Gợi ý 4 Cách Phòng Ngừa Bệnh Gout đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà

Để ngăn chặn các triệu chứng sưng, đau khó chịu do bệnh gout gây ra, giải pháp tốt nhất vẫn luôn là phòng tránh vấn đề sức khỏe này ngay từ đầu. Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đã có thể giúp phòng ngừa bệnh gout cũng như tình trạng thoái hóa khớp liên quan. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn 4 cách phòng ngừa bệnh gout đơn giản, hiệu quả tại nhà.

Gút là một dạng viêm khớp phổ biến liên quan đến vi tinh thể, đặc trưng bởi những cơn đau, sưng khớp khó chịu do các đợt viêm cấp gây ra. Khớp chịu ảnh hưởng nhiều nhất thường là khớp ngón chân cái. Những cơn gút cấp có thể tái đi tái lại liên tục và nếu không được kiểm soát tốt, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.

Tham khảo: Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi bệnh gout hoàn toàn. Do đó, những người có nguy cơ cao gặp phải vấn đề sức khỏe này nên chủ động tìm kiếm cách phòng tránh và kiểm soát tốt bệnh gout từ sớm. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh gout tại đây. Bài viết được sự tư vấn y khoa từ THS.BSNT Nguyễn Thị Ánh Ngọc – Bác sĩ Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

banner tâm anh quận 7 content

bệnh gút là gì

Nguyên nhân và biến chứng bệnh gout

Tăng axit uric máu là nguyên nhân chính gây lắng đọng các tinh thể urat trong mô ở những người được chẩn đoán mắc bệnh gút. Tình trạng này có thể xảy ra bởi một số yếu tố như:

  • Lượng purin được hấp thụ từ thực phẩm quá cao
  • Khả năng đào thải axit uric của cơ thể suy giảm
  • Lượng axit uric do cơ thể tổng hợp tăng bất thường (1) 

Như vậy, những đối tượng dưới đây sẽ cần đặc biệt lưu ý phòng ngừa bệnh gout do có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm: 

  • Bị béo phì
  • Đang có các bệnh nền hoặc vấn đề sức khỏe như:
    • Suy tim sung huyết
    • Tăng huyết áp
    • Kháng insulin
    • Rối loạn chuyển hóa
    • Đái tháo đường
    • Suy giảm chức năng thận
  • Đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng axit uric máu, ví dụ như thuốc lợi tiểu
  • Uống nhiều bia, rượu
  • Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều đường fructose
  • Áp dụng chế độ ăn gồm các thực phẩm chứa nhiều purin (thịt đỏ, nội tạng, hải sản…)

Nếu không chủ động phòng ngừa gout ngay từ đầu, các đối tượng trên không chỉ dễ dàng mắc bệnh mà còn có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng liên quan, chẳng hạn như:

  • Sức khỏe khớp suy yếu do ảnh hưởng từ các đợt viêm cấp tái phát liên tục, dễ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và thậm chí tàn phế.
  • Bệnh tiến triển thành gút mạn tính với sự hình thành của các hạt tophi.
  • Những tinh thể urat có thể lắng đọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả đường tiết niệu. Khi đó, bệnh nhân khó thể tránh khỏi nguy cơ bị sỏi thận

4 cách phòng ngừa bệnh gout bất kỳ ai cũng nên biết

Như vậy, dựa theo nguyên nhân cũng như rủi ro tiềm ẩn trên, bệnh gout có thể dễ dàng được phòng tránh ngay từ đầu bởi những thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau: 

banner subs ctch content

1. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp

Theo ước tính từ một số chuyên gia, áp dụng một chế độ ăn uống phòng chống bệnh gout thích hợp có thể hỗ trợ giảm đến 15% nồng độ axit uric trong cơ thể.

Do đó, bên cạnh việc hạn chế dùng các thực phẩm có khả năng góp phần dẫn đến bệnh gút hoặc kích thích đợt viêm cấp như thịt đỏ (bò, dê, cừu…), nội tạng, hải sản, đồ ngọt làm từ siro ngô…, tăng cường bổ sung những thực phẩm bệnh nhân gout nên ăn vào thực đơn hàng ngày cũng là điều cần thiết để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, đồng thời phòng chống các đợt gút cấp xảy ra. Chúng bao gồm: 

  • Các sản phẩm làm từ sữa ít béo
  • Dầu thực vật
  • Rau xanh
  • Nấm
  • Cải bó xôi
  • Trái cây, nhất là những loại giàu chất xơ và có hàm lượng đường thấp, ví dụ như quả mọng (dâu tây, việt quất…) hoặc cam, quýt…
  • Các loại ngũ cốc và quả hạch
  • Trứng
  • Thịt trắng 
  • Yến mạch
  • Ngoài ra, mọi người cũng đừng quên uống đủ nước cần thiết trong ngày. 

Gợi ý thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần từ TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Chế độ ăn uống là một trong những phương pháp phòng ngừa gout đơn giản nhưng rất hiệu quả cho người bệnh.

ăn nhiều thực phẩm có màu xanh

2. Cải thiện lối sống, sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa bệnh gout

Chú trọng vấn đề nên và không nên ăn gì chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch kiểm soát bệnh, giảm thiểu nguy cơ hình thành các cơn gút cấp cũng như phát sinh biến chứng liên quan. Vậy phòng ngừa bệnh gout như thế nào cho hiệu quả nhất? Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Đạt được và duy trì trọng lượng hợp lý không chỉ giúp phòng tránh các đợt viêm cấp của bệnh gout tái phát mà còn góp phần hạn chế tổn thương, thoái hóa khớp bằng cách giảm tải áp lực tác động lên bộ phận này, đặc biệt là những khớp như khớp gối và khớp háng. 

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giảm cân đột ngột lại có nguy cơ làm tăng rủi ro mắc bệnh trong thời gian ngắn. Do đó, thay vì áp dụng những phương pháp giảm cân cực đoan, bác sĩ thường khuyến khích mọi người duy trì cân nặng phù hợp thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp cùng tập thể dục đều đặn. (2) 

Rèn luyện thể chất hợp lý

30 phút luyện tập mỗi ngày với tần suất khoảng 5 ngày/ tuần là thời gian vận động vừa phải phù hợp cho việc phòng tránh bệnh gout cũng như hạn chế nguy cơ tái phát các cơn gút cấp. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn còn là cách ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh gout hiệu quả. 

Các hoạt động rèn luyện thường được khuyến nghị gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe. Ngoài ra, tuỳ theo thể trạng của từng người mà các chuyên gia có thể đề xuất thêm một số hình thức vận động phù hợp khác. Vì vậy, trước khi bắt đầu, tham vấn cùng bác sĩ về kế hoạch tập luyện của bản thân là điều cần thiết. 

cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả đơn giản

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và tần suất các cơn gút cấp xảy ra. Do đó, khắc phục tình trạng sức khoẻ này bằng cách tăng lượng oxy trong lúc ngủ có thể góp phần phòng ngừa bệnh gout tái phát thông qua việc giảm lượng axit uric sản sinh. 

Uống nhiều nước

Thói quen uống nhiều nước trong ngày không chỉ giúp duy trì sức khỏe thận mà còn hỗ trợ quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia thường dựa vào độ tuổi, cân nặng, giới tính và một số yếu tố cá nhân khác của từng đối tượng để ước tính một người cần uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày mới đủ. (3)

3. Lưu ý những chất cần tránh 

Ngoài việc xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, người có nguy cơ cao bị gút cũng cần tránh hai yếu tố như sau:

Bia rượu

Không ít chuyên gia cho rằng các loại thức uống chứa cồn này có thể gây ức chế khả năng bài tiết axit uric của cơ thể, từ đó góp phần dẫn đến tăng axit uric máu và bệnh gout. Càng uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Chính vì vậy, bệnh nhân gút cần tránh dùng loại thức uống này, đồng thời người khỏe mạnh cũng cần kiểm soát tốt lượng rượu, bia tiêu thụ. 

hạn chế sử dụng bia rượu

Thuốc kích thích cơn gút cấp

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, một số thuốc kháng lao có liên quan đến tình trạng tăng nồng độ axit uric trong máu. Do đó, người có nguy cơ bị gút cao đang cần điều trị gout bằng những loại thuốc này nên chủ động đề cập về tình trạng sức khỏe của mình ngay từ đầu để bác sĩ cân nhắc và kê toa thuốc phù hợp, hiệu quả.

4. Lắng nghe cơ thể cũng là một cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Những người không có nguy cơ bị gút vẫn nên học cách lắng nghe cơ thể mình. Hãy dành vài phút mỗi ngày để quan sát xem bản thân có bất kỳ biểu hiện đau nhức, sưng đỏ ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, sau những bữa ăn giàu protein hoặc uống nhiều bia rượu hay không. Nếu có, hãy mau chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp, tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành của Phẫu thuật khớp như TTND.GS.TS Nguyễn Việt Tiến, TTUT.PGS.TS Đặng Hồng Hoa, ThS Trần Anh Vũ, TS Đỗ Tiến Dũng, TS.BSCKII Vũ Hữu Dũng… đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn. 

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy chụp X-quang, MRI thế hệ mới nhất… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS Pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Nhìn chung, có thể thấy rằng một lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học không chỉ giúp phòng ngừa bệnh gout nói riêng và mà còn là hàng loạt các vấn đề xương khớp nói chung. Vì vậy, hãy cố gắng xây dựng thói quen sống tốt ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của chính mình, thông qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. 

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Gút Hiệu Quả