Gợi ý Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật 30 Ngày đầu Tiên Từ Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
Đôi nét về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Không chỉ được ngưỡng mộ bởi nền giáo dục tiên tiến, Nhật Bản còn được cả thế giới công nhận về cách nuôi dạy trẻ vô cùng khỏe mạnh và thông minh. Trong đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật luôn được các bà mẹ quan tâm và tìm hiểu.
Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến được các bà mẹ hiện đại thường sử dụng. Không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ, phương pháp ăn dặm này còn giúp bé hình thành được các thói quen ăn uống tốt khi trưởng thành.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé yêu được thử nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau, củ, quả, thịt, tôm, gà, cá,... Qua đó bé có thể phân biệt được mùi vị thức ăn từ sớm, phòng ngừa được tình trạng biếng ăn.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là mẹ sẽ cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô. Do đó sẽ giúp bé trang bị được kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn. Không chỉ vậy, bé còn học được kỹ năng cầm, nắm thức ăn và biết lựa chọn món ăn mình yêu thích.
Các nhóm dưỡng chất cần bổ sung cho bé
Bột đường
Bột đường là dưỡng chất không thể thiếu đối với sự phát triển của con. Mẹ nên sử dụng gạo tẻ, gạo tám hoặc thỉnh thoảng đổi bữa với bún, phở, bánh đa,... cho bữa ăn dặm của con phong phú và ngon miệng hơn.
Chất đạm
Chất đạm đóng vai trò chính trong việc duy trì chức năng sống của cơ thể. Bên cạnh đó còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như để trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Những thực phẩm giàu đạm mẹ có thể bổ sung cho con gồm cá trắng, thịt heo, đậu phụ, trứng,...
Mẹ nên lựa chọn thực phẩm giúp con dễ tiêu cũng như dễ chế biến. Trong tháng đầu tiên, mẹ nên cho con ăn lòng đỏ trứng gà, thịt nạc (thịt lợn hoặc thịt gà). Tháng tiếp theo, mẹ hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt bò, cá, tôm,...
Chất béo
Chất béo có vai trò rất quan trọng giúp con phát triển bình thường và khỏe mạnh. Thiếu hụt chất béo sẽ khiến con không phát triển cân nặng, thể lực và chiều cao. Bên cạnh đó, não bộ con cũng không được phát triển bình thường nếu thiếu chất béo. Vì vậy, trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất béo cho con như đậu nành, mè, mỡ gà, cá hồi,...
Vitamin và chất xơ
Khi bé yêu bước sang giai đoạn ăn dặm thường rất dễ bị táo bón. Chất xơ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe hệ đường ruột của trẻ. Vậy nên mẹ hãy bổ sung cho các các rau củ và trái cây tươi trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con nhé!
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên cho bé
Làm thế nào để con ăn dặm kiểu Nhật thực đơn đa dạng và ngon miệng nhất trong 30 ngày đầu tiên? Cùng Monkey tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên từ chuyên gia dưới đây!
Ngày 1: Cháo trắng
Ngày đầu tiên bé yêu ăn dặm, mẹ nên cho con ăn cháo trắng để cảm nhận được vị ngon của cháo gạo nguyên chất.
Mẹ hãy nấu cháo theo tỷ lệ 1:10 (10 phần cháo, 1 phần bột gạo). Sau khi nấu bột gạo nở đều, mẹ hãy đem rây nhuyễn và thêm chút nước sao cho cháo có độ đặc loãng hơn sữa mẹ một chút.
Ngày 2: Cháo trắng nước dashi
Thực đơn của ngày thứ 2 là cháo trắng nấu nước dashi. Công thức giống như cách nấu cháo trắng của ngày 1. Tuy nhiên, thay vì mẹ dùng nước thường thì trong ngày 2 mẹ hãy sử dụng nước dashi để chế biến món ngon cho con thay đổi nhé!
Ngày 3: Cháo, su su hấp, thịt băm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: bột gạo, su su, thịt băm, nước dashi
Cách làm: Phần bột gạo mẹ đem nấu nước dashi với tỷ lệ 1: 10. Phần su su mẹ đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn. Thịt băm mẹ đem xào săn và trộn đều thịt và su su vào cháo nhé!
Ngày 4: Khoai lang nghiền, sữa đậu
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoai lang, sữa đậu
Cách làm: Mẹ hãy hấp chín khoai lang sau đó đem nghiền nhuyễn. Sau đó mẹ hãy thêm sữa đậu vào và trộn đều hoặc mẹ có thể bỏ vào máy xay. Vậy là đã có món khoai lang nghiền sữa đậu thơm ngon cho con yêu.
Ngày 5: Khoai lang nghiền, rau cải chân vịt
Nguyên liệu cần chuẩn bị: sữa, khoai lang, rau chân vịt
Cách làm: Sau khi sơ chế khoai tây và rau chân vịt, mẹ hãy đem hấp chín trong khoảng 5 phút. Sau đó mẹ cho rau chân vịt và khoai tây đã hấp vào máy xay nhuyễn đến khi có độ đặc vừa phải. Đây là một món ăn rất dễ chế biến nhưng đem lại rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé!
Ngày 6: Cháo bột gạo, cà chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị: bột gạo, cà chua, nước dashi, phô mai
Cách làm: Mẹ hãy nấu cháo bột gạo cùng nước dùng dashi. Mẹ cũng có thể thêm vào cháo một ít phomai để giúp kích thích vị giác cho con. Cà chua mẹ hãy đem nghiền nhuyễn nhé!
Ngày 7: Bí đỏ phô mai
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bí đỏ, phô mai, nước dashi
Cách làm: Mẹ sơ chế sạch bí đỏ, sau đó hấp chín và nghiền nhuyễn. Phần bí đỏ đã dầm mẹ hãy cho vào nồi nước, sau đó thả viên phô mai vào. Khi đó, mẹ hãy đảo nhanh và thật đều để phô mai và bí đỏ hòa quyền với nhau, sau đó tắt bếp nhé!
Ngày 8: Cháo su su cà chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị: gạo, cà chua, susu
Cách làm: Mẹ hãy nấu cháo chín nhuyễn. Sau đó, cà chua mẹ hãy đem nghiền nhuyễn, su su mẹ có thể hấp chín và nghiền nghuyễn. Tiếp theo, mẹ cho cà chua, susu đã nghiền nhuyễn vào cháo, đun một lúc rồi tắt bếp.
Ngày 9: Súp hành tây thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt bò, gạo, hành tây
Cách làm: Mẹ sơ chế hành tây, sau đó hấp chín và nghiền nhuyễn. Thịt bò mẹ say nhuyễn hoặc băm nhỏ. Sau khi cháo đã nấu chín mẹ hãy cho thịt bò và hành tây vào, khuấy thật đều tay khoản 1-2 phút rồi tắt bếp nhé!
Ngày 10: Cháo cá hồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, cá hồi
Cách làm: Gạo mẹ đem vo và nấu cháo. Cá hồi mua về mẹ hãy rửa sạch và khử mùi tanh của cá. Sau đó mẹ luộc cá và lọc xương, sau đó dầm nhuyễn phần thịt cá nhé. Thịt cá hồi mẹ đem xào săn và nêm nếm gia vị vừa vặn. Khi cháo đã chín, mẹ trộn đều phần cá hồi vừa chế biến và trộn đều là món ngon đã sẵn sàng cho con thưởng thức nhé!
Ngày 11: Khoai tây nghiền thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoai tây, thịt bò.
Cách làm: Mẹ thái lát thịt bò và khoai tây luộc chín lên. Sau đó cho vào máy xay lộn, nhuyễn, đảm bảo độ mịn. Sau đó cho lên bếp khuấy đều, cho đến khi chín, và rây mịn, cho bé ăn.
Ngày 12: Cháo yến mạch
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sữa mẹ hoặc sữa công thức, nước, yến mạch
Cách làm: Mẹ hãy nấu nước sôi, sau đó cho yến mạch vào và khuấy đều. Sau đó mẹ thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ vào rồi tiếp tục khuấy thêm 3 phút. Mẹ tắt bếp và đổ cháo ra và rây cho mịn, sau đó xay nhuyễn nhé!
Ngày 13: Cháo bột gạo nấu dầu óc chó
Nguyên liệu cần chuẩn bị: bột gạo, dầu óc chó
Cách làm: Mẹ hãy nấu cháo bột gạo, sau đó tắt bếp bắt ra ngoài và cho dầu óc chó vào khuấy đều. Lưu ý, dầu óc chó mẹ hãy cho vào lúc bắt cháo ra ngoài để giữ được chất dinh dưỡng có trong dầu. Sau đó mẹ để cháo nguội và cho con thưởng thức nhé!
Ngày 14: Xoài bơ nghiền
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bơ, xoài, sữa chua
Cách làm: Bơ và xoài mẹ đem nghiền nhuyễn rồi trộn đều với nhau. Sau đó mẹ thêm sữa chua vào hỗn hợp và trộn đều. Món xoài bơ nghiền đã sẵn sàng cho con măm măm.
Ngày 15: Cháo ngô bí đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ, ngô, bí đỏ
Cách làm: Mẹ hãy vo sạch gạo tẻ và nấu cháo. Ngô mẹ tách hạt và rửa sạch, bí ngô mẹ cũng cắt nhỏ. Sau đó mẹ cho ngô và bí ngô hấp chín, rồi đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Khi cháo đã nhuyễn mịn, mẹ đổ hỗn hợp vừa xay vào và trộn đều. Nấu thêm khoảng 2 phút thì mẹ hãy tắt bếp nhé!
Ngày 16: Súp thịt bò cà chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt bò, cà chua, sữa mẹ hoặc sữa công thức
Cách làm: Mẹ hãy trưng cà chua qua nước sôi, sau đó bỏ vỏ và hạt rồi xay nhuyễn. Phần thịt bò mẹ băm nhỏ và đem xào săn cùng cà chua. Mẹ cho sữa cùng một chút nước đun sôi vào phần thịt bò cà chua vừa chế biến. Mẹ đun sôi sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Cuối cùng mẹ thêm chút bột mì để súp sánh lại. Như vậy, con đã có món ăn dặm súp thịt bò cà chua thơm ngon.
Ngày 17: Cháo nước dashi đậu phụ non
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cháo, nước dashi, đậu phụ non
Cách làm: Mẹ hãy nấu cháo cùng với nước dashi. Đậu phụ non mẹ đem nghiên nát sau đó khuấy đều cùng với cháo trên bếp khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp, bắt ra ngoài và chờ cháo nguội cho bé thưởng thức.
Ngày 18: Cháo cá lóc
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ, cá lóc
Cách làm: Sau khi sơ chế cá lóc, mẹ hãy đem luộc và lọc xương. Phần thịt cá mẹ đem dầm nát nhé! Mẹ vo sạch gạo và nấu cùng nước luộc cá. Sau khi cháo nhừ, mẹ cho phần thịt cá vào và trộn đều. Tiếp tục nấu khoảng 1 phút là món cháo cá lóc thơm ngon đã hoàn thiện.
Ngày 19: Súp phô mai trứng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước dùng gà , trứng, phô mai
Cách làm: Mẹ hãy đun sôi nước dùng gà, sau đó đánh tan trứng gà ở một bát riêng. Sau đó từ từ đổ trứng và nồi nước dùng gà đang sôi. Mẹ hãy vừa đổ vừa khuấy đều tay để trứng được bông đẹp nhất. Sau đó mẹ hãy cho phô mai đã bào nhuyễn vào nồi súp và khuấy đều. Món súp phô mai trứng đã hoàn thành.
Ngày 20: Bánh mì súp thịt băm nghiền
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bánh mì sandwich, thịt nạc
Cách làm: Thịt nạc rửa sạch sau đó băm nhuyễn. Bánh mì sandwich cắt miếng vuông, cho vào nồi cùng với 500ml nước đun sôi và khuấy đều. Sau đó cho thịt băm vào đun sôi 10-15 phút, khuấy đều, nêm nếm bé vừa ăn rồi bắt bếp.
Ngày 21: Cháo rau cải thịt băm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt lợn, rau cải xanh
Cách làm: Gạo mẹ hãy vo sạch và đem nấu cháo. Phần rau cải xanh, mẹ hãy rửa sạch, phần thịt lợn mẹ hãy đem băm hoặc xay nhỏ. Khi cháo đã nở bung, mẹ cho phần thịt đã băm vào khuấy đều cho thịt chín rồi cho tiếp phần rau cải vào. Như vậy là món cháo rau cải thịt băm đã hoàn thành.
Ngày 22: Súp khoai lang
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoai lang, cà rốt, súp lơ xanh, nấm kim châm, sữa đậu nành
Cách làm: Phần cà rốt, súp lơ xanh mẹ hãy đem luộc chín, sau đó mẹ xay nhuyễn. Khoai lang mẹ hãy hấp chín và cũng đem xay nhuyễn. Mẹ đem phần hỗn hợp vừa xay cùng sữa đậu nành vào nồi và khuấy đều với lửa nhỏ.
Ngày 23: Ngô nghiền khoai lang
Nguyên liệu cần chuẩn bị: ngô ngọt, khoai lang
Cách làm: Khoai lang và ngô sau khi sơ chế mẹ đêm luộc chín ngô và khoai. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp theo mẹ tra thêm 500ml nước, đun sôi khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp.
Ngày 24: Bơ dầm xoài
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bơ, xoài, sữa chua
Cách làm: Mẹ hãy nghiền nhuyễn bơ và xoài rồi trộn đều với nhau. Sau đó mẹ hãy thêm sữa chua vào hỗn hợp và trộn đều. Vậy là đã có món bơ dầm xoài thơm ngon cho con ăn dặm.
Ngày 25: Táo nghiền
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Táo
Cách làm: Trước tiên, mẹ hãy rửa sạch táo và gọt vỏ. Sau đó cắt nhỏ táo thành miếng hoặc hạt lựu rồi cho vào lồng hấp chín. Mẹ lấy ra và xả ngay dưới nước lạnh để làm táo săn lại và không bị nhão. Mẹ hãy đem táo xau mịn hoặc nghiền nhuyễn. Như vậy là mẹ đã có món táo nghiền cho bé ăn dặm cực ngon rồi!
Ngày 26: Cháo hầm xương lợn rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo, sườn lợn, khoai tây, cà rốt, su su
Cách làm: Đầu tiên, mẹ hãy đem sườn hầm, sau đó cho gạo vào nước ninh sườn để nấu cháo. Phần rau củ su su, cà rốt, khoai tây mẹ hãy đem rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó cho rau củ đã sơ chế vào nồi cháo hầm tiếp đến khi rau củ chín mềm. Phần thịt sườn mẹ hãy băm nhỏ hoặc xay nhuyễn bỏ vào nồi cháo và trộn đều. Mẹ hãy cho bé thưởng thức khi món cháo còn ấm nóng nhé!
Ngày 27: Súp bí ngô rau cải
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bí ngô, rau cải
Cách làm: Bí ngô mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, và hấp chín cùng rau cải. Sau đó mẹ cho bí ngô và rau cải vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn. Như vậy là con đã có thể măm măm món súp bí ngô rau cải ngon tuyệt này!
Ngày 28: Súp bí ngô thịt lợn nghiền
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bí ngô, thịt lợn, nước hầm xương
Cách làm: Phần thịt lợn mẹ hãy băm nhỏ. Bí ngô mẹ hãy gọt vỏ và thái miếng rồi đem xay nhỏ. Sau đó mẹ hãy xào thịt lợn cùng bí ngô. Sau đó mẹ cho vào máy xay xay thật nhuyễn. Cuối cùng mẹ cho phần hỗn hợp vào nồi đun sôi lại. Như vậy món súp bí ngô thịt lợn nghiền đã hoàn thành.
Ngày 29: Bột yến mạch hạt dinh dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Yến mạch, hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, macca, hạt điều,...)
Cách làm: Hạt dinh dưỡng mẹ đem nghiền nát. Phần bột yến mạch mẹ đem đun sôi cùng với 500 ml nước trong vòng 10 - 15 phút, sau đó cho hạt dinh dưỡng vào cháo khoảng 1-2 phút thì tắt bếp.
Ngày 30: Cháo trắng rau củ luộc nghiền nát
Nguyên liệu cần chuẩn bị: gạo, rau củ (cà rốt, khoai tay, khoai lang, susu,...)
Cách làm: Rau củ quả sau khi sơ chế sạch mẹ hấp chín rồi đem nghiền nhuyễn. Cháo sau khi đã nấu chín nhừ, mẹ bỏ phần rau củ đã nghiền vào khuấy đều và tiếp tục đun sôi khoảng 1-2 phút, nêm nếm bé vừa ăn rồi tắt bếp.
Lưu ý cần nhớ khi lên thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật
Để tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật và xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên của con hoàn hảo, đem lại lợi ích sức khỏe tốt nhất, ba mẹ nên bỏ túi ngay những lưu ý sau đây:
-
Khẩu phần ăn ăn dặm: 1 bữa/ngày
-
Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ: Thường chiếm 90% nguồn dinh dưỡng mà bé nhận được
-
Độ thô của cháo: 10 phần nước, 1 phần gạo
-
Tinh bột: Ngày đầu mẹ cho con ăn 5ml/ngày, sau đó cứ 3 ngày tăng thêm 5ml
-
Lượng đạm: Khoảng 5 – 10g/ngày
-
Rau xanh: Khoảng 5 – 20g/ngày
-
Trái cây cứng mẹ nên hấp và nghiền nhuyễn, trái cây mềm mẹ hãy cắt lát cho bé
Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cực nhanh
Như vậy, Monkey đã chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu tiên từ chuyên gia thơm ngon bổ dưỡng. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp mẹ chuẩn bị những bữa ăn dặm đầu tiên giúp con ăn ngon. Đừng quên theo dõi Monkey để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc bé yêu nhé!
Từ khóa » Cháo Thịt Bò Cho Bé ăn Dặm Kiểu Nhật
-
Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé ăn Dặm đầy đủ Chất Dinh Dưỡng Nhất
-
Mách Mẹ Cách Nấu Cháo ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé đơn Giản Tại Nhà
-
17 Công Thức ăn Dặm Kiểu Nhật Theo Từng Giai đoạn Cho Trẻ - Răng Sữa
-
Thực đơn Cho Bé ăn Dặm Kiểu Nhật Và Cách Chế Biến - VinID
-
Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Từ 5-18 Tháng đầy đủ Và Chuẩn ...
-
Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật Chi Tiết Cách Nấu Theo Từng Tháng Tuổi
-
Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5, 6 Tháng Chi Tiết 30 Ngày
-
Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Thơm Ngon Bổ Dưỡng - Phunuketnoi
-
Top 20 Cách Nấu Thịt Bò Cho Bé ăn Dặm Kiểu Nhật Hay Nhất 2022
-
Gợi ý Thực đơn ăn Dặm 6 Tháng Kiểu Nhật Cho Bé - Monkey
-
Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật đủ Chất Cho Bé - Huggies
-
Cách Nấu Thịt Bò Cho Bé ăn Dặm Kiểu Nhật Mới Nhất Năm 2022 | Lăn ...
-
Thực đơn ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 8 Tháng đến 12 Tháng Tuổi