chủ tại những nơi công cộng; – Các hành vi gây mất trật tự công cộng ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, cộng đồng dân cư; – Khi bạn quan sát thấy người nước ngoài bị hành hung hoặc bị đe dọa hành hung;– Tranh chấp trong cộng đồng dân cư có nguy cơ xảy ra các hành vi gây mất an ninh trật tự
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Gọi Phá 113
-
Gọi “chọc Phá” Tổng đài 113, Công An đến Nhà Mới Biết Sợ
-
Hoang Báo, Nháy Máy Trêu đùa Tổng đài 113, 114 Là Hành Vi Vi ...
-
Gọi điện đe Dọa Cảnh Sát 113 - VnExpress
-
Gọi Điện Chọc Phá Tổng Đài 113 Bị Phạt Thế Nào? | LuatVietnam
-
Gọi 113 để “giải Trí” Bị Xử Lý Thế Nào?
-
HƯỚNG DẪN GỌI CẢNH SÁT PHẢN ỨNG NHANH (CS113)
-
Quảng Nam: Xử Lý Nam Thanh Niên Gọi điện đe Dọa Cảnh Sát 113
-
Hướng Dẫn Gọi CS113, Không Nên Gọi CS113
-
Người Dân Gặp Vấn đề Về An Ninh, Trật Tự Hãy Gọi Cảnh Sát 113
-
5 Ngày, Gọi Gần 500 Cuộc điện Thoại để Phá 113 - Báo Lao động
-
"Rảnh Rỗi" Vì Vợ Bỏ, Gọi Điện 113 Để "Trêu"
-
Quảng Nam: Nam Thanh Niên Nhiều Lần Gọi Khẩn Cấp 113, đe Dọa ...
-
Hướng Dẫn Cách Gọi Vào Số Máy 113