Gỏi Đu Đủ Som Tam - Món Ăn Đường Phố Nổi Tiếng Bật Nhất Tại ...

Som Tam là gì ?

Gỏi đu đủ Thái có tên là Som tam hoặc som tum (ส้มตำ hoặc ส้มตำ), tên trong tiếng Isan là tam bak hung (ตำบักหุ่ง- tam bàk hùŋ) là một loại gỏi cay với nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào sợi. Som tam tương tự như món gỏi tam mak hung của Lào vào gỏi bok l'hong của Campuchia.

Nghe nói món Som Tam của cô gái này bán rất ngon

Món này có đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường thốt nốt. Món này được trộn bằng cách giã trong cối, vì thế nên mới có tên là som tam có nghĩa là "món giã (trong cối) có vị chua".

Ở Thái, thường thì thực khách sẽ yêu cầu đầu bếp nấu món này theo vị mà họ thích. Phiên bản Lào hay Isan của món này có tên là som tam lao (ส้มตำลาว) hay đơn giản gọi là tam lao.

Nguyên liệu chính làm món gỏi đu đủ danh tiếng Som Tam

Theo truyền thống, một đĩa gỏi đu đủ Thái điển hình sẽ bao gồm các nguyên liệu, rau quả cơ bản sau (đã được cắt thành miếng):

  • Đu đủ (มะละกอ, tiếng Isan: บักหุ่ง), dùng loại còn xanh, chưa chín. Đây là nguyên liệu quan trọng nhất.
  • Đậu đũa, (ถั่วฝักยาว, tiếng Isan: หมากถั่ว, tiếng Lào: ໝາກຖ່ັວ)
  • Sấu đỏ ({{กระท้อน; tiếng Lào: ໝາກຕ້ອງ), dùng loại còn cứng, chưa chín
  • Dưa chuột (แตง), thường dùng loại nhỏ
  • Chuối (กล้วย), dùng loại còn xanh
  • Bắp chuối (หัวปลี). Dùng cho món gỏi đu đủ hoa chuối tên là somtam hua plii
  • Xoài (มะม่วง), dùng loại còn xanh

Các nguyên liệu khác để làm ra món gỏi đu đủ Thái Lan

Ngoài các nguyên liệu cần phải có kể trên, còn có các nguyên liệu phụ khác được thêm vào cối để giã trộn: T

  • Ớt (พริก; tiếng Isan: พิก; tiếng Lào: ພິກ)
  • Đường (theo truyền thống là dùmg đường thốt nốt)
  • Tỏi (กระเทียม; tiếng Isan: กะเทียม; tiếng Lào: ພະກເທິຍມ)
  • Chanh (tiếng Thái/Isan: มะนาว; tiếng Lào: ມະນາວ)
  • Nước mắm (น้ำปลาː; tiếng Lào: ນ້ຳປາ)
  • Cua muối (tiếng Thái: ปูเค็ม, tiếng Isan: ปูดอง, tiếng Lào: ປູດອງ). Đây không phải là loại cua biển, mà là loại cua đồng (ปูนา) sống trong các ruộng ngập nước vào mùa lũ và trên kênh rạch. Người Isan ăn nguyên con cua, ăn cả vỏ cua.
  • Mắm tôm (tiếng Thai/Isan: กะปิ; tiếng Lào: ກະປີ)
  • Pla ra (ปลาร้า; tiếng Isan: ปาแดก; tiếng Lào: padaek- ປາແດກ): là loại cá muối trộn cám gạo chưng thành mắm
  • Cà chua (มะเขือเทศ; tiếng Isan: หมากเลน; tiếng Lào: ໝາກເລ່ນ); người Isan cũng gọi cà chua là มะเขอเคอ), thường dùng loại cà chua bi.
  • Cóc Thái (่tiếng Thái/Isan: มะกอก tiếng Lào: ມະກອກ)
  • Cà pháo tươi (มะเขือ).

Gỏi đu đủ Thái thường được ăn với gạo nếp (tiếng Thái/Isan: ข้าวเหนียว; tiếng Lào: ເຂົ້າໜຽວ) và gà nướng (tiếng Thái: ไก่ย่าง; tiếng Isan: ไก่ย่าง; tiếng Lào: ປິງໄກ່). Nó cũng thường được ăn với bún và rau sống để giảm bớt độ cay của món ăn, hoặc đơn giản là ăn chơi với tóp mỡ.

Các biến thể của gỏi đủ đủ Som Tam

Các biến thể của món ăn này được tìm thấy khắp đất nước Thái Lan cũng như ở các nước phương Tây (món này giữ nguyên tên tiếng Thái ở nước ngoài). Món ăn tương tự như món này ở Campuchia là gỏi đu đủ Campuchia- bok l'hong.

Đâm đâm đâm để hoàn thành món ăn hấp dẫn này

Ở miền Trung Thái Lan, người ta làm món này ngọt và dịu hơn; thường bao gồm đậu phộng giã, có ít mắm cá Lào (padaek) hoặc cua muối hơn. Món này thường được ăn sống và chính phủ Thái Lan thường khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh thực phẩm khi ăn món này vì nguy cơ bị viêm gan.[2] Tôm khô muối mặn cũng được dùng ở miền Trung Thái Lan, khi đó, món này được gọi là som tam rama- ส้มตำรามา. Cũng có cách trộn gỏi khác dùng xoài xanh, táo, dưa chuột, cà rốt và các loại rau trái còn xanh khác. Đây là cách chế biến do sinh viên Thái du học ở Hoa Kỳ nghĩ ra vì ở Mỹ rất khó tìm được đu đủ xanh.

Review món gỏi đu đủ Som Tam Thái Lan

Khi ăn gần xong đĩa gỏi Som Tam thì vị cay đã... tới bến. Tôi đã không còn nói được gì khi 2 hàng nước mắt chảy thành dòng, còn cô bạn người Huế thừa nhận: Cay thật! Ừ thì cay, nhưng mà rất ngon! ( Nguồn: Thanhnien.vn )

Som Tam - món ăn bình dân

Với ẩm thực Thái Lan, tôi đặc biệt thích Som Tam và Tom Yum. Điểm thú vị là các món ăn của người Thái thường có rất nhiều phiên bản với hương vị khác nhau, phụ thuộc vào các nguyên liệu thay thế, gia vị và bàn tay nêm nếm của đầu bếp.

Nhìn thôi là đã thấy thèm rồi :)

Một điểm chung nữa là các món Thái thường có vị chua chua, ngọt ngọt và cay cay. Đúng vậy, chua thì rõ chua, ngọt thì rõ ngọt và cay thì rõ cay. Vậy nên nhiều người không quen sẽ thấy khó ăn hoặc rất kén trong việc lựa chọn hương vị để thưởng thức.

Som Tam – món gỏi đu đủ siêu cay không chỉ có ở Thái Lan mà còn xuất hiện ở Lào, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Món ăn này có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Thái Lan và Lào. Tuy nhiên Som Tam chỉ nổi tiếng khi ở Thái Lan.

Som Tam du nhập vào Bangkok khi theo chân những người lao động, sau đó nó trở thành món ăn đường phố rất phổ biến và được biến thể cho phù hợp với khẩu vị của thành phố nơi luôn có rất đông khách du lịch.

Phiên bản Som Tam Bangkok đã được xếp hạng 46 trong tổng số 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN Go bình chọn.

Som Tam xuất hiện trong đời sống của người Thái như một món bình dân. Som Tam có giá rẻ, dễ chế biến, không cần nấu nướng. Thời gian chế biến Som Tam chỉ mất khoảng 15 - 30 phút. Nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào nhỏ. Thỉnh thoảng người ta cũng thay bằng xoài, cà rốt, bưởi, chuối xanh hoặc dưa leo… Các hương vị có trong Som Tam là chua (chanh) – cay (ớt) – mặn (mắm).

Cay... tới bến

Trong chuyến đi khám phá từ miền Trung đến miền Bắc Thái Lan, chúng tôi đã có dịp thưởng thức món Som Tam ở Bangkok, Chiang Mai và cả quán ven đường tại Pai Walking Street. Và lạ kỳ thay, món Som Tam càng về gần miền núi phía Bắc thì càng đậm đà, đúng như vị người Việt yêu thích.

Phần Som Tam tại Pai Walking Street

Thưởng thức Som Tam ở Pai là một trải nghiệm thú vị. Sau 1 chặng đường dài di chuyển từ Chiang Mai đến Pai, chúng tôi dành cả buổi chiều để dạo quanh thị trấn và cảm nhận nhịp sống bình yên ở nơi này. Chập tối, trời bắt đầu lắc rắc vài hạt mưa, bụng trở đói, chúng tôi tấp vào một quán ven đường và kêu mỗi đứa một phần salad đu đủ đầy hấp dẫn. Chỉ sau mấy phút, chị chủ quán bưng ra 2 phần gỏi vừa trộn xong.

Đó là đĩa nộm đầy ứ, mặn đủ dùng, chua đủ dùng, không quá ngọt, ngoài các sợi đu đủ xanh còn có mấy sợi xoài và vài lát dưa leo, một ít cải xà lách to bẹ. Chúng tôi yêu cầu bỏ thật nhiều ớt như vị truyền thống để cảm nhận xem người Thái ăn cay đến mức nào.

Đơn giản, dễ làm, ai ăn cũng thích

Duyên thế nào mà cô bạn đi cùng lại là người Huế, rất thích ăn cay, thấy chưa đủ độ cay nên lại giục chị chủ quán cho thêm một chút cay, một chút cay nữa. Và tôi phát hiện hóa ra ớt Thái cũng lạ, những miếng ớt xanh được xắt nhỏ xíu trộn đều với đu đủ rất biết đánh lừa thực khách: Khi đưa vào miệng thì không cay, chỉ tới khi ăn gần xong đĩa gỏi thì vị cay đã... tới bến. Tôi đã không còn nói được gì khi 2 hàng nước mắt chảy thành dòng, còn cô bạn người Huế bây giờ mới gật đầu thừa nhận: Cay thật! Ừ thì cay, nhưng mà rất ngon!

Một điểm đặc trưng dễ nhận ra là người Thái thích thái nhiều ớt xanh và trộn vào các món ăn của mình. Som Tam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đừng lo vì ở Bangkok, đầu bếp sẽ hỏi trước khẩu vị của bạn để cho lượng ớt phù hợp.

Để thưởng thức Som Tam ở Thái Lan cũng rất dễ, tại Bangkok, bạn có thể đến các chợ đêm, chợ nổi, nhà hàng hoặc thậm chí là foodcourt trong các trung tâm thương mại. Đôi khi đi bộ dạo phố, qua các soi (con hẻm) bạn cũng có thể bắt gặp các quán ăn vệ đường có bán món này cùng nhiều món ăn đường phố hấp dẫn khác của Thái Lan.

Từ khóa » Gỏi đu đủ Thái Lan Gần đây