Gợi ý Minh Chứng đánh Giá Giáo Viên Trên TEMIS
Có thể bạn quan tâm
Temis là gì? Đây là một hệ thống chuyên dụng dành cho giáo viên được dùng để chứng minh năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để đánh giá chất lượng giáo viên của các trường THPT, Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về Temis và hướng dẫn sử dụng Temis trong bài viết dưới đây nhé!
Gợi ý minh chứng TEMIS dưới đây sẽ giúp thầy cô tải minh chứng lên TEMIS rất thuận tiện trong việc lưu trữ cho cá nhân của từng giáo viên, nhà trường có thể cập nhật, tổng hợp nhanh chóng thuận tiện, chính xác. Mời thầy cô cùng tham khảo hướng dẫn đánh giá Temis mới nhất hiện nay.
Minh chứng đánh giá giáo viên trên TEMIS
- 1. Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS
- 2. Gợi ý minh chứng Đánh giá giáo viên trên Temis
- 3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
Lưu ý: Đây là tài liệu giúp thầy cô tham khảo!
1. Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS
Khi thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên TEMIS, giáo viên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thầy cô nhập địa chỉ trang web https://temis.csdl.edu.vn/ hoặc bấm vào mục Temis tại taphuan.csdl.edu.vn
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản của taphuan.csdl.edu.vn nếu chưa đăng nhập
1. Đối với giáo viên khi đánh giá qua phần mềm TEMIS
Menu dành cho giáo viên bao gồm Tổng quan, Tài liệu minh chứng, Tự đánh giá, Đánh giá của đồng nghiệp, Đánh giá của thủ trưởng.
Bước 1: Giáo viên Click vào mục Tự đánh giá
Bước 2: Check vào các mục tương đương với các tiêu chí mà thầy cô tự đánh giá mình.
Bước 3: Giáo viên nhập minh chứng cho tiêu chí bằng cách click vào dấu + màu đỏ ở cột cuối để mở cửa sổ nhập minh chứng, nhập Tên minh chứng, Mô tả chi tiết; Chọn hoặc kéo thả vào mục Tệp đính kèm tài liệu để chứng minh
Bước 4: Lưu lại bằng cách click nút " + Tạo mới"
Lưu ý: Thầy cô có thể tạo nhiều minh chứng nếu cần.
- Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì thầy cô có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng"
Bước 5: Sau khi đóng cửa sổ tạo minh chứng thì thầy cô có thể chọn các minh chứng cho tiêu chí của mình và click nút "Chọn ... tài liệu minh chứng"
Bước 6: Sau khi nhập xong thầy cô có thể click
- "Lưu và chưa gởi đi": nếu muốn chỉnh sửa tiếp và không gởi lên cấp trên, kết quả này vẫn chưa cập nhật cho tổ trưởng, do đó xem như thầy cô chưa đánh giá.
- "Lưu và gởi đi": Hoàn thành tự đánh giá và gởi lên cấp trên, lúc này tổ trưởng sẽ thấy được kết quả tự đánh giá của thầy cô.
Bước 7: Kết quả tự đánh giá sẽ hiện ra sau khi thầy cô lưu lại.
Thầy cô có thể bấm "Xuất excel BM1/PL2" để in biên bản tự đánh giá của mình.
2. Đối với tổ trưởng khi đánh giá qua phần mềm TEMIS:
Menu dành cho thầy cô sẽ là "Tổng quan", "Tài liệu minh chứng", "Tự đánh giá", "Đánh giá đồng nghiệp", "Đánh giá của thủ trưởng".
Bước 1: Thầy cô sẽ nhập đánh giá đồng nghiệp bằng cách click vào Đánh giá đồng nghiệp, kết quả như thầy cô thấy ở màn hình bên dưới, trong danh sách sẽ thiếu tên của chính thầy cô.
Bước 2: Click chọn vào nút "Đánh giá" bên phải đồng nghiệp mà thầy cô muốn đánh giá, màn hình trống sẽ hiện ra như sau:
Bước 3: Thầy cô có thể xem kết quả tự đánh giá của đồng nghiệp mình bằng cách "Click vào "Xem bản tự đánh giá"
Bước 4: Thầy cô có thể nhập đánh giá của mình cho đồng nghiệp đó, nếu đồng ý với kết quả tự đánh giá của đồng nghiệp
Thay vì nhập, thầy cô có thể lấy toàn bộ kết quả trên bằng cách click vào "Sử dụng kết quả tự đánh giá của GVPT", kết quả tự đánh giá đó sẽ xuất hiện trên màn hình đánh giá như sau:
Bước 5: Thầy cô có thể "Lưu và chưa gởi đi" hoặc "Lưu và gởi đi" để gởi lên cấp đánh giá cao hơn.
2. Gợi ý minh chứng Đánh giá giáo viên trên Temis
Tham khảo thêm: Minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên 2024
Tiêu chí | Mức độ đạt của tiêu chí | Ví dụ về minh chứng |
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. | ||
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo | Đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo | Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/kết luận của các đợt thanh tra, kiểm tra (nếu có)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định dạy thêm, học thêm...; hoặc bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt (nếu là đảng viên); hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với học sinh. |
Khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo | Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú (nếu là đảng viên) ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định dạy thêm, học thêm và có tinh thần tự học, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; hoặc công văn cử giáo viên/quyết định phân công/hình ảnh giáo viên xuống tận các thôn, bản, nhà học sinh để động viên cha mẹ học sinh cho các em đến trường. | |
Tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua (nếu có); - Thư cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ học sinh/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ảnh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực; hoặc giáo viên báo cáo chuyên đề/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về những kinh nghiệm trong rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức; hoặc hình ảnh, tấm gương giáo viên cùng nhà trường vượt qua những khó khăn (do thiên tai, bão lũ...) để thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học. | |
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo | Đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông | - Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo; - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/kết quả thực hiện nề nếp ra vào lớp, tiến độ thực hiện công việc... ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc dạy học, giáo dục. |
Khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh | - Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo; - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ học sinh/kết quả thực hiện nề nếp ra vào lớp, tiến độ thực hiện công việc... ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc dạy học, giáo dục và có ý thức rèn luyện, phấn đấu xây dựng tác phong làm việc mẫu mực, khoa học, tác động tích cực tới học sinh lớp dạy học/chủ nhiệm; hoặc kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ. | |
Tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua; - Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ học sinh về việc giáo viên có phong cách mẫu mực trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ/vượt mục tiêu đề ra; hoặc giáo viên có ý kiến chia sẻ tại buổi họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về kinh nghiệm, biện pháp, cách thức tạo dựng phong cách nhà giáo phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương và quy định của ngành. | |
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục | ||
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân | Đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân | - Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học theo quy định; - Các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định. |
Khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân | - Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định; - Kế hoạch cá nhân hàng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp với các hình thức, phương pháp lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng. | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục | - Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo đối với từng cấp học và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định/kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp với các hình thức, phương pháp lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng; - Biên bản dự giờ chuyên đề/ý kiến trao đổi/đề xuất/biện pháp/giải pháp/sáng kiến triển khai thực hiện nhiệm vụ và phát triển chuyên môn trong nhà trường/theo yêu cầu của phòng GDĐT/SởGDĐT được ghi nhận. | |
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng.../biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc thực hiện dạy học và giáo dục theo đúng kế hoạch. |
Khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng.../biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc điều chỉnh kế hoạch/có biện pháp/giải pháp đổi mới, sáng tạo, điều chỉnh thực hiện công việc theo kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ trong năm học. | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra trong năm học; - Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường (hoặc ý kiến ghi nhận từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên) ghi nhận về việc giáo viên có ý kiến trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy học, giáo dục; hoặc giáo viên thực hiện báo cáo chuyên đề/có ý kiến chia sẻ, hướng dẫn cách thức, biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp với yêu cầu môn học, kế hoạch của nhà trường và phù hợp với tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. | |
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực | Đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp dạy học và giáo dục được áp dụng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên/biên bản sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề, mong đó ghi nhận giáo viên áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. |
Khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế | - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ học sinh, trong đó ghi nhận giáo viên đã vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ. | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | - Phiếu dự giờ được đánh giá và loại tốt (giỏi), trong đó ghi nhận giáo viên đã vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học, của nhà trường; - Kết quả học tập của học sinh được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra; - Biên bản các cuộc họp/sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc giáo viên có trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; hoặc báo cáo chuyên đề về biện pháp/giải pháp liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường/phòng GDĐT/SởGDĐT xác nhận; hoặc bằng khen/giấy khen giáo viên dạy giỏi. | |
Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng đảm bảo vì sự tiến bộ của học sinh và theo đúng quy định được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trong đó ghi nhận việc sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo đúng quy định. |
Khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | - Phiếu dự giờ đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu, trong đó thể hiện được rõ việc vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo đúng quy định và theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ. | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh | - Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại mức tốt (giỏi); - Kết quả học tập cuối năm của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra; hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận kết quả tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện; - Giáo viên có ý kiến/báo cáo đề xuất, giới thiệu, chia sẻ các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường. | |
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh | Đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện được lồng ghép nội dung, phương pháp, hình thức tư vấn, hỗ trợ phù hợp với học sinh, có tác động tích cực tới học sinh trong hoạt động học tập, rèn luyện được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; - Phiếu dự giờ/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết chuyên đề/tiết sinh hoạt lớp được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên, trong đó ghi nhận thực hiện biện pháp được áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh. |
Khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Phiếu dự giờ/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết sinh hoạt lớp được xếp loại khá trở lên hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh trong đó ghi nhận giáo viên thực hiện được các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ và kết quả học tập, rèn luyện học sinh hòa nhập có sự tiến bộ (nếu có); hoặc kết quả vận động học sinh dân tộc thiểu số đến lớp (nếu có). | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Phiếu dự giờ/tiết dạy chuyên đề/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết sinh hoạt lớp được đánh giá và xếp loại tốt (giỏi) trong đó ghi nhận kết quả thực hiện được các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt vượt mục tiêu và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh hòa nhập có sự tiến bộ (nếu có), hoặc kết quả vận động học sinh dân tộc thiểu số đến lớp (nếu có); - Ý kiến trao đổi/báo cáo chuyên đề/danh mục đề tài, sáng kiến giáo viên có tham gia trong đó có đề xuất các biện pháp tư vấn tâm lí, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học sinh được thực hiện có hiệu quả được nhà trường, cơ quan quản lý cấp trên xác nhận; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên có ý kiến trao đổi, đề xuất, chia sẻ kinh nghiệm duy trì sĩ số/vận động học sinh dân tộc thiểu, vùng khó khăn đến lớp. | |
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường. | ||
Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường | Đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định | Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức và tinh thần hợp tác với đồng nghiệp; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp hên ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường. |
Khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có) | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận giáo viên thực hiện đầy đủ và có đề xuất biện pháp/giải pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường theo quy định; - Giáo viên có ý kiến trao đổi/chia sẻ/báo cáo chuyên đề về áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường (nếu có). | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công giảng dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra trong năm học; - Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường (hoặc ý kiến ghi nhận từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên) ghi nhận về việc giáo viên có ý kiến trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch dạy học, giáo dục; hoặc giáo viên thực hiện báo cáo chuyên đề/có ý kiến chia sẻ, hướng dẫn cách thức, biện pháp xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp với yêu cầu môn học, kế hoạch của nhà trường và phù hợp với tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. | |
Khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục | - Phiếu dự giờ/tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp/tiết sinh hoạt lớp được xếp loại khá trở lên hoặc biên bản họp cha mẹ học sinh trong đó ghi nhận giáo viên thực hiện được các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ và kết quả học tập, rèn luyện học sinh hòa nhập có sự tiến bộ (nếu có); hoặc kết quả vận động học sinh dân tộc thiểu số đến lớp (nếu có). | |
Tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường | - Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận giáo viên thực hiện tốt quy tắc ứng xử và có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp; - Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ học sinh/Giấy khen/Bằng khen ghi nhận giáo viên thực hiện tốt việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong lớp và trong nhà trường; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/ý kiến phản hồi/biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận giáo viên mẫu mực/đi đầu trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường. | |
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường | Đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường | Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ trong nhà trường; hoặc bản kế hoạch dạy học và giáo dục/biên bản họp cha mẹ học sinh trong đó có thể hiện được việc thực hiện đầy đủ các quy định, các biện pháp công bằng, dân chủ trong hoạt động dạy học và giáo dục. |
Khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có) | - Bản kế hoạch thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, đồng nghiệp và sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ năm học; - Biên bản họp cha mẹ học sinh/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có). | |
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp | - Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận giáo viên thực hiện đúng quy định về quyền dân chủ và đạt được hiệu quả trong việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/kế hoạch thực hiện quyền chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, của đồng nghiệp và cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ năm học; - Báo cáo chuyên đề/ý kiến chia sẻ của giáo viên trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về việc hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp. | |
Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | Đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | - Bản kế hoạch dạy học và giáo dục thể hiện được nội dung giáo dục, xây dựng trường học an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận giáo viên thực hiện đầy đủ các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm đạt mục tiêu đề ra/không để xảy ra bạo lực học đường. |
Khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có) | - Biên bản hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/biên bản họp cha mẹ học sinh/sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (số liên lạc điện tử,... ghi nhận giáo viên thực hiện đúng quy định, đề xuất biện pháp và kịp thời phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và các tổ chức liên quan trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp dạy/chủ nhiệm có sự tiến bộ và không để xảy ra vụ việc bạo lực học đường; - Biên bản họp cha mẹ học sinh ghi nhận việc giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có). | |
Tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | - Biên bản họp cha mẹ học sinh/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; - Báo cáo chuyên đề/bài viết/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về kinh nghiệm/biện pháp thực hiện tốt việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; - Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra và không để xảy ra vụ việc bạo lực học đường. | |
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mốiquan hệ giữa nhà trường, giađình và xã hộiTham gia tổ chức và thực hiệncác hoạt động xây dựng vàphát triển mối quan hệ giữanhà trường, gia đình, xã hộitrong dạy học, giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh |
Việc quan trọng của đưa minh chứng lên hệ thống là phải liệt kê các minh chứng cần có trong file word và xác định được minh chứng đó áp dụng cho các tiêu chí nào để đưa lên hệ thống. Mời các bạn xem toàn bộ hướng dẫn rà soát minh chứng và hỗ trợ tự đánh giá của giáo viên trên Hệ thống TEMIS.
3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
Căn cứ theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ tiêu chí đánh giá và ba mức đánh giá của giáo viên mầm non như sau:
Đối với giáo viên mầm non hiện có 15 tiêu chí đánh giá và ba mức đánh giá bao gồm:
15 tiêu chí đánh giá gồm:
- Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2: Phong cách làm việc
- Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em
- Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
- Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
- Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
- Tiêu chí 8: Quản lý nhóm, lớp
- Tiêu chí 9: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
- Tiêu chí 10: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 11: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Tiêu chí 12: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
- Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em
- Tiêu chí 14: Ứng dụng công nghệ thông tin
- Tiêu chí 15: Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Các mức đánh giá:
Mức đạt, mức khá, mức tốt.
Đối với giáo các cấp
Căn cứ theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 15 tiêu chí đánh giá giáo viên các cấp như sau:
- Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2. Phong cách làm việc
- Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
- Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Các mức đánh giá:
Mức đạt, mức khá, mức tốt
Các bạn cùng tải mẫu minh chứng đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên để tham khảo một cách chi tiết nhất và sử dụng thuận tiện khi tự đánh giá nghề nghiệp giáo viên:
- Minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên 2024
- Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
- Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
- Bảng minh chứng đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
Tham khảo thêm
Giáo án Giáo dục thể chất 9 Kết nối tri thức
Điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Bảng minh chứng đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học 2024
Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 2024
Hướng dẫn chi tiết cách viết phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 2024
Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Kết nối tri thức
Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2021
Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức
Bảng minh chứng đánh giá chuẩn Hiệu trưởng 2024
Mẫu phiếu tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 2024
Từ khóa » Cách đánh Giá Temis
-
Hướng Dẫn Nhập Đánh Giá GVPT Tại Trang Temis..vn
-
Hướng Dẫn Tự đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp Trên Hệ Thống Temis
-
Hướng Dẫn Đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Trên Hệ ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Temis đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp ...
-
Gợi ý Minh Chứng đánh Giá Giáo Viên Trên TEMIS 2022
-
Hướng Dẫn đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Trên TEMIS
-
Nhấn Vào Biểu Tượng Phần Mềm để Tải Về - Temis (csdl)
-
Hướng Dẫn Temis Đánh Giá Giành Cho Giáo Viên - Viettel Đồng Nai
-
[PDF] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Lưu đồ Quá Trình đánh Giá Chuẩn Nghề ...
-
Năm Nào Cũng Bắt Thầy Cô đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp, Tìm-tải Minh ...
-
Hướng Dẫn Temis Đánh Giá Giành Cho Giáo Viên – Vietteldongnai
-
Đánh Giá Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên
-
Video Hướng Dẫn Cách đánh Giá đồng Nghiệp Trên Temis Cực Kì đơn ...
-
Hướng Dẫn Nhập đánh Giá Giáo Viên Phổ Thông Trên TEMIS