Gợi Ý 4 Loại Rùa Cảnh Dễ Nuôi Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Rùa cảnh đang dần trở thành một trong những loại thú cưng được các bạn trẻ yêu thích. Nếu là người bắt đầu chơi rùa cảnh bạn nên tham khảo 4 giống rùa dễ nuôi, dễ chăm sóc dưới đây nhé!
1. Rùa núi vàng
Rùa núi vàng là loài rùa cảnh đang được nhiều người ưa chuộng. Loại rùa này có màu sắc khá đẹp, mai vàng óng ả không có đốm đen xuất hiện nên chú rùa này sẽ “đốn tim” mọi người ngay từ lần đầu nhìn thấy. Loại rùa này có thể được nuôi trên cạn nên rất thuận tiện cho nhiều người khi muốn mang chúng khi khắp nơi khoe với bạn bè.
Là một trong những vật nuôi dễ nuôi nên thức ăn của rùa núi vàng khá đơn giản chủ yếu là xà lách, rau lang, rau muống, cà chua, dưa leo. Nhưng thứ mà rùa núi vàng thích nhất là cà chua.
Tuy nuôi rùa núi vàng khá đơn giản tuy nhiên khi tiến hành nuôi chúng người nuôi cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau:
- Chuồng nuôi luôn phải khô ráo và phải được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên
- Không nên để rùa ở nơi quá cao vì nếu rùa bị rơi xuống sẽ có khả năng gây chấn thương
- Cần lắp hệ thống đèn sưởi xung quanh chuồng trong những ngàu lạnh để bảo vệ cũng như giữ ấm cho những chú rùa.
2. Rùa chân Đỏ (Red Foot Tortoise)
Rùa Chân Đỏ là dòng rùa cạn đến từ miền bắc Nam Mỹ, con vật này được nuôi phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Sau khi được đưa về Việt Nam chúng đã nhanh chóng trở thành vật nuôi được yêu thích bởi vẻ đẹp khác lạ của chúng so với các dòng rùa khác.
Đặc điểm dễ dàng nhận dạng của loài rùa này đó là 4 chân của chúng có những đốm đỏ do đó chúng có tên là rùa chân đỏ. Rùa trường thành có thể có kích thước từ 30 40cm chiều dài mai. Tuổi thọ của một con rùa đỏ chân có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng theo nghiên cứu chúng có thể sống trong hơn 50 năm.
Rùa chân đỏ là một động vật khá dễ nuôi tuy nhiến khi nuôi chúng bạn nên duy trì môi trường chuồng nuôi giống với môi trường sống tự nhiên của chúng. Tuy là rùa cạn nhưng trong quá trình nuôi bạn nên có rùa có những khoảng ẩm ướt, bạn nên để chúng dưới nước ít nhất mấy tiếng trong ngày để giúp ích cho việc phát triển của chú rùa chân đỏ.
Những chú rùa chân đỏ có thể chịu được nhiệt độ khá cao nhưng không thể chịu lạnh. Do đó, vào mùa động bạn nên cung cấp thêm hệ thống đèn sưởi xung quanh để giúp giữ ấm và bảo vệ chúng.
Rùa đỏ chân là một trong nhưng loại động vật háu ăn, thức ăn của chúng là những loại trái cây, rau, hoa và lá khác nhau.
3. Rùa sao Ấn Độ
Rùa Ấn Độ là một loại rùa bản địa của Ấn Độ. Đặc điểm nhận dạng của loại này là đường họa tiết Vàng trên mai tạo thành những ngôi sao trông rất hấp dẫn. Chính bởi những họa tiết sao nổi bật trên mai, chúng được xếp vào danh sách một trong những chú rùa đẹp nhất trên thế giới. Cũng do đó mà giá của một chú rùa sao Ấn Độ là khá cao dao động từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đồng.
Khi mới được sinh ra thì mai của chúng khá nhẵn tuy nhiên, theo thời gian những vệt sao trên mai sẽ dần hình thành và trở nên gồ ghề hơn. Chính đặc điểm mai như vậy đã giúp chúng dễ dàng lật lại khi không may bị lật úp.
Nuôi rùa sao Ấn Độ có một chút khó khăn đó là mội trường sống của chúng cần phải được cấp cấp nhiệt độ cao. Do đó, với khung thời tiết tại Việt Nam khi vào mùa xuân, mùa đông bạn cần sử dụng hệ thống đèn sưởi phù hợp để chúng có nhiệt độ phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong lồng bạn cũng cần bố trí một tảng đá bằng phẳng hay một tấm ván để giúp rùa có thể ẩn náu khi quá nóng.
Rùa sao ăn cỏ và ăn nhiều loại cỏ và thảm thực vật. Khi cho rùa ăn bạn nên cung cấp cho chúng một chế độ ăn giàu chất xơ giàu canxi, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Các cây cỏ tươi, rau mùi tây, cây bồ công anh, lá xương rồng không xương, cây mù tạt là những thức ăn được chúng rất yêu thích.
4. Rùa Tai Đỏ
Rùa tai đỏ tên khoa học là Trachemys Scripta Elegans là loài động vật thuộc bộ rùa, phân bố tự nhiên ở các vùng nước nội địa Bắc Mỹ. Rùa tai đỏ đưa đưa vào nước ta từ năm 1994, với chi phí rất rẻ chỉ từ 25,000 đến 30,000 là bạn có thể sở hữu một chú rùa tai đỏ. Chính bởi vậy chúng đã nhanh chóng trở thành một loại vật nuôi được phổ biến ở nước ta.
Đây là một loại động vật ăn tạp khá hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác. Khi thoát ra môi trường chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa do khả năng tàn phá của mình. Việc sinh sản của con vật này cũng rất nhanh chóng. Chính bởi vậy chúng được xếp vào danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN). Do đó, khi thực hiện nuôi rùa tai đỏ, các bạn nên tuyệt đối không thả chúng ra môi trường từ nhiên.
Trên đây là 4 giống rùa dễ chăm sóc đang được các bạn trẻ rất yêu thích. Bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các cửa hàng thú cảnh. Cách chăm sóc loài rùa này cũng không làm mất quá nhiều thời gian của bạn. Vậy chăm sóc rùa cảnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ở video dưới đây nhé!
Từ khóa » Các Loại Rùa Sống Trên Cạn
-
Tổng Hợp Các Loại Rùa Cạn Cảnh Dễ Nuôi, được Nhiều Người Yêu Thích
-
Top 10 Loại Rùa Cạn Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Tổng Hợp Những Loại Rùa Cạn Cảnh Dễ Nuôi, được Nhiều Người ...
-
35 Loài Rùa Nước Ngọt được Nuôi Nhiều Nhất ở Việt Nam
-
Top 11 Các Loại Rùa Cạn Rẻ Và đáng Mua Nhất Hiện Nay
-
Rùa Cạn được Nuôi Như Thú Cưng Bằng Các Phương Pháp đơn Giản
-
Tổng Hợp Những Loại Rùa Cạn Cảnh Dễ Nuôi ... - OLP Tiếng Anh
-
Có Nên Nuôi Các Loại Rùa Cảnh ở Trên Cạn Hay Không? | Pet Mart
-
Các Loại Rùa Khác Nhau Có Thể Nuôi Ghép Hay Không? | Pet Mart
-
Có Những Loại Rùa Cảnh Nào Và Nuôi Rùa Theo Phong Thủy
-
Các Loại Rùa Cảnh đang Bán Tại Nobipet Đà Nẵng
-
Cửa Hàng Rùa Cạn Uy Tín #2022 - MEW Pet Shop
-
Họ Rùa Cạn – Wikipedia Tiếng Việt