Gợi ý Học Tập Mô đun 3.0
Có thể bạn quan tâm
Gợi ý học tập mô đun 3.0 được cập nhật mới nhất cho năm học 2023-2024 sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn module 3.
Gợi ý đáp án tập huấn mô đun 3.0: Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực bao gồm các gợi ý câu hỏi tự luận và đáp án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm giáo viên phải hoàn thành sau khi học tập và tập huấn module 3. Module 3 được đánh giá là nội dung quan trọng và rất khó trong chương trình tập huấn năm học mới. Mời thầy cô tham khảo để ôn tập đúng trọng tâm và đạt kết quả cao với bài kiểm tra sau tập huấn module 3.
- Bài tập cuối khóa mô đun 3 GVPT - Sử dụng công nghệ thông tin (3 câu cuối 19, 20, 21)
- Hướng dẫn học tập Mô đun 3 đầy đủ
Hướng dẫn học modul 3.0
- 1. Gợi ý đáp án mô đun 3.0 Tiểu học
- 2. Gợi ý đáp án mô đun 3.0 THCS
- 3. Gợi ý học tập mô đun 3 THPT
- 4. Đáp án tự luận mô đun 3.0
- * Những điều kiện tiên quyết:
- * Mục đích của đánh giá:
- * Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết:
- * Đánh giá kết quả học tập:
- * Đánh giá thường xuyên – đánh giá định kì.
- * Xác định mục tiêu giáo dục cụ thể
- * Mức độ thể hiện năng lực (tiếp theo)
- * Xác định nội dung (kiến thức/ kĩ năng) mục tiêu
- * Bản đặc tính kĩ thuật
- * Cấu trúc bài kiểm tra/ đánh giá
- * Các phương pháp đánh giá
- * Phương pháp vấn đáp
- * Phương pháp vấn đáp (tiếp)
- * Phương pháp kiểm tra viết
- * Các nguyên tắc đảm bảo…
- 5. Đáp án trắc nghiệm mô đun 3.0
- 6. Ngân hàng câu hỏi ôn tập Mô đun 3
Có 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới cho giáo viên mỗi cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) để phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên và đáp ứng Chương trình GDPT mới. Sau đây, Hoatieu.vn xin chia sẻ các đáp án câu hỏi tự luận và đáp án trắc nghiệm, đáp án câu hỏi đánh giá tổng kết mô đun 3.0 đầy đủ nhất đầy đủ nhất. Mời thầy cô tham khảo để lấy làm tài liệu học tập và ôn tập kiểm tra module cuối khóa.
1. Gợi ý đáp án mô đun 3.0 Tiểu học
Gợi ý đáp án mô đun 3.0 tất cả các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên xã hội, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc.... Tham khảo chi tiết tại bài viết:
- Gợi ý học tập Mô đun 3 Tiểu học - Tất cả các môn
2. Gợi ý đáp án mô đun 3.0 THCS
Gợi ý đáp án mô đun 3.0 THCS tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, Hóa học, Tin học, Âm nhạc, Công nghệ... giúp giáo viên hoàn thành chương trình tập huấn module 3 đạt kết quả cao.
Tham khảo chi tiết tại bài viết:
- Gợi ý học tập Mô đun 3 THCS - Tất cả các môn
3. Gợi ý học tập mô đun 3 THPT
Tham khảo chi tiết tại bài viết:
- Gợi ý học tập Mô đun 3 THCS - Tất cả các môn
4. Đáp án tự luận mô đun 3.0
* Những điều kiện tiên quyết:
1/ Sau khi hoàn thành Mô-đun 1 - Hướng dẫn Thực hiện CTGDPT và Mô-đun 2 - Sử dụng Phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học, hãy liệt kê 03 phương pháp hay kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thầy cô đã thực hiện đối với học sinh của mình.
TL:
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp Hỏi đáp
- Phương pháp quan sát
2/ Những phương pháp hay kỹ thuật đó có tác động như thế nào đối với học sinh?
TL: Những phương pháp và kĩ thuật này giúp học sinh tích cực hơn trong học tập, phát huy được những kĩ năng cần thiết trong từng môn học.
3/ Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?
TL: Dựa vào kết quả học tập của học sinh cũng như thái độ của các em khi tham gia hoạt đông học tập, tôi nhận ra học sinh đạt được những yêu cầu cần đạt mà giáo viên đặt ra trong từng bài học.
* Mục đích của đánh giá:
1/ Thầy cô hãy liệt kê các mục đích mình đã thực hiện đánh giá học sinh trên thực tế. Thầy cô có thể lựa chọn trong các mục đích kể trên và/hoặc kể thêm các mục đích khác:
TL: Mục đích của việc đánh giá là:
- Giúp GV nắm bắt được kịp thời tình hình học tập của học sinh
- Giúp GV kiểm tra được chất lượng bài dạy của bản thân
- Khuyến khích, động viên học sinh tiếp tục phát huy
* Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết:
1/ Thầy/cô hãy liệt kê 3 đánh giá quá trình mình đã thực hiện và mô tả chi tiết về mục tiêu đánh giá, kết quả thu được và những quyết định giáo dục sau đó.
TL:
- Đánh giá thường xuyên: đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng lời nói, nhận xét giữa GV - HS, HS - HS,... Kết quả thu được là khuyến khích HS tự giác phấn đấu học tập hơn sau mỗi hoạt động.
- Đánh giá sản phẩm học tập của HS: đánh giá và nhận xét dựa trên kết quả làm bài tập của các em mỗi ngày. Kết quả thu được: GV nắm bắt được sự tiếp thu của từng HS để có hướng điều chỉnh việc dạy học của bản thân sao cho phù hợp với tình hình lớp học.
- Đánh giá qua kết quả hoạt động học tập: đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên kết quả bài tập và sự nổ lực của các em trong suốt quá trình tuần hoặc tháng học đó. Kết quả thu được: GV nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của các em sau từng ngày, từng tuần để kịp thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hoặc rèn luyện cho HS.
* Đánh giá kết quả học tập:
- Thế nào là đánh giá định kỳ?
- Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
- Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
- Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
- Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
- Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
1/ Hoạt động trong video vừa xem là đánh giá kết quả học tập, đánh giá để cải tiến học tập, hay đánh giá là hoạt động học tập? Hãy nêu lý do tại sao?
TL: Trả lời: Đánh giá hoạt động học tập
Tại vì: Sau quá trình tự nghiên cứu bài học, bản thân học viên sẽ tự đánh giá kết quả tiếp thu của mình qua việc trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung tự nghiên cứu của bản thân.
* Đánh giá thường xuyên – đánh giá định kì.
1/ Theo thầy/cô, đánh giá định kỳ vào cuối học kỳ 1 của năm học có thể là hoạt động đánh giá quá trình không? Hãy giải thích và nêu ví dụ cụ thể trong thực tiễn giảng dạy của thầy/cô để minh hoạ cho câu trả lời của mình.
TL: Theo bản thân tôi, đánh giá định kì vào cuối học kì 1 của năm học chưa thể thật sự xem là đánh giá cả một quá trình vì cho dù bài kiểm tra là tổng hợp kiến thức của cả một học kì nhưng học sinh vẫn có thể vì những lý do khách quan mà cho ra kết quả không chính xác.
Ví dụ: Học sinh A là học sinh giỏi của lớp, cả quá trình học tập suốt học kì 1 của em đều được GV đánh giá cao nhưng đến ngày thi, do em bị ốm, sốt, sức khoẻ em không đủ nên bài làm của em chưa thể hoàn thành hết thì em phải xuống phòng y tế. Nếu căn cứ trên kết quả đánh giá của bài kiểm tra này thì kết quả đánh giá của em A sẽ không còn chính xác nữa.
* Xác định mục tiêu giáo dục cụ thể
1/ Thầy/cô hãy cho biết mục tiêu đánh giá dưới đây đã vi phạm những tiêu chí chất lượng nào? “Học sinh biết làm phép tính cộng.”
TL: Vi phạm tiêu chí 2 - thể hiện năng lực cụ thể
* Mức độ thể hiện năng lực
1/ Mời quý thầy cô hãy đưa ít nhất 3 động từ cho mỗi cấp độ phức tạp trong bảng Khung nhận thức của Bloom dưới đây: Nhận biết / Ghi nhớ Thông hiểu Vận dụng Phân tích Đánh giá Sáng tạo
TL:
- Nhận biết / ghi nhớ: Nêu được, kể được, nói được, nhận biết được, xác định được
- Thông hiểu: mô tả được, trình bày được, giới thiệu được
- Vận dụng: Nhận xét được, giải thích được, thực hiện được
- Phân tích: so sánh được, phân loại được
- Đánh giá: đánh giá được, trình bày nhận định
- Sáng tạo: đưa ra được, đề xuất
2/ Theo Thầy cô, mức độ thể hiện năng lực được mô tả ở Thông tư 27 tương ứng với cấp độ yêu cầu tư duy nào trong Khung nhận thức của Bloom?
TL: Các mức độ thể hiện năng lực được mô tả ở Thông tư 27 tương ứng với cấp độ yêu cầu tư duy là:
- Mức 1: Nhận biết / ghi nhớ
- Mức 2: Thông hiểu
- Mức 3: Vận dụng + Phân tích + Đánh giá + Sáng tạo
3/ Thầy/ cô hãy xác định mức độ thể hiện năng lực ở ví dụ của một mục tiêu đánh giá dưới đây: “Học sinh xác định được đặc tính thú ăn thịt của loài động vật không quen thuộc dựa trên thông tin được cung cấp trong bài tập.”
TL: Phân tích
* Mức độ thể hiện năng lực (tiếp theo)
Thầy cô click chuột vào các câu hỏi bên phải và kéo vào ô Câu hỏi đánh giá của Giáo viên. Sauk hi hoàn thành xong bấm TRẢ LỜI
* Xác định nội dung (kiến thức/ kĩ năng) mục tiêu
Video từ Module 2.0 của RGEP về các năng lực thành phần: Mục 4, hoạt động 4.2: phân tích về các năng lực thành phần của phẩm chất "yêu nước – yêu thiên nhiên", và hướng dẫn viết các mô tả về biểu hiện hành vi của các phẩm chất thành phần này.
TL: – Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
– Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
– Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.
* Bản đặc tính kĩ thuật
"Theo quý thầy cô, giáo viên cần xây dựng bản ĐTKT trước khi thực hiện những hoạt động đánh giá nào dưới đây?
- Quan sát
- Vấn đáp
- Đánh giá qua hồ sơ học tập
- Đánh giá qua sản phẩm, hoạt động
- Bài kiểm tra viết dạng tự luận hạn chế
- Bài kiểm tra viết dạng tự luận mở rộng
- Bài kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan
TL: Giáo viên cần xây dựng bản ĐTKT trước khi thực hiện những hoạt động đánh giá qua sản phẩm, hoạt động của học sinh
* Cấu trúc bài kiểm tra/ đánh giá
Thầy/cô hãy chọn 3 bài tập/nhiệm vụ đánh giá mình đã biên soạn và phân tích các cấu phần theo hướng dẫn kể trên.
TL: Ví dụ: bài "Tự giác làm việc ở trường" môn Đạo đức
Ghi Đ chỉ việc làm đúng, ghi S chỉ việc làm sai vào ô trống: (Hướng dẫn)
Khi tự giác làm việc ở trường: (Dữ liệu đầu vào)
(Câu trả lời dự kiến)
- Em được thầy cô, bạn bè quý mến.
- Em sẽ cảm thấy mệt mỏi.
- Em được thực hành, rèn luyện kĩ năng.
- Em không có đủ thời gian để chơi với các bạn.
- Em thể hiện được trách nhiệm của mình với trường và lớp.
- Em làm cho bố mẹ vui và tự hào về em.
* Các phương pháp đánh giá
Trước hết, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và công tác của mình, thầy cô hãy gọi tên phương pháp đánh giá của các hoạt động được trình bày dưới đây.
TL: 1/ Phương pháp Quan sát, vấn đáp
2/ Phương pháp Kiểm tra viết
3/ Phương pháp vấn đáp
4/ Đánh giá qua hồ sơ học tập
5/ Đánh giá qua sự quan sát hoạt động học tập nhóm và kết quả làm việc của học sinh.
* Phương pháp vấn đáp
Thầy cô hãy điền vào chỗ trống với 1 đến 3 từ để định nghĩa về phương pháp vấn đáp giữa trên kinh nghiệm giảng dạy của mình.
Giáo viên trao đổi với.....(nội dung 1).... thông qua.....(nội dung 2).... để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
TL: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi - đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
* Phương pháp vấn đáp (tiếp)
GV có thể dùng các câu hỏi gợi mở cho HS theo thứ tự như sau:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế thì phải biết điều gì? (mỗi túi đựng bao nhiêu kg đường).
- Muốn biết mỗi túi đựng bao nhiêu kg đường ta làm bằng cách nào? (40 chia 8)
- Để biết 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế ta làm bằng cách nào? (Lấy 15 chia cho số đường trong 1 túi)
* Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm học tập, hoạt động học sinh
Ưu điểm:
- Tạo không gian sáng tạo, cơ hội cho HS thể hiện kiến thức và năng lực của mình.
- Thúc đẩy HS học tập một cách trách nhiệm và chủ động.
Nhược điểm:
- GV và HS mất nhiều thời gian trong việc thực hiện sản phẩm và hồ sơ học tập.
- Mang yếu tố chủ quan vì phụ thuộc vào ngừơi đánh giá.
* Phương pháp kiểm tra viết
1/ Với kinh nghiệm và thực tế giảng dạy của mình, thầy cô hãy liệt kê tối thiếu 3 hình thức hoặc kỹ thuật kiểm tra viết mà thầy cô thường áp dụng trong lớp học của mình.
Khi giáo viên làm xong phần của mình và xem phản hồi của ít nhất 2 học viên khác, màn hình hiện lên: Cảm ơn thầy cô đã hoàn thành bài tập.
TL: Kiểm tra viết thường được sử dụng sau khi học một phần chương, cuối chương, cuối giáo trình, nhàm kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, kiểm tra toàn lớp trong một thời gian nhất định, giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết.
Có 3 dạng kiểm tra viết cơ bản :
- Kiểm tra viết dạng tự luận: trả lời ngắn - trả lời dài
- Kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, ghép đôi).
- Kiểm tra viết dạng trắc nghiệm điền khuyết
2/ Theo các thầy cô dạng thức này có những ưu điểm và nhược điểm gì?
TL:
Ưu điểm
- Có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa ưên những trải nghiệm của cá nhân.
- Đề kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị, tốn ít thời gian và công sức.
Nhược điểm:
- Bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khỏ đại diện đầy đủ cho nội dung cần đánh giá
- Việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian.
- Các tiêu chí đánh giá thường không thống nhất do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm.
3/ Tiếp theo, với từng ví dụ dưới đây, mời thầy cô gọi tên dạng thức trắc nghiệm khách quan phù hợp.
TL: Câu nhiều lựa chọn: Câu 1, 4
Câu điền vào chỗ trống: Câu 3, 5
Câu ghép đôi: Câu 2
4/ 3 công cụ để thu thập thông tin trong phương pháp quan sát là gì?
TL: 3 công cụ để thu thập thông tin trong phương pháp quan sát là:
1/ Quan sát, nghiên cứu những tài liệu sẵn có
2/ Quan sát nhận thức và ghi lại thái độ của đối tượng
3/ Quan sát bằng thiết bị
5/ Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
TL: Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết
6/ Nối:
- Câu hỏi tự luận hạn chế: Là dạng câu hỏi học sinh có xác suất dự đoán câu trả lời cao với tỉ lệ 50-50
- Câu hỏi tự luận mở rộng: Là dạng câu hỏi mà số lượng đáp án nhiều hơn số lượng câu dẫn.
- Câu hỏi đúng – sai: Là dạng câu hỏi mà số lượng từ cho sẵn nhiều hơn số lượng từ cần điền.
- Câu hỏi ghép đôi: Là dạng câu hỏi giới hạn học sinh trả lời trong một từ/cụm từ/câu văn.
- Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Là dạng câu hỏi có câu dẫn, phương án đúng và các phương án gây nhiễu.
* Các nguyên tắc đảm bảo…
1/ Thầy cô hãy viết trong khoảng 100 từ thể hiện quan điểm của mình về tình huống sau:
Trong một lần kiểm tra định kì học kì II, ở một môn học, một giáo viên cho học sinh ôn tập bằng cách để các em học thuộc lòng 10 câu hỏi với 10 câu trả lời được cung cấp sẵn. 10 câu hỏi này bao quát được một số nội dung trọng tâm của môn học. Đề kiểm tra gồm ba câu hỏi tương tự với ba câu hỏi trong 10 câu đã được ôn tập. Kết quả kiểm tra của học sinh rất cao. Như vậy, nếu dựa vào kết quả kiểm tra này để đánh giá khả năng học tập của học sinh thì sẽ dẫn tới những hệ quả gì? Cách thức đánh giá học sinh này có vi phạm nguyên tắc nào trong 6 nguyên tắc kể trên ko? Nếu có, đó là nguyên tắc gì và vì sao?
(Sử dụng ví dụ minh họa trong giáo trình ”Đánh giá kết quả học tập ở bậc tiểu học”, 2008, Vũ Thị Phương Anh & Hoàng Thị Tuyết)
TL: Trong tình huống trên, kết quả kiểm tra đánh giá này không còn đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh. Khả năng học tập của học sinh sẽ bị giảm sút do tính ỷ lại vào tài liệu ôn thi mà người GV sẽ cung cấp vào mỗi đợt kiểm tra.
Với cách thức đánh giá học sinh trên, người giáo viên đã vi phạm nguyên tắc sau:
- Tính chuẩn xác và tính chân thật: Kết quả đánh giá này không thể hiện được sự tiếp thu nội dung bài học của các em hằng ngày vì khi giáo viên cung cấp sẵn câu hỏi và câu trả lời như thế thì dù các em không hiểu bài, các em vẫn có thể làm được.
- Tính tác động: Với kết quả cao như vậy, người giáo viên không nhận ra cái sai của học sinh, không nhận ra những hạn chế trong bài giảng của mình để cải thiện nâng cao chất lượng tiết dạy.
2/ Theo thầy cô, những điều người giáo viên cần có và cần làm để đảm bảo các nguyên tắc kể trên trong kiểm tra đánh giá là gì?
TL: Người giáo viên cần nghiên cứu kĩ các nội dung trong nguyên tắc đánh giá để có thể xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá một cách chính xác nhất.
Mời thầy cô đọc các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây và cho biết những câu hỏi này vi phạm nguyên tắc nào về viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Một câu có thể vi phạm một hoặc nhiều lỗi. Từ đó thầy cô đề xuất cách chỉnh sửa câu hỏi:
TL: D – C – C – bỏ – C
Thầy cô hãy đọc phiếu quan sát để đánh giá kĩ năng viết đoạn văn tả đồ vật của một học sinh lớp 3 dưới đây và trả lời câu hỏi kèm theo.
TL: Theo tôi phiếu quan sát này thể hiện quy chiếu theo tham chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được do:
- Trong phiếu quan sát này, cùng một đề bài được phân chia mức độ chấm điểm ở 3 khối lớp 2, 3,4
- Mức độ chấm điểm và yêu cầu cần đạt tăng dần ở các khối lớp học chứ không tăng theo đối tượng học sinh. Các điểm số và yêu cầu cần đạt này đặt ra cho GV và HS phải hướng tới cái đích cần đạt.
Bài “Chú ếch con”
Theo phiếu điểm dưới đây, hệ giá trị được gán cho phiếu đó chính là về kĩ năng và thái độ học tập của học sinh. Khi người giáo viên đưa hệ giá trị đó vào bảng điểm, những giám khảo chấm sẽ có thể chấm chính xác và thống nhất với nhau hơn.
Theo các quan điểm của các thầy cô, việc đưa các yếu tố như sự nỗ lực thành tiêu chí đánh giá có tác dụng và bất cập gì trong công tác kiểm tra đánh giá?
TL: Việc đưa các yếu tố như sự nỗ lực thành tiêu chí đánh giá có tác dụng giúp cho học sinh nỗ lực nhiều hơn trong học tập và hoạt động, các em sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, đối với một số học sinh thụ động, các em sẽ có thể cảm thấy nản và thiếu tự tin khi thực hiện các bài kiểm tra đánh giá.
Nhận định cuối cùng trong bài tập này đặt ra cho chúng ra một vấn đề cần suy ngẫm, đó là chúng ta có thể làm gì để đảm bảo việc cho điểm được thống nhất và công bằng cho học sinh ở các lần chấm khác nhau và giữa các giáo viên khác nhau.
Thầy cô hãy cho biết ý kiến cá nhân về vấn đề này.
TL: Để đảm bảo việc cho điểm được thống nhất và công bằng cho học sinh ở các lần chấm khác nhau và giữa các giáo viên khác nhau thì người xây dựng bài kiểm tra cần xây dựg một hệ giá trị xác định các mức cần đạt trong nội dung kiểm tra. Cách xây dựng cần đặt trên mức tham chiếu từ nhiều học sinh để đảm bảo công bằng và khách quan cho học sinh.
Thầy cô hãy đọc các phiếu báo kết quả học tập cho phụ huynh dưới đây và nêu nhận xét của mình về các phiếu báo kết quả đó.
TL:
- Phiếu 1: Phiếu chỉ báo kết quả học tập của học sinh đạt được và cho biết các mức đánh giá. Phụ huynh và học sinh khi nhận phiếu điểm này sẽ khó biết được ưu và khuyết của học sinh.
- Phiếu 2: Phiếu có đưa ra các nội dung kiểm tra đánh giá, tuy nhiên vẫn chưa có nhận xét về HS.
- Phiếu 3: Phiếu có đánh giá bằng điểm số và mức đạt được, ngoài ra còn có lời nhận xét rõ ràng, chi tiết, giúp người học nhận ra ưu và khuyết để cải thiện việc học của mình.
5. Đáp án trắc nghiệm mô đun 3.0
1. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
1. Nhận định sau Đúng hay Sai?
Mục đích của đánh giá học sinh tiểu học là nhằm tập hợp các minh chứng về năng lực của học sinh.
Sai
2. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau Đúng hay Sai?
Học sinh sẽ thể hiện năng lực tốt hơn nếu không được thông báo trước là mình đang được đánh giá.
Sai
3. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau Đúng hay Sai?
‘Giáo viên thường quyết định các minh chứng được chấp nhận để biểu hiện năng lực cần đạt của học sinh sau khi hoàn thành hoạt động giảng dạy.’
Sai
4. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau Đúng hay Sai?
‘Bản chất của sự khác nhau giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết là việc kết quả đánh giá có tác động tới việc giảng dạy hay không.’
Đúng
5. Chọn các đáp án đúng
Những nhận định nào sau đây thể hiện đúng vai trò của bản đặc tính kỹ thuật của các hoạt động đánh giá theo quan điểm phát triển năng lực, phẩm chất của Chương trình GDPT 2018?
Cung cấp chỉ dẫn cho giáo viên thực hiện hoạt động đánh giá
Chỉ dẫn cho học sinh chuẩn bị cho hoạt động đánh giá sắp tới
Giúp xây dựng được nhiều bài tập/nhiệm vụ đánh giá cân bằng nhau
5. Lựa chọn nào KHÔNG phải là đặc điểm phổ biến của mục tiêu đánh giá cho các hoạt động đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong Chương trình GDPT 2018?
đánh giá sự nhận biết của học sinh về nội dung bài học
dựa trên các lý thuyết dạy học môn học đặc thù
có số lượng giới hạn dựa trên thời lượng của hoạt động đánh giá
là cấu phần của các năng lực, phẩm chất chung của Chương trình GDPT
6. Chọn đáp án đúng nhất
Đánh giá kết quả học tập và đánh giá để cải tiến học tập khác nhau cơ bản về khía cạnh nào?
mục đích đánh giá
phương pháp đánh giá
tiêu chí đánh giá
nghi thức đánh giá
7. Chọn đáp án đúng nhất
Lựa chọn nào dưới đây KHÔNG chính xác về Đánh giá là hoạt động học tập?
Mục đích đánh giá không nhằm thu thập thông tin về mức độ năng lực của học sinh.
Học sinh tham gia đánh giá vừa đưa ra phản hồi về kết quả thể hiện năng lực qua bài làm.
Giáo viên có thể không cung cấp nhận xét, phản hồi cho học sinh về kết quả đánh giá.
Hoạt động đánh giá này nằm trong chủ định của giáo viên và có kế hoạch từ trước.
8. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống:
‘Ưu điểm lớn nhất của đánh giá không theo nghi thức so với đánh giá theo nghi thức là học sinh có thể __________________ .’
tự quyết định có tham gia hoạt động đánh giá hay không
không cảm thấy căng thẳng vì sức ép bị kiểm tra, đánh giá
cung cấp thông tin cho giáo viên về tiến bộ năng lực của mình
làm bài theo chỉ dẫn riêng của giáo viên khi thực hiện hoạt động
9. Chọn đáp án đúng nhất
Bài tập kiểm tra dưới đây thiếu cấu phần nào?
Hãy tính số lượng cam mẹ Thanh còn trong giỏ. Dùng bút chì màu đỏ tô ô vuông có số tương ứng dưới đây
Lời dẫn/hướng dẫn
Dữ liệu đầu vào
Câu trả lời dự kiến
10. Chọn đáp án đúng nhất
Lựa chọn nào dưới đây là mục tiêu đánh giá của một bài tập kiểm tra tốt hơn?
Học sinh biết tên các loài động vật.
Học sinh gọi được tên các loài động vật khi nhìn hình ảnh.
11. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy lựa chọn thông tin đúng để hoàn thành nhận định dưới đây:
‘Một ưu điểm của phương pháp vấn đáp so với phương pháp quan sát là_________.’
giáo viên đánh giá được đúng năng lực của học sinh hơn
giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động để đạt mục tiêu hiệu quả hơn
giáo viên có thể tập trung vào một học sinh để thu thập thông tin
12. Phân loại và kéo thả
Thầy/cô hãy kéo các thông tin bên phải và thả vào các hộp ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các hoạt động và sản phẩm của học sinh. Lưu ý là có 1 thông tin không phù hợp đối với phương pháp này.
Ưu điểm
Học sinh thể hiện nhiều loại năng lực, phẩm chất khác nhau khi thực hiện hoạt động.
Học sinh tự quyết định cách thực hiện nhiệm vụ, và qua đó thể hiện năng lực theo cách khác với các học sinh khác. Giáo viên đánh giá giữa các học sinh khác nhau theo cách khác nhau
Nhược điểm
Đáp án đúng (Bỏ 1 ý : Học sinh giải quyết các bài tập theo nghi thức chặt chẽ dưới sự giám sát của giáo viên )
Câu hỏi | Câu trả lời |
Ưu điểm | Học sinh tự quyết định cách thực hiện nhiệm vụ, và qua đó thể hiện năng lực theo cách khác với các học sinh khác. Học sinh thể hiện nhiều loại năng lực, phẩm chất khác nhau khi thực hiện hoạt động. |
Nhược điểm | Giáo viên đánh giá giữa các học sinh khác nhau theo cách khác nhau |
13. Chọn đáp án đúng nhất
Từ ‘khách quan’ trong tên gọi thường dùng cho dạng bài tập câu hỏi trắc nghiệm khách quan có hàm ý về khía cạnh nào sau đây?
Mục tiêu đánh giá
Đối tượng đánh giá
Cách chấm điểm
Cách thông báo kết quả
14. Chọn đáp án đúng nhất
Lựa chọn nào dưới đây KHÔNG phải là bài tập trắc nghiệm khách quan?
Học sinh ghép đôi thông tin có liên quan từ hai tập hợp được cung cấp.
Học sinh lựa chọn 1 câu trả lời đúng từ nhiều lựa chọn được mô tả trong câu hỏi.
Học sinh mô tả giải pháp cho vấn đề được hỏi theo quan điểm của mình.
Học sinh chọn dữ liệu được cung cấp sẵn để hoàn thành nhận định trong câu hỏi.
15. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về phương pháp vấn đáp?
Đây là phương pháp giáo viên trao đổi với một học sinh để lấy thông tin cụ thể về học sinh đó.
Trong phương pháp này cả giáo viên và học sinh đều có quyền đặt và trả lời câu hỏi.
Phương pháp này giúp bồi đắp tư duy làm việc độc lập và khả năng diễn đạt bằng lời của học sinh.
16. Chọn đáp án đúng nhất
Một bài kiểm tra cuối học kỳ môn Toán bao gồm một số câu hỏi có nội dung đánh giá được giáo viên giới thiệu với học sinh ở lớp học phụ đạo cho một nhóm học sinh trong lớp, nhưng không được giới thiệu ở lớp học chính khoá. Bài kiểm tra đó đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo chất lượng nào sau đây?
Tính chuẩn xác
Tính tin cậy
Tính công bằng
Tính chân thực
17. Chọn đáp án đúng nhất
Giáo viên sử dụng hoạt động học sinh thuyết trình về ngôi nhà mơ ước của mình làm hoạt động đánh giá của môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, cách chấm của giáo viên không thống nhất giữa các học sinh khác nhau. Có học sinh được giáo viên đó chấm điểm cộng cao hơn vì có giọng trình bày hay. Có học sinh được điểm thưởng vì có trang phục và tư thế thuyết trình đẹp. Kết quả đánh giá này vi phạm nguyên tắc đảm bảo chất lượng nào sau đây?
Tính chuẩn xác
Tính chân thực
Tính thực tế và hiệu quả
Tính tác động
18. Chọn đáp án đúng nhất
Câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn dưới đây có lỗi gì?
‘Hãy đánh dấu (X) bên cạnh đáp án đúng của phép tính dưới dây: 27 – 19
- Lớn hơn 10
- Nhỏ hơn 10
- Nhỏ hơn 20
Thiếu dữ liệu đầu vào
Có nhiều hơn 1 đáp án đúng
Thiếu chỉ dẫn làm bài
19. Chọn đáp án đúng nhất
Câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn sau có lỗi gì?
Vì sao trong đoạn thơ thứ hai của bài Sao không về Vàng ơi ! bạn nhỏ lại cảm thấy cái cổng rộng?
- Vì cái cổng đã được làm rộng hơn
- Vì cái cổng không đóng cánh cửa
- Vì cái cổng không có con Vàng nằm chắn lối ra vào
- Vì cái cổng được lau sạch
Có hai lựa chọn đều có thể là đáp án đúng
Độ dài các lựa chọn không tương đương nhau
Một lựa chọn gợi ý lựa chọn khác là đáp án
Một lựa chọn quá hiển nhiên là đáp án
20. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy xem câu hỏi trong bài tập Tiếng Việt dưới đây:
Truyền thuyết Thánh Gióng
Đời Hùng Vương thứ Sáu, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà đặt chân vào một vết chân rất to lớn sau đó về nhà bà có thai. Bà sinh ra một đứa con trai đặt tên là Gióng lên ba vẫn không biết nói. Nhưng khi nghe sứ giả tìm người đánh giặc thì tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Lúc ấy Gióng thành người to lớn ăn bao nhiêu cũng không đủ. Sau đó ra trận đánh giặc khi đã đủ những thứ dặn dò sứ giả mang đến. Đánh tan giặc, Gióng trút bỏ quần áo bay thẳng lên trời. (Nguồn: https://cotich.net/truyen-thuyet-thanh-giong-a122.html)
- Câu truyện về đời vua Hùng Vương thứ mấy?
- Cậu bé Gióng lên ba như thế nào?
- Đánh tan giặc, Gióng làm gì?
Các câu hỏi trong bài tập trên có đánh giá được năng lực đọc hiểu và tư duy bậc cao của học sinh không?
Có
Không
21. Chọn đáp án đúng nhất
Điểm đánh giá của học sinh KHÔNG NÊN thể hiện khía cạnh nào sau đây?
Năng lực của học sinh so với các bạn khác trong lớp
Giáo viên mong đợi học sinh làm gì cho mình
Học sinh thay đổi như thế nào so với lần đánh giá trước
Kế hoạch dạy và học trong thời gian tiếp sau
22. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy lựa chọn thông tin chính xác để điền vào chỗ trống trong nhận định sau:
Một đặc điểm quan trọng của đánh giá là đó đều là các hoạt động giáo dục ___________.
có kế hoạch từ trước
có sức ép đối với học sinh
có nghi thức chặt chẽ
23. Chọn các đáp án đúng
Những yếu tố nào sau đây không thể thiếu đối với một bài tập đánh giá?
mục đích đánh giá
phản hồi của giáo viên
nội dung đánh giá
hướng dẫn trả lời/bài làm
Chọn câu trả lời Có hoặc Không
24. Nhận định sau Đúng hay Sai?
‘Giáo viên thường quyết định các minh chứng được chấp nhận để biểu hiện năng lực cần đạt của học sinh sau khi hoàn thành hoạt động giảng dạy.’
Đúng
Sai
25. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau Đúng hay Sai?
‘Bản chất của sự khác nhau giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết là việc kết quả đánh giá có tác động tới việc giảng dạy hay không.’
Đúng
Sai
26. Chọn các đáp án đúng
Những nhận định nào sau đây thể hiện đúng vai trò của bản đặc tính kỹ thuật của các hoạt động đánh giá theo quan điểm phát triển năng lực, phẩm chất của Chương trình GDPT 2018?
Cung cấp chỉ dẫn cho giáo viên thực hiện hoạt động đánh giá
Chỉ dẫn cho học sinh chuẩn bị cho hoạt động đánh giá sắp tới
Giúp xây dựng được nhiều bài tập/nhiệm vụ đánh giá cân bằng nhau
27. Chọn đáp án đúng nhất
Đánh giá kết quả học tập và đánh giá để cải tiến học tập khác nhau cơ bản về khía cạnh nào?
mục đích đánh giá
phương pháp đánh giá
tiêu chí đánh giá
nghi thức đánh giá
28. Chọn đáp án đúng nhất
Lựa chọn nào dưới đây KHÔNG chính xác về Đánh giá là hoạt động học tập?
Mục đích đánh giá không nhằm thu thập thông tin về mức độ năng lực của học sinh.
Học sinh tham gia đánh giá vừa đưa ra phản hồi về kết quả thể hiện năng lực qua bài làm.
Giáo viên có thể không cung cấp nhận xét, phản hồi cho học sinh về kết quả đánh giá.
Hoạt động đánh giá này nằm trong chủ định của giáo viên và có kế hoạch từ trước.
29. Chọn đáp án đúng nhất
Cuối chủ đề về bản thân và gia đình, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài văn miêu tả một ngày bình thường của các em và gia đình trong 1 tiết học. Sau đó, giáo viên chiếu trên màn hình một bài văn mẫu và danh sách các tiêu chí của bài văn tốt. Giáo viên cho các em làm việc theo cặp để nhận xét về bài văn của mình và của bạn.
Lựa chọn nào dưới đây mô tả đúng nhất về hoạt động kể trên:
Đánh giá tổng kết
Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá theo nghi thức
Đánh giá là hoạt động học tập
30. Chọn đáp án đúng nhất
Kết quả của bài kiểm tra cuối tháng 11 trước khi chuyển sang một chương mới cho thấy gần nửa số học sinh trong lớp làm sai và nhầm lẫn khi thực hiện đặt tính và tính phép cộng có nhớ của hai số hạng có hai chữ số. Đây là yêu cầu cần đạt đến cuối học kỳ 1. Giải pháp nào dưới đây của giáo viên trong trường hợp này phù hợp với hướng dẫn trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020?
Lựa chọn 1: Giáo viên chuyển sang chương mới theo kế hoạch và đề nghị những học sinh chưa làm tốt bài kiểm tra cuối tháng 11 ôn tập và tự học thêm ở nhà để đạt được yêu cầu cần đạt. Điểm bài kiểm tra cuối tháng không tính vào kết quả đánh giá
Lựa chọn 2: Giáo viên dành 2 buổi học đầu tháng 12 để ôn tập về phép cộng có nhớ; trong đó, mời các học sinh làm sai trong bài kiểm tra cuối tháng 11 tham gia trong các hoạt động trên lớp. Trong các bài tập về nhà trong các tuần đầu tháng 12, giáo viên lồng ghép 1 đến 2 bài luyện tập về phép cộng có nhớ bên cạnh các bài tập về nội dung của chương mới.
31. Chọn đáp án đúng nhất
Bài tập kiểm tra dưới đây thiếu cấu phần nào?
Hãy tính số lượng cam mẹ Thanh còn trong giỏ. Dùng bút chì màu đỏ tô ô vuông có số tương ứng dưới đây
Lời dẫn/hướng dẫn
Dữ liệu đầu vào
Câu trả lời dự kiến
32. Chọn đáp án đúng nhất
Những hoạt động quan sát nào dưới đây có thể là hoạt động đánh giá?
- Giáo viên quan sát học sinh
- Học sinh quan sát học sinh khác
- Học sinh tự đánh giá sau hoạt động với nhóm
a & b
a & c
b & c
a, b & c
33. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy lựa chọn thông tin đúng để hoàn thành nhận định dưới đây:
‘Một ưu điểm của phương pháp vấn đáp so với phương pháp quan sát là_________.’
giáo viên đánh giá được đúng năng lực của học sinh hơn
giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động để đạt mục tiêu hiệu quả hơn
giáo viên có thể tập trung vào một học sinh để thu thập thông tin
34. Chọn đáp án đúng nhất
Lựa chọn nào dưới đây KHÔNG phải là bài tập trắc nghiệm khách quan?
Học sinh ghép đôi thông tin có liên quan từ hai tập hợp được cung cấp.
Học sinh lựa chọn 1 câu trả lời đúng từ nhiều lựa chọn được mô tả trong câu hỏi.
Học sinh mô tả giải pháp cho vấn đề được hỏi theo quan điểm của mình.
Học sinh chọn dữ liệu được cung cấp sẵn để hoàn thành nhận định trong câu hỏi.
35. Chọn đáp án đúng nhất
Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về phương pháp vấn đáp?
Đây là phương pháp giáo viên trao đổi với một học sinh để lấy thông tin cụ thể về học sinh đó.
Trong phương pháp này cả giáo viên và học sinh đều có quyền đặt và trả lời câu hỏi.
Phương pháp này giúp bồi đắp tư duy làm việc độc lập và khả năng diễn đạt bằng lời của học sinh.
36. Chọn đáp án đúng nhất
Một bài kiểm tra cuối học kỳ môn Toán bao gồm một số câu hỏi có nội dung đánh giá được giáo viên giới thiệu với học sinh ở lớp học phụ đạo cho một nhóm học sinh trong lớp, nhưng không được giới thiệu ở lớp học chính khoá. Bài kiểm tra đó đã vi phạm nguyên tắc đảm bảo chất lượng nào sau đây?
Tính chuẩn xác
Tính tin cậy
Tính công bằng
Tính chân thực
37. Chọn đáp án đúng nhất
Hãy xem câu hỏi trong bài tập Tiếng Việt dưới đây:
Truyền thuyết Thánh Gióng
Đời Hùng Vương thứ Sáu, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà đặt chân vào một vết chân rất to lớn sau đó về nhà bà có thai. Bà sinh ra một đứa con trai đặt tên là Gióng lên ba vẫn không biết nói. Nhưng khi nghe sứ giả tìm người đánh giặc thì tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Lúc ấy Gióng thành người to lớn ăn bao nhiêu cũng không đủ. Sau đó ra trận đánh giặc khi đã đủ những thứ dặn dò sứ giả mang đến. Đánh tan giặc, Gióng trút bỏ quần áo bay thẳng lên trời. (Nguồn: https://cotich.net/truyen-thuyet-thanh-giong-a122.html)
- Câu truyện về đời vua Hùng Vương thứ mấy?
- Cậu bé Gióng lên ba như thế nào?
- Đánh tan giặc, Gióng làm gì?
Các câu hỏi trong bài tập trên có đánh giá được năng lực đọc hiểu và tư duy bậc cao của học sinh không?
Có
Không
38. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau đây Đúng hay Sai?
‘Chấm điểm bằng chữ tốt hơn chấm điểm bằng số.’
Đúng
Sai
39. Chọn đáp án đúng nhất
Đề thi tổng kết cuối năm học nên có phân bố điểm lệch trái (tương tự hình A) hay lệch phải (tương tự hình B)?
Đáp án : Chọn hình bên phải
40. Chọn đáp án đúng nhất
Điểm đánh giá của học sinh KHÔNG NÊN thể hiện khía cạnh nào sau đây?
Năng lực của học sinh so với các bạn khác trong lớp
Giáo viên mong đợi học sinh làm gì cho mình
Học sinh thay đổi như thế nào so với lần đánh giá trước
Kế hoạch dạy và học trong thời gian tiếp sau
41.Yếu tố nào không thể thiếu khi giáo viên chấm điểm?
Hệ giá trị
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
42. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau Đúng hay Sai?
‘Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ thường vừa là đánh giá tổng kết, vừa là đánh giá quá trình.’
Đúng
Sai
43. Chọn các đáp án đúng
Những nhận định nào sau đây đúng về phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các hoạt động, sản phẩm của học sinh? (có thể chọn nhiều hơn 1 phương án)
Giáo viên là người chủ động hướng dẫn học sinh triển khai thực hiện sản phẩm của mình.
Phương pháp này giúp học sinh phát triển kĩ năng mềm và là cầu nồi giữa giáo viên với học sinh.
Sản phẩm của học sinh nên phù hợp với hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh.
Hồ sơ học tập và sản phẩm của học sinh nên được đánh giá bởi giáo viên hướng dẫn.
Các công cụ để đánh giá học sinh là bảng kiểm, thang đo và phiếu đánh giá theo tiêu chí.
44. Trong mục tiêu đánh giá dưới đây của một bài kiểm tra môn âm nhạc, phần gạch chân là cấu phần nào?
‘Học sinh đọc được đúng cao độ của nốt pha khi đọc hai nốt cơ bản liên tiếp.’
Mức độ thể hiện năng lực
Nội dung đánh giá mục tiêu
Điều kiện thể hiện năng lực
45. Hãy lựa chọn thông tin đúng để hoàn thành nhận định dưới đây:
‘Một thách thức đối với giáo viên khi sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá là__________.’
giáo viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá có chất lượng
giáo viên không thấy được biểu hiện năng lực của học sinh
học sinh không thực hiện các nhiệm vụ theo kết quả mong đợi
46.Hãy lựa chọn thông tin đúng để hoàn thành nhận định dưới đây:
‘Một ưu điểm của phương pháp vấn đáp so với phương pháp quan sát là_________.’
giáo viên đánh giá được đúng năng lực của học sinh hơn
giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động để đạt mục tiêu hiệu quả hơn
giáo viên có thể tập trung vào một học sinh để thu thập thông tin
48. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau đây Đúng hay Sai?
‘Học sinh đạt điểm 8/10 của một bài kiểm tra cũng có thể là các học sinh trung bình.’
Đúng
Sai
49. Chọn câu trả lời Có hoặc Không
Nhận định sau đây Đúng hay Sai?
‘Chấm điểm bằng chữ tốt hơn chấm điểm bằng số.’
Đúng
Sai
6. Ngân hàng câu hỏi ôn tập Mô đun 3
Tham khảo chi tiết nội dung Ngân hàng câu hỏi ôn tập Module 3 giúp giáo viên ôn tập có trọng tâm, nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong kiểm tra cuối khóa tập huấn mô đun 3.
- Ngân hàng câu hỏi ôn tập Mô đun 3
Trên đây là Gợi ý học tập mô đun 3.0 mới nhất dành cho giáo viên tiểu học, THCS, THPT năm 2024. Xin thầy cô cho ý kiến đóng góp để nội dung gợi ý đáp án module 3 được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Thầy cô lưu ý các đáp án trên đều được thực hiện và chia sẻ bởi đồng nghiệp, mang ý kiến chủ quan cá nhân và có thể còn nhiều thiếu sót. Do đó, trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá module, giáo viên chỉ nên tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài làm của mình. Thầy cô cần căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức cá nhân để đưa ra đáp án cuối cùng.
Ngoài ra, hiện nay gợi ý đáp án và hướng dẫn học tập các module, bài tập cuối khóa module khác trong chương tình tập huấn năm học mới cũng đã được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp đầy đủ để gửi đến thầy cô. Mời thầy cô tham khảo tại chuyên mục Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Ngân hàng câu hỏi đánh giá tổng kết mô đun 3.0
- Ngân hàng câu hỏi mô đun 3 môn Toán tiểu học
- Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 3 Tiểu học - Tất cả các môn
- Gợi ý đáp án mô đun 4.0
Từ khóa » đáp án Tự Luận Modul 3
-
Đáp án Tự Luận Mô đun 3.0 - GDPT 2018
-
Đáp án Câu Hỏi Tự Luận Mô đun 3 Cấp THCS (8 Môn)
-
Đáp án Phần Tự Luận Mô đun 3.0 đầy đủ Nhất
-
Đáp án Tự Luận Module 3 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tổng Hợp đáp án Tự Luận Cuối Khóa Modul 3 - Blog Tài Liệu
-
Đáp án Tự Luận Modul 3 - Blog Tài Liệu
-
Đáp án Tự Luận Modul 3 GVPT - Môn Địa Lí THPT
-
Top 15 đáp án Modul 3 Môn Tnxh
-
Top 14 đáp án Tự Luận Module 3 Cbql Tiểu Học
-
Tổng Hợp đáp án Tự Luận Cuối Khóa Modul 3 - Cúng Đầy Tháng
-
Đáp án Tự Luận Module 3 Môn Tin Học THCS Chính Xác Nhất
-
Gợi ý Câu Hỏi Tự Luận Mô đun 3 THCS - Tất Cả Các Môn Đáp án Tự ...
-
Đáp án Phần Tự Luận Module 3 Hoá THPT
-
Top 30 đáp An Tự Luận Modul 3 Môn Toán Thpt 2022