Gợi ý Giải đề Thi Môn Lịch Sử Khối C, đợt 2-2007 - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Thí sinh của kỳ thi tuyển sinh ĐH 2007 đợt 2 đang làm bài thi - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Đáp án chính thức của Bộ GĐ-ĐT sẽ được Tuổi Trẻ Online cập nhật ngay sau khi kết thúc môn cuối cùng của đợt 2 vào các khối B, C, D năm 2007.
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 200: Môn LỊCH SỬ, khối C
Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu I. (2,0 điểm):
Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926.
Câu II. (3,5 điểm):
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định sơ bộ (6-3-1946). Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) và Hiệp định Pari (27-1-1973)? Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên.
Câu III. (2,5 điểm):
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình THPT không phân ban (2,0 điểm)
Sự sụp đổ của "trật tự hai cực Ianta" được thể hiện như thế nào?
Câu IV.b. Theo chương trình THPT phân ban (2,0 điểm)
Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau "chiến tranh lạnh".
----------
Gợi ý đáp án:
Câu I:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Pháp tăng cường chính sách bóc lột thuộc địa, mở rộng các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, từ đó hình thành giai cấp tiểu tư sản; bộ phận trí thức, nhà văn, nhà báo, giáo viên, sinh viên, học sinh được tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ, bị chèn ép, khinh rẻ, nên có tinh thần dân tộc, hăng hái tham gia cách mạng, là lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
- Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong những tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, hội Phục Việt, hội Hưng Nam, đảng Thanh niên... hoạt động sôi nổi và phong phú: mít tinh, biểu tình, bãi khóa, ra những tờ báo tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê...; lập nhà xuất bản tiến bộ Cường học thư xã, Nam đồng thư xã... Trong cao trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, có hai sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).
- Tháng 6-1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) có ý nghĩa mở màn thời đại đấu tranh mới của dân tộc, có tác dụng cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên.
Câu II:
- Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với đại diện chính phủ Pháp là Xanhtơni (Sainteny) bản Hiệp định sơ bộ. Theo hiệp định này, quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được chính phủ Pháp công nhận là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết. Hiệp định này cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ba nước Đông Dương; các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canađa, do Ấn Độ làm chủ tịch).
Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp có Mĩ giúp sức ở Đông Dương. Pháp phải rút quân viễn chinh về nước. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973. Theo hiệp định, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như sau:
+ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước thân Mĩ, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
+ Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
+ Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
* Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên.
a) Sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946):
- Tháng 5-1946, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ chức, đảng phái và cá nhân chưa tham gia mặt trận Việt Minh, cùng với sự ra đời của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đảng xã hội Việt Nam... thống nhất các lực lượng văn hóa yêu nước thành một khối dưới ngọn cờ dân tộc và dân chủ, đập tan âm mưu phản cách mạng của bọn Tơrốtkít.
- Ngày 22-5-1946, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh quy định Vệ quốc quân chính thức trở thành quân đội quốc gia.
- Trước tình hình quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, kéo dài thời gian hòa hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng. Bằng việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của đế quốc Pháp câu kết với Tưởng. 20 vạn quân Tưởng phải rút về nước; bọn tay sai mất chỗ dựa cũng phải chạy theo quân Tưởng. Nhân dân ta có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954):
- Hiệp định Giơnevơ 1954 đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Sau Hiệp định, chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản qui định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Song thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu nô dịch nước ta. Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc phá hỏng máy móc thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta; câu kết với Mĩ và Diệm dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam.
- Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam, đồng thời trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định, trong đó có điều khoản tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử ở hai miền Bắc - Nam để thống nhất Việt Nam trong thời hạn 2 năm; cho Mĩ - Diệm kế tục chúng ở miền Nam phá hoại Hiệp định.
- Mĩ - Diệm bày trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại, suy tôn Diệm làm tổng thống (10-1955); tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (3-1956); ban hành hiến pháp của cái gọi là "Việt Nam cộng hòa" (10-1956)… nhằm tách một phần lãnh thổ của Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, chia cắt lâu dài đất nước ta.
c) Sau Hiệp định Paris (27-1-1973):
- Sau Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, ta đã "đánh cho Mĩ cút" mà chưa "đánh cho ngụy nhào". Ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rời khỏi nước ta, song Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, lập ra bộ chỉ huy quân sự trá hình, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho ngụy ngang nhiên phá hoại Hiệp định, tiếp tục chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh.
- Tháng 7-1973, Đảng họp Hội nghị Trung ương lần thứ 21, xác định chiến lược tiếp tục tiến công địch trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao để giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó đã làm nên cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Câu III
* Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước được thực hiện khẩn trương:
- Tháng 8-1975, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 24 của Đảng chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Từ 15 đến 21 tháng 11-1975, đại biểu hai miền Bắc - Nam họp Hội nghị hiệp thương tại Sài Gòn.
- Ngày 25-4-1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bầu.
- Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất với 492 đại biểu, được gọi là Quốc hội khoá VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khoá Quốc hội trước kể từ Cách mạng tháng Tám 1945, họp tại Hà Nội. Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 2-7-1976, chọn Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia định là thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội cũng đã bầu các cơ quan, các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất. Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước, Trường Chinh làm Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng chính phủ.
* Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
- Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước gắn liền với việc tiếp tục hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội để thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước.
- Ngày 31-1-1977, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu các mặt trận dân tộc ở hai miền Bắc - Nam họp để thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ngày 18-12-1980, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua. Hiến pháp mới đã kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Đây là Hiến pháp đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
- Việt Nam hoà bình, thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ với các nước. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa tuyên bố thành lập (2-7-1976) đã có 94 nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao (so với 75 nước đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và 76 nước với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam tính đến 31-4-1975), và đến 31-12-1980 là 106 nước, đến 31-12-1989 là 114 nước và 76 nước có quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành hội viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc (từ 20-9-1977) và là thành viên của hơn 20 tổ chức quốc tế khác.
Câu IV a. Sự sụp đổ của "trật tự hai cực Ianta":
- "Trật tự hai cực Ianta" được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trải qua hơn 40 năm, "trật tự hai cực Ianta" đã từng bước bị xói mòn. Sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988 - 1991, "Trật tự hai cực Ianta" đã bị sụp đổ, thể hiện trên các mặt:
1 - Khối Đông Âu, phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô, đã bị tan vỡ và cùng theo với sự tan vỡ này, các liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vacxava) và liên minh kinh tế (khối SEV) của nó tuyên bố tự giải thể.
2 - Do sự suy giảm về vị trí kinh tế và chính trị của Mĩ và Liên Xô, thế "hai cực" của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ: Liên Xô bị suy sụp và tan vỡ từ góc độ một Nhà nước: Mĩ vẫn giữ được vị trí đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự nếu tính riêng từng nước một, nhưng gộp lại cả Tây Âu và Nhật Bản thì về nhiều mặt, Mĩ đã bị suy kém hoặc đứng ở hàng thứ 2 (nửa sau những năm 40 và trong những năm 50, Mĩ mạnh hơn tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cộng lại về kinh tế và quân sự).
3 - Không đủ sức "bao cấp" như trước đây nữa, Liên Xô và Mĩ đang rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (châu Âu, Đông Bắc Á, Tây Á, Đông Nam Á, châu Phi…).
4 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là hai nước chiến thắng chủ yếu và thu được những quyền lợi to lớn nhất, còn Đức và Nhật Bản là hai nước phát xít chiến bại chủ yếu và bị sụp đổ về kinh tế và quân sự, thế nhưng qua 45 năm, Nhật Bản và nước Đức đã thống nhất trở lại đã vươn lên hùng mạnh về kinh tế và địa vị chính trị, đang trở thành mối lo ngại đối với các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp…
- Sau khi "thế hai cực" bị phá vỡ, Mĩ đang ra sức vươn lên "thế một cực" trong trật tự thế giới mới, còn các cường quốc khác cố gắng duy trì "thế đa cực", trong đó Đức và Nhật Bản đang đòi hỏi trở thành "hai cực nữa" trong trật tự "đa cực" này.
Câu IV b. Những thay đổi lớn của thế giới từ sau "chiến tranh lạnh":
- Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp ở đảo Manta, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc "chiến tranh lạnh" giữa hai nước; quan hệ quốc tế bước vào một thời kì mới, thường được gọi là "Thời kì sau chiến tranh lạnh".
- Quan hệ hợp tác Xô - Mĩ từ năm 1987 đã dẫn đến những biến chuyển quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới. Trước hết là mối quan hệ giữa 5 nước lớn Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc là 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh và trật tự thế giới đã được thiết lập nên cũng có đổi mới trong đường lối đối ngoại của mình. Trong "thời kì chiến tranh lạnh", mặc dù là 5 nước lớn nhưng vẫn chỉ là thế "hai cực" Xô - Mĩ đối đầu nhau, Anh, Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào Mĩ.
Còn Trung Quốc thì có lúc liên minh với Liên Xô chống Mĩ (những năm 50), có lúc cùng chống Liên Xô và chống Mĩ (những năm 60), rồi liên minh với Mĩ chống Liên Xô (từ sau Thông cáo Thượng Hải năm 1972). Sau hơn 20 năm đối đầu, năm 1989, quan hệ Xô - Trung đã được bình thường hóa trở lại.
Mối quan hệ giữa 5 nước lớn đã chuyển từ "hai cực" đối đầu với nhau sang đối thoại, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hòa bình; 5 nước lớn đã thương lượng, thỏa hiệp và hợp tác với nhau trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột quốc tế, tiêu biểu như trong cuộc chiến tranh vùng vịnh Pécxich (1991)…
- Trước đây, cục diện đối đầu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ trong thời kì "chiến tranh lạnh" đã dẫn đến hình thành những khối liên minh chính trị - quân sự đối đầu nhau. Nay, do tình hình mới, khối Hiệp ước Vacxava tuyên bố chấm dứt mọi hoạt động từ 1-7-1991, trong khi đó khối NATO vẫn tiếp tục duy trì.
Liên Xô thực hiện chính sách "không can thiệp" vào tình hình các nước Đông Âu và chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước đồng minh cũ của mình. Sự hợp tác Xô -Mĩ cũng dẫn đến xu thế đối thoại, hợp tác nhằm giải quyết từng bước các vụ tranh chấp hoặc xung đột khu vực: Vụ xung đột ở vùng Nam Phi có liên quan đến Namibia và cuộc nội chiến kéo dài ở Angôla; vấn đề Apganixtan; vấn đề Campuchia; vấn đề Nicaragoa ở Trung Mĩ; vấn đề hòa bình và ổn định ở vùng Trung Cận Đông v.v…
- Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành trong quan hệ quốc tế. Xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình, mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều triển vọng to lớn.
Từ khóa » Trong Hn Ianta Những Nước Nào Giành được Nhiều Quyền Lợi Nhất (phạm Vi ảnh Hưởng Lớn Nhất) Vì Sao
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Hội Nghị Iantan Có đáp án Năm 2021 - Haylamdo
-
Hoàn Cảnh Diễn Ra Hội Nghị Ianta? Nội Dung, Mục đích Và Hệ Quả?
-
Câu Hỏi ôn Tập Trắc Nghiệm Về Hội Nghị Ianta - Có Lời Giải Chi Tiết
-
Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Thi THPT Quốc Gia (Có đáp án)
-
Hội Nghị Yalta – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SỬ - Trường THPT Chuyên Lào Cai
-
Môn Sử: Trật Tự Thế Giới Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
-
Ngày 14/8/1945, Phát Xít Nhật đầu Hàng Không điều Kiện, Kết Thúc ...
-
02/09/1945: Vì Sao Liên Xô Không Công Nhận VNDCCH? - BBC
-
Đề Luyện Thi đại Học Môn Lịch Sử Số 1 2023
-
[DOC] Bài Tập Lịch Sử cx
-
Lời Giải Tham Khảo Môn Sử - Hànộimới
-
Liên Xô Và Mỹ Ký Thỏa Thuận Helsinki 1975 Về Nhân Quyền - BBC
-
Lãnh Tụ Nguyễn Ái Quốc Trở Về Tổ Quốc Trực Tiếp Lãnh đạo Phong ...