Gốm Sứ Thời Lý – đỉnh Cao Nghệ Thuật Gốm Sứ Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Dưới thời Lý, gốm sứ Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Các nghệ nhân thường vì đây là giai đoạn vàng của gốm sứ nước ta.
Bảo tàng trưng bày 1 số mẫu gốm sứ thời Lý
Thời kỳ hoàng kim của gốm sứ Việt
Triều đại nhà Lý các vị vua có tâm nhìn rộng nên có nhiều chính sách khuyến khích giao thương vì thế nghề gốm sứ trở nên hưng thịnh. Nghề gốm phát triển trên khắp dải đất hình chữ S. Hầu hết vùng nào cũng có nghề làm gốm đặc biệt tại các vùng ven sông.
Trong giai đoạn này, lịch sử nghề gốm như bước sang trang mới thay đổi mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm cho đến kiểu dáng. Lúc này nhiều loại men mới đã ra đời. Gốm Việt đã có sự ổn định về công nghệ sản xuất cũng như phong cách. Hai loại gốm thịnh hành nhất thời kỳ này là:
- Gốm trang trí kiến trúc. Dòng gốm này thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Điển hình là các mặt hàng gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Gốm trang trí hình chiếc lá nhọn, hình mũi tên cũng rất được người dân ưa chuộng…
- Gốm gia dụng: bát đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò, hũ…Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất – những loại thịnh hành từ những thời kỳ trước đó.
Thời kỳ này nổi lên nhiều làng nghề gốm như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề gốm sứ Thổ Hà; làng nghề gốm sứ Phù Lãng; làng nghề gốm sứ Hương Canh…
Làng gốm cổ Bát tràng thời Lý
Gốm thời Lý không chỉ sử dụng rộng rãi trong nước mà còn giao thương đến nhiều quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một trong những nơi đi đầu về việc giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài. Thời kỳ này đến với làng nghề gốm sứ Bát Tràng ta sẽ thấy cảnh trên bến dưới thuyền hàng và người đông đuc tấp nập.
Sự khác biệt của gốm thời Lý nằm ở đâu?
Có 3 yếu tố tạo nên sự khác biệt của gốm thời Lý
Về cách trang trí
Trang trí trên gốm sứ thời Lý ngoài những hình mẫu trong thiên nhiên như hoa, quả còn có hoa văn hình học chiếm vị trí phụ. Sở dĩ xuất hiện các loại hoa văn này là do đã có sự phát triển bước đầu về khoa học. Bên cạnh đó những hoạ tiết hoa lá, chim, thú, người cũng rất được yêu thích. Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam.
Về kỹ thuật, lò nung
Bước tiến lớn của thời kỳ này là sử dụng các lò cóc, lò nằm, có khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên đến 1.200 độ C - 1.300 độ C. Việc sử dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) được ứng dụng rộng rãi đối với nhiều loại sản phẩm đã cho thấy đạt trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc.
Về nước men
Còn về nước men, những người thợ thủ công giai đoạn này đã tìm tòi và thành công trong việc tạo ra nước men trắng vô cùng đặt biệt.
Men trắng cũng là loại men đặc trưng cho làng nghề gốm sứ bát tràng. Các nghệ nhân của làng nghề gốm sứ bát tràng đã thổi hồi cho loại men này vẻ đẹp riêng không lẫn vào đâu.
Từ khóa » đồ Gốm Cổ Thời Lý
-
Đinh Công Tường Và Những Cổ Vật Gốm Sứ Thời Lý - Báo Dân Sinh
-
Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần - YouTube
-
Đồ Gốm Hoa Nâu Thời Lý – Trần - MyThuatMS
-
Đồ Gốm Hoa Nâu Thời Lý-Trần, Thế Kỷ 11-14
-
Phát Hiện 4 đồ Gốm Cổ Thời Lý - Trần - Báo Thanh Niên
-
Khám Phá Dòng Gốm Men Ngọc Huyền Thoại Thời Lý – Trần
-
Đồ Gốm đời Lý-Trần Của Đại Việt - Mua Bán Cổ Vật - Siêu Thị Cổ Vật
-
Gốm Thời Lý Trần: Giai đoạn Vàng Của Gốm Việt Nam
-
Gốm Lý-Trần Của Đại Việt - Tạp Chí Tia Sáng
-
Đồ Gốm Thời Lý - Facebook
-
Phát Hiện đồ Gốm Cổ Thời Lý - Trần Trong Vườn Nhà Dân ở Nghi Xuân
-
Gốm Men Ngọc Thời Lý - Trần Thế Kỷ 11-14 | Nguyễn Du
-
Thời Lý | Cổ Vật Việt Nam