Gợi ý Thực đơn 6 Món Cháo Cá Lóc Cho Bé Từ 7 Tháng ăn Dặm
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cá lóc có tác dụng gì khi cho bé ăn dặm?
- Cách chọn và sơ chế cá lóc cho bé ăn dặm
- Gợi ý thực đơn 6 món cháo cá lóc cho bé từ 7 tháng ăn dặm
- 1. Cháo cá lóc cà rốt cho bé 7 tháng tuổi
- 2. Cháo cá lóc khoai lang cho bé 8 tháng
- 3. Cháo cá lóc bí đỏ cho bé 8 tháng ăn dặm
- 4. Cháo cá lóc, cà rốt rau mồng tơi cho bé 9 tháng ăn dặm
- 5. Cháo cá lóc rau dền cho bé 9 – 10 tháng ăn dặm
- 6. Cháo cá lóc, bí đỏ, cải bó xôi cho bé từ 7 tháng ăn dặm
Mẹ đang xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ cá lóc cho bé ăn dặm. Vậy hãy cùng tìm hiểu thực đơn 6 món ăn dặm với cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng cho bé dưới đây nhé.
Cá lóc có tác dụng gì khi cho bé ăn dặm?
Cá lóc là một loại thực phẩm có tính bình rất giàu vitmain và khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ như: Canxi, Sắt, Protein, Lipid, Phốt Pho. Cứ trong 100g cá lóc sẽ bổ sung 100 calo bởi vậy mà cá lóc được rất nhiều các mẹ lựa chọn bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi với các món cháo cá lóc ăn dặm.
Thường thì trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được cá lóc rồi tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt cá trắng khi bé đã được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã ăn dặm tốt thì mẹ có thể cho bé tập làm quen với món cháo ăn dặm cá lóc khi bé được 7 tháng tuổi.
- Tham khảo: Gợi ý 6 món cháo “chuẩn” ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Cách chọn và sơ chế cá lóc cho bé ăn dặm
Chúng ta đều biết cá lóc có mùi rất tanh bởi vậy khi chế biến các món ăn dặm cho bé mẹ cần loại bỏ mùi tanh này để món ăn được hấp dẫn hơn với bé. Để loại bỏ mùi tanh từ cá lóc mẹ có thể luộc cá lóc với gừng.
Khi chọn mua cá lóc cho bé, tốt nhất mẹ nên chọn mua cá lóc đồng còn tươi sống có khối lượng khoảng 700g – 1kg. Bởi cá lóc ở khối lượng này sẽ chắc thịt nhất.
Trước khi chế biến cá lóc, mẹ cần rửa sạch cá rồi rửa thêm một lần nước bằng nước muối loãng hoặc nước giấm hoặc nước cốt tranh pha loãng. Cuối cùng mẹ rửa sạch cá qua bằng nước.
Khi chế biến món ăn từ cá lóc, mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì sử dụng nước nguội thông thường. Việc này cũng sẽ làm giảm mùi tanh của cá trong món ăn dặm của bé đó.
Gợi ý thực đơn 6 món cháo cá lóc cho bé từ 7 tháng ăn dặm
1. Cháo cá lóc cà rốt cho bé 7 tháng tuổi
Mẹ nên bổ sung món cháo cá lóc cà rốt vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
- Cháo chín nấu sẵn
- Cá lóc: đã được làm sẵn và chia thành từng miếng nhỏ đủ cho bé ăn 1 bữa.
- Cà rốt: Gọt vỏ, bào hoặc bằm nhỏ (cái này tuỳ vào khả năng ăn thô của các bé. Còn với các bé chưa ăn cháo hạt vỡ được thì khi nấu cháo xong thì mẹ cho cháo qua rây và rây nhuyễn cho bé nhé).
- 3 nát gừng để luộc cùng cá.
Cách chế biến:
Bước 1: Đem cá đi luộc với gừng tới chín rồi gắp cá ra. Lọc xương, bỏ ra và chỉ lấy phần thịt cá.
Bước 2: Cho cháo đã nấu sẵn và cà rốt mài nhỏ (bằng dụng cụ mài rau củ) nên bếp và nấu chín.
Bước 3: Thịt cá mẹ đem dằm nhuyễn tuỳ theo khả năng ăn thô của bé. Nếu mẹ muốn nhuyễn hơn thì mẹ có thể cho cá vào bằm nhuyễn.
Có 2 cách để nấu cháo cá lóc cho bé:
- Cách 1: Thịt cá sau khi đã gỡ bỏ xương, da và bằm nhuyễn thì mẹ cho trực tiếp vào cháo. Với cách nấu này, mẹ sẽ giữ lại được độ ngọt của cá.
- Cách 2: Còn đối với các bé lớn hơn, muốn món cháo thơm ngon thì các mẹ có thể xào xơ qua với dầu ăn trẻ em, đối với các bé > 1 tuổi thì mẹ có thể nêm thêm một chút hạt nêm cho trẻ. Tuy nhiên, với cách này sẽ không thể giữ lại được độ ngọt của bé và có nhiều bé không thích. Bởi vậy, tuỳ vào khẩu vị của bé mà mẹ chế biến món cháo cá lóc sao cho phù hợp nhé.
Bước 4: Khi cháo và cà rốt chín nhừ thì mẹ cho cá bằm nhuyễn vào nấu cùng tới chín (khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp đi). Cho thêm một chút dầu ăn cho trẻ, trộn đều (dầu ăn là một trong 4 nhóm chất quan trọng giúp quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé được tốt hơn).
2. Cháo cá lóc khoai lang cho bé 8 tháng
Khoai lang với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều tinh bột, ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ như Canxi, Photpho, Kẽm, Sắt, Magie, Natri, Kali. Khi nấu cháo ăn dặm kết hợp khoai lang và cá lóc, mẹ sẽ có một món ăn dặm với khoai lang thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm.
- Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tốt cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 1 chén cháo đã nấu chín (có độ sánh, mịn và dẻo).
- Cá lóc: 2 thớ cá lóc
- Khoai lang: 2 – 3 miếng (khoai lang trắng sẽ hỗ trợ tiêu hoá cho bé tốt hơn)
- Vài nát gừng để khử mùi tanh khi hấp cá
- Hành
- Nước Dashi (dùng thay cho đường, bột ngọt và gia vị nêm)
- Dầu mè
Cách nấu:
Bước 1: Cá lóc đem hấp chín với vài nát gừng > rồi tách xương, bỏ vỏ và gỡ lấy thịt.
Bước 2: Khoai lang đem luộc chín rồi xay nhuyễn. Cháo trắng rây mịn, hành tím băm nhuyễn.
Bước 3: Phi hành với dầu mè chín vàng thì cho cá vào xào > cho thêm một chút nước Dashi vào rồi đun tới sôi.
Bước 4: Nước sôi mẹ cho cháo trắng vào, đánh cháo ra và đảo đều.
Bước 5: Cháo sôi và tơi thì mẹ cho khoai lang xay nhuyễn vào, đảo đều và đun tới chín.
Bước 6: Múc cháo ra bát và rây nhuyễn trước khi cho bé ăn.
3. Cháo cá lóc bí đỏ cho bé 8 tháng ăn dặm
Nguyên liệu:
- Cá lóc: 1 khoanh (mẹ có thể làm sạch da cá bằng muối hoặc bằng giấm, chanh)
- Bí đó: 3 miếng nhỏ
- Gừng: Luộc cùng với cá lóc giúp khử mùi tanh
- Cháo trắng: 1 bát
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cho cá lóc vào nồi cùng gừng và luộc chín
- Bí đỏ: Mẹ có thể cho vào nấu cùng cháo (nếu cháo chưa chín) > khi cháo và bí đỏ chín thì chỉ cần dùng thía tán nhuyễn là được. Còn nếu cháo đã nấu sẵn thì bí đỏ mẹ dùng mài hoặc dùng dao bằm nhỏ.
Bước 2: Cá chín, mẹ vớt cả ra. Nước luộc cá mẹ có thể sử dụng để luộc chín bí đỏ. Trong lúc đợi bí đỏ chín thì mẹ lọc lấy thịt cá (bỏ xương và bỏ da cá) rồi tán nhuyễn.
Bước 3: Bí đỏ chín, mẹ cho cháo trắng vào, tán đều và đảo đều và đun tới sôi kỹ.
Bước 4: Cháo sôi kỹ và chín nhừ thì mẹ cho thịt cá vào, đảo đều. Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm một chút nước nắm dành cho trẻ nhỏ.
Bước 5: Đổ cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn trẻ em, đảo đều trước khi cho bé ăn.
4. Cháo cá lóc, cà rốt rau mồng tơi cho bé 9 tháng ăn dặm
Nguyên liệu:
- Cháo trắng
- Cà rốt
- Rau mồng tới
- Hành tím, gừng
- Dầu ăn cho bé
- Cá lóc đồng
- Nước dashi: nước nấu từ rau, củ quả để thay cho gia vị nêm như từ đường, bột ngọt, bột nêm.
Cách nấu:
Bước 1: Hấp cách thuỷ cá với gừng và một chút hành, cá sôi khoảng 4 – 5 phút là chín. Mẹ gắp cá ra > tách xương, bỏ vỏ chỉ lấy thịt cá, đem dằm nát.
Bước 2: Cho dầu mè, hành tím còn lại vào phi chín vàng để xào lại cá cho thịt săn lại mùi rất thơm. Mẹ có thể cho thêm 2 – 3 muỗng nước Dashi giúp tăng độ ngọt của cá và đun một lúc tới hết nước để nước Dashi ngấm vào cá.
Bước 3: Rau mồng tơi, cà rốt mẹ đem rửa sạch, xay nhuyễn với một chút cháo trắng để tăng độ đặc để cháo không bị vữa.
Bước 4: Cho cháo và một chút nước vào nồi nấu tới chín nhừ. Cháo chín nhừ mẹ cho cà rốt, rau mồng tơi, thị cá lóc vào nồi và đảo đều khoảng 3 – 5 phút cho rau chín kỹ rồi tắt bếp.
Bước 5: Cho cháo ra bát và đợi cháo nguội bớt trước khi cho bé ăn.
5. Cháo cá lóc rau dền cho bé 9 – 10 tháng ăn dặm
Nguyên liệu:
- Bột gạo hoặc gạo: 35g
- Rau dền đỏ: 10g
- Cá lóc: 20g
- Dầu ăn trẻ em: 5ml
- Nước: 250ml
Cách nấu:
Bước 1: Cá lóc luộc chín, gỡ xương, bỏ vỏ rồi đem xay nhuyễn.
Bước 2: Rau dền luộc chín, xay nhuyễn.
Bước 3: Nấu cháo tới chín nhừ thì mẹ có cá vào khuấy đều. Cháo sôi thì mẹ cho thêm rau dền vào, khuấy đều đến khi chín và có độ mịn.
Bước 4: Đổ cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn trẻ em rồi trộn đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.
6. Cháo cá lóc, bí đỏ, cải bó xôi cho bé từ 7 tháng ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cải bó xôi là một loại rau rất giàu dinh dưỡng và được các mẹ sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn dặm của bé.
- 1 miếng phi lê cá lóc
- 1 miếng bí đỏ
- Cải bó xôi
- Cháo trắng
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bí đỏ: Mẹ cắt thành miếng nhỏ và luộc chín
- Cải bó xôi: Mẹ cắt bớt phần gốc già, cắt nhỏ và xay nhuyễn.
Bước 2: Mẹ có thể cho bí vào luộc chung với cá. Cá mẹ chỉ cần luộc tới chín tới còn bí mẹ có thể luộc chín nhừ một chút.
Bước 3: Cho bí và rau cải bó xôi cùng một chút nước vào máy xay để xay nhuyễn. Cá lóc bỏ vỏ, lọc xương và rằm nhuyễn.
Bước 4: Đun sôi cháo trắng đã chuẩn bị. Khi cháo sôi mẹ cho phần cá lóc vào nấu cùng, đảo đều tới sôi.
Bước 5: Cháo sôi, mẹ cho rau đã xay vào nấu cùng, đảo đều và đun tới khi cháo sôi lại.
Bước 6: Đổ cháo chín ra bát, mẹ có thể cho thêm một chút dầu ăn trẻ em và đảo đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ đã có thể cho bé ăn được rồi.
- Lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe và sự phát triển của bé yêu
- [Gợi ý] 8 thực đơn ăn dặm với cháo bí đỏ cho bé yêu
Vậy là Blog đã hướng dẫn mẹ 6 cách chế biến món ăn dặm từ cá lóc thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn cho bé ăn dặm. Mong rằng những thông tin, kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong suốt hành trình ăn dặm của bé. Ngoài các món cháo ăn dặm từ cá lóc, các mẹ có thể tham khảo thêm các món cháo ăn dặm khác cho bé để đa dạng thực đơn ăn dặm mỗi ngày của bé nhé.
Từ khóa » Cá Lóc Cho Bé
-
19 Công Thức Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé ăn Dặm Dưới 1 Tuổi Tăng Cân đều
-
Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé ăn Dặm Tăng Cân, Không Bị Tanh
-
Tổng Hợp 9 Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé ăn Dặm Ngon Bổ đơn Giản ...
-
11 Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé, đơn Giản Mà Lại Bổ Dưỡng - Fitobimbi
-
42 Món Cá Quả Món Cho Bé Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các đầu Bếp Tại Gia
-
10 Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé ăn Dặm Từ 7 Tháng đến Trên 1 Tuổi ...
-
Cá Lóc Nấu Canh Gì Cho Bé
-
Thực đơn ăn Dặm Với Cá Lóc Không Tanh, Giúp Bé Tăng Cân
-
Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé ăn Dặm: 9 Công Thức Cho Mẹ
-
Gợi ý 6 Món Cháo Cá Lóc Cho Bé 7 Tháng Tuổi ăn Dặm
-
Tổng Hợp 10 Món Cháo Cá Lóc Ngon Bé ăn Hoài Không Chán
-
Cách Nấu Cháo Cá Lóc Bổ Dưỡng Cho Bé Yêu - Đầu Bếp Gia Đình
-
Cách Nấu Cháo Cá Lóc Không Tanh Dành Cho Bé - DTBTAAu