Gợi ý BUILD PC Làm đồ Họa Trong Tầm Giá 30 Triệu đồng Tốt Nhất

Mục lục

Toggle
  • Các nhà thiết kế đồ họa – graphic desginers là một vị trí công việc ngày càng thu hút các bạn trẻ trong thời đại công nghiệp 4.0 . Với mỗi nhà thiết kế đồ họa, chiếc máy tính cá nhân chính là công cụ làm việc cơ bản để tạo nên những sản phẩm đồ họa – thành quả lao động nghệ thuật và trí óc của họ. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc xây dựng cấu hình máy tính phù hợp với các graphic designer trong tầm giá khoảng 30 triệu đồng.
    • Bài viết sẽ được chia làm 3 phần:
    • Phần 1: Khắc họa những vấn đề khó chịu trong kỹ thuật mà các graphic designer thường gặp phải trong quá trình làm việc
    • Phần 2: Chúng tôi sẽ đưa ra những cấu hình tham khảo trong tầm giá đã đề cập ở trên và lý do tại sao các cấu hình trên phù hợp với nhu cầu của các graphic designer.
    • Phần 3: Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi cơ bản dựa trên các cấu hình đã đưa ra ở phần 2.
    • Phần 1:  NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁC GRAPHIC DESIGNER
    • Phần 2: Cấu hình máy tham khảo trong tầm giá 30 triệu đồng dành cho Graphic designer.
    • Cấu hình 2
    • Cấu hình 3

Các nhà thiết kế đồ họa – graphic desginers là một vị trí công việc ngày càng thu hút các bạn trẻ trong thời đại công nghiệp 4.0 . Với mỗi nhà thiết kế đồ họa, chiếc máy tính cá nhân chính là công cụ làm việc cơ bản để tạo nên những sản phẩm đồ họa – thành quả lao động nghệ thuật và trí óc của họ. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc xây dựng cấu hình máy tính phù hợp với các graphic designer trong tầm giá khoảng 30 triệu đồng.

Bài viết sẽ được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Khắc họa những vấn đề khó chịu trong kỹ thuật mà các graphic designer thường gặp phải trong quá trình làm việc

  • Phần 2: Chúng tôi sẽ đưa ra những cấu hình tham khảo trong tầm giá đã đề cập ở trên và lý do tại sao các cấu hình trên phù hợp với nhu cầu của các graphic designer.

  • Phần 3: Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi cơ bản dựa trên các cấu hình đã đưa ra ở phần 2.

Phần 1:  NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁC GRAPHIC DESIGNER

Là một nghệ sĩ sáng tạo, công việc của các graphic designer cũng bị chi phối tương đối nhiều bởi các công cụ làm việc. Một “góc chiến lược” trong mơ sẽ bao gồm: Một máy tính cá nhân có cấu hình mạnh chuyên phục vụ những công việc lớn, một máy tính xách tay laptop nhỏ gọn để trao đổi trong khi làm việc và một bảng vẽ kỹ thuật số. Nhưng vì một số lý do, hệ thống máy tính trong khi làm việc sẽ gặp trục trặc và gây ra những sự cố khiến các nghệ sĩ phải “ném bút”:

  • Các máy tính có cấu hình không đảm bảo sẽ gây ra những phiền toái hằng ngày cho các designers khi thực hiện thao tác trong công việc. Máy nạp chương trình chậm, xử lý kém và tình trạng “giật lag” sẽ xuất hiện rất nhiều. Nguyên nhân chính là do tổng thể cấu hình hoặc một vài linh kiện không đạt đủ tiêu chuẩn cấu hình dành cho công việc. Các hiện tượng phiền toái khác có thể gặp khi máy quá yếu sẽ bao gồm: Máy bị nóng, hiện tượng “tràn RAM” gây xử lý công việc chậm chạp, render sản phẩm chậm do thiếu bộ nhớ …
Suốt ngày "đơ máy" thế này thì chạy deadline làm sao bây giờ ?
Suốt ngày “đơ máy” thế này thì chạy deadline làm sao bây giờ ?
  • Hiện tượng crash – treo ứng dụng tạo ra sự khó chịu và phiền toái rất lớn, đặc biệt khi các designer đang thực hiện những dự án lớn, cần sự tập trung và độ chính xác cao. Phần lớn hiện tượng này sẽ xảy ra do xung đột về phần mềm trong hệ thống máy tính, chủ yếu là giữa file chương trình với file hệ thống. Các chương trình không có bản quyền và hệ điều hành không có bản quyền cũng gây ra tình trạng này rất thường xuyên.
Máy móc chậm như rùa bò !
Máy móc chậm như rùa bò !
  • Là những người sáng tạo nghệ thuật, các designer rất quan tâm đến những tiêu chuẩn liên quan đến hội họa. Trong công việc này, chiếc màn hình sẽ đóng vai trò là thiết bị hiển thị và là thiết bị mà các designer sẽ tương tác nhiều nhất. Một chiếc màn hình bị hiển thị sai màu sẽ không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sản phẩm của các designer mà còn gây tác hại tới mắt của họ trong thời gian làm việc.
Problems with external displays
SẾP ƠI THAY CHO EM MÀN HÌNH MỚI ĐI

Phần 2: Cấu hình máy tham khảo trong tầm giá 30 triệu đồng dành cho Graphic designer.

Cấu hình 1:

BuildPC 29 10 10 31 03

Với tổng chi phí 28.635.000đ, cấu hình này hoàn toàn đáp ứng đủ khả năng làm việc của các designer.

Các chương trình làm đồ họa phổ biến hiện nay như Adobe Photoshop, After Effect hay Illustrator thường có xu hướng dựa nhiều vào sức mạnh của CPU và RAM hơn so với sức mạnh của card đồ họa. Chúng tôi lựa chọn AMD Ryzen 5 với khả năng ép xung mạnh mẽ lên tới 3.9Ghz và đang nhận được đánh giá rất tích cực khi “đặt lên bàn cân” với Intel Core i5.

Tiếp theo là bộ mainboard – bo mạch chủ. Các bo mạch chủ cũng rất quan trọng vì đây là bộ phận quyết định những gì bạn lựa chọn phần cứng bên trong ra sao: cắm được bao nhiêu khe RAM, hệ thống phân chia ổ đĩa, các khả năng đa phương tiện, v.v. Mainboard B450 Aorus Pro hiện đang là một sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp với việc hỗ trợ nâng cấp RAM lên 64GB, có tới 2 cổng M2 và 6 cổng SATA, cổng xuất hình có HDMI và DVI rất phù hợp với nhu cầu hiển thị đa màn hình của các designer.

Để phục vụ cho nhu cầu này, một chiếc card đồ họa có khả năng xử lý tốt và đặc biệt có một dung lượng xứng tầm sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Sự lựa chọn của cấu hình 1 là card màn hình Asus 4GB CERBERUS-GTX1050TI-O4G

Với RAM, RAM là bộ phận đảm bảo tốc độ và sức mạnh xử lý tác vụ của hệ thống. Các phần mềm làm đồ họa thường nổi danh với việc “sát RAM” khi ngốn rất nhiều RAM để xử lý các tác vụ, đặc biệt là khi review các sản phẩm. Đặc biệt là chỉnh sửa ảnh chất lượng cao với Photoshop và xử lý đồ họa cao cấp với After Effect và Premiere. Cặp RAM Geil Evo Spear với tổng dung lượng 16GB sẽ đáp ứng đầy đủ khả năng xử lý với những chương trình trên.

Những người sử dụng các phần mềm đồ họa chắc chắn sẽ không lạ lẫm gì với những file lưu trữ tạm thời. Khi thực hiện một khối công việc lớn, đám file tạm này sẽ càng “sinh sôi nảy nở” trong ổ cứng khiến cho việc đầy ổ cứng sẽ chỉ là “một sớm một chiều”. Nới rộng không gian lưu trữ và sử dụng chuyên biệt để nạp Windows, chạy các chương trình nặng và hỗ trợ tốc độ xử lý, một cặp HDD – SSD sẽ là sản phẩm không thể thiếu trong một dàn máy xử lý đồ họa cao cấp. Ổ cứng HDD Skyhawk 1TB và SSD Adata 256GB sẽ mang lại khả năng lưu trữ thoải mái cho các designer.

PSU hay còn gọi là bộ nguồn máy tính sẽ mang lại khả năng cung cấp điện năng và phân phối năng lượng cho toàn bộ hệ thống. Với một cấu hình “máu lửa” như trên sẽ cần một chiếc nguồn công suất lớn. Lựa chọn sẽ là nguồn Gigabyte 750W.

Thùng máy cũng là một bộ phận cần lựa chọn kỹ lưỡng. Để lắp đặt toàn bộ linh kiện bên trên, chúng ta cần một vỏ case ở mức Mid tower để cho phù hợp vì không gian rộng rãi hơn hẳn và khả năng đi dây được tối ưu hơn so với case máy tính phổ thông. Các hệ thống tản nhiệt và làm mát cũng có không gian để hoạt động tạo điều kiện cho người dùng có thể lắp đặt một hệ thống tản nhiệt để đảm bảo yêu cầu sử dụng. Ngoài ra, với không gian rộng rãi, việc lưu thông khí trong các case Mid tower cũng sẽ thuận lợi hơn, tránh tình trạng nóng cục bộ và có khả năng tháo lắp ra vệ sinh khi cần. Case Deepcool Matrexx 55 Tempered Glass Mid Tower là sựa lựa chọn thích hợp với giá thành chưa tới 1 triệu đồng.

Cuối cùng, dân đồ họa luôn có yêu cầu về màn hình cực cao bởi lẽ đây là thiết bị mà họ sẽ tương tác cùng nhiều nhất trong quá trình làm việc. Để phù hợp với cấu hình trên, chúng tôi lựa chọn màn hình LCD Dell 23.8” U2417.

Cấu hình 2

build pc cấu hình đồ họa x2

Cấu hình 2 đã được tinh chỉnh về linh kiện để có một mức giá rẻ hơn so với cấu hình 1. Sự lựa chọn của chúng tôi cho CPU lần này là chiếc Intel Core i5 9400F mang lại mức hiệu năng/ giá thành vô cùng thỏa đáng. RAM đã được lựa chọn chạy dual 16GB để thoải mái chạy các tác vụ chỉnh sửa hình ảnh Adobe. Chưa hết, cấu hình còn được trang bị GPU đang được coi là “ông vua” phân khúc tầm trung: GTX 1660Ti mang lại hiệu năng hết sức đáng “đồng tiền bát gạo”.

Cấu hình 3

BuildPC 29 10 11 43 53

Cấu hình 3 đã sử dụng chip AMD Ryzen 5 2600X với khả năng ép xung tối đa lên tới 4.2Ghz. Sự lựa chọn card đồ họa lúc này đã được chuyển thành chiếc card MSI GTX1050Ti cho khả năng xử lý ở mức cao hơn với 4GB GDDR5. Bộ nguồn cũng đã được thay đổi lên nguồn Masterwatt 700W cùng với một thùng máy lớn hơn, rộng hơn của CM. Chúng tôi cũng đã thêm vào 2 quạt CPU làm tăng khả năng tản nhiệt cho CPU, hoặc có thể thay đổi thành 1 quạt CPU và 1 quạt case để đảm bảo sự đồng đều giữa CPU và case.

Phần 3: Các câu hỏi cơ bản về cấu hình

  • RAM trong cấu hình quan trọng thế nào ? Tại sao lại cần nhiều RAM? Bao nhiêu RAM là đủ ?
    • RAM là bộ phận đảm bảo tốc độ và sức mạnh xử lý tác vụ của hệ thống. Các phần mềm làm đồ họa thường nổi danh với việc “sát RAM” khi ngốn rất nhiều RAM để xử lý các tác vụ, đặc biệt là khi review các sản phẩm. Đặc biệt là chỉnh sửa ảnh chất lượng cao với Photoshop và xử lý đồ họa cao cấp với After Effect và Premiere. Nhiều RAM đồng nghĩa với việc xử lý các tác vụ sẽ nhanh hơn, mượt hơn, render video hay thiết kế hình ảnh sẽ nhanh hơn rất nhiều. Với một cấu hình máy tính cho graphic designer, chúng tôi luôn khuyến nghị sử dụng 16GB RAM.
      16GB RAM là con số khuyến nghị cho các cấu hình máy tính dành cho graphic designer
      16GB RAM là con số khuyến nghị cho các cấu hình máy tính dành cho graphic designer
  • Tại sao phải cần card đồ họa tốt?
    • Một chiếc card đồ họa mạnh mẽ sẽ mở rộng khả năng xử lý các tác vụ đồ họa, render video mượt mà và chất lượng hơn. Để xử lý những tác vụ “khó nhằn” và đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao như Corel Draw, After Effect vốn đòi hỏi sự chính xác và khả năng hiển thị ở mức cao thì chắc chắn phải có một chiếc card đồ họa xứng tầm. Để phục vụ cho nhu cầu này, một chiếc card đồ họa có khả năng xử lý tốt và đặc biệt có một dung lượng xứng tầm sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
Một chiếc card đồ họa có chất lượng sẽ đảm bảo khả năng làm việc cường độ cao
Một chiếc card đồ họa có chất lượng sẽ đảm bảo khả năng làm việc cường độ cao
  • CPU mạnh để làm gì?
    • CPU là bộ não của hệ thống và quyết định khả năng làm việc cũng như tốc độ xử lý các tác vụ một cách mượt mà.Các chương trình làm đồ họa phổ biến hiện nay như Adobe Photoshop, After Effect hay Illustrator thường có xu hướng dựa nhiều vào sức mạnh của CPU và RAM hơn so với sức mạnh của card đồ họa. Để lựa chọn một CPU phù hợp cho nhu cầu làm đồ họa thực ra không khó nhưng cũng yêu cầu sự cân nhắc và tham khảo nhiều nguồn khi lựa chọn, tránh tình trạng mua phải những sản phẩm không mong muốn, đặc biệt là trong thời “bão giá” như hiện nay.
CPU là một trong những bộ phận cần tham khảo kỹ lưỡng.
CPU là một trong những bộ phận cần tham khảo kỹ lưỡng.

Hy vọng với các thông tin bổ ích ở trên, các bạn designer sẽ có thể xây dựng cho mình một hệ thống máy tính phù hợp với mức chi phí 30 triệu đồng. Các cấu hình trên đều được xây dựng dựa trên hệ thống xây dựng cấu hình được tích hợp sẵn trên trang bán hàng của Phong Vũ. Truy cập ngay phongvu.vn để có thể sở hữu ngay dàn máy mơ ước với mức giá cực tốt, đi kèm hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn !

Mua laptop Lenovo Yoga Slim 7 15ILL9 nhận màn hình

Từ khóa » Build Pc Làm đồ Họa