Google Chrome – Wikipedia Tiếng Việt

Google Chrome
Phát triển bởiGoogle
Phát hành lần đầu
Windows XPBeta / 2 tháng 9 năm 2008; 16 năm trước (2008-09-02)
Windows XP1.0 / 11 tháng 12 năm 2008; 15 năm trước (2008-12-11)
macOS, LinuxPreview / 4 tháng 6 năm 2009; 15 năm trước (2009-06-04)
macOS, LinuxBeta / 8 tháng 12 năm 2009; 14 năm trước (2009-12-08)
Multi­platform5.0 / 25 tháng 5 năm 2010; 14 năm trước (2010-05-25)
Phiên bản chính thức [±]
Windows, macOS, Linux131.0.6778.85/86[1] Sửa đổi tại Wikidata / 19 tháng 11 năm 2024; 6 ngày trước
Android131.0.6778.81[2] Sửa đổi tại Wikidata / 19 tháng 11 năm 2024; 6 ngày trước
iOS131.0.6778.73[3] Sửa đổi tại Wikidata / 12 tháng 11 năm 2024; 13 ngày trước
Phát hành hỗ trợ mở rộng130.0.6723.127[4] Sửa đổi tại Wikidata / 12 tháng 11 năm 2024; 13 ngày trước
Phiên bản thử nghiệm [±]
Windows, macOS, Linux132.0.6834.15[5] Sửa đổi tại Wikidata / 20 tháng 11 năm 2024; 5 ngày trước (2024-11-20)
Android132.0.6834.14[6] Sửa đổi tại Wikidata / 20 tháng 11 năm 2024; 5 ngày trước (2024-11-20)
iOS132.0.6834.14[7] Sửa đổi tại Wikidata / 20 tháng 11 năm 2024; 5 ngày trước (2024-11-20)
Viết bằngC (ngôn ngữ lập trình), C++, Hợp ngữ, HTML, Java (ngôn ngữ lập trình) (Android app only), JavaScript, Python (ngôn ngữ lập trình)[8][9][10]
EnginesBlink (WebKit trên iOS), Chrome V8
Hệ điều hành
  • Android N trở lên[11]
  • Chrome OS
  • IOS 15 trở lên[12]
  • Linux
  • MacOS High Sierra trở lên
  • Windows 10 trở lên
Nền tảngIA-32, X86-64, ARMv7, ARMv8-A
Đã bao gồm trong
  • Android N trở lên
  • Chrome OS
Ngôn ngữ có sẵn47 ngôn ngữ[13]
Thể loạiTrình duyệt web, Trình duyệt di động
Giấy phépPhần mềm sở hữu độc quyền Phần mềm miễn phí, dựa trên các thành phần nguồn mở[14][note 1]
Websitewww.google.com/chrome/ Sửa dữ liệu tại Wikidata

Google Chrome là một trình duyệt web miễn phí, được phát triển và vận hành bởi Google, sử dụng nền tảng V8 engine. Dự án mã nguồn mở đứng sau Google Chrome được biết với tên gọi Chromium. Phiên bản beta chạy trên Microsoft Windows được phát hành ngày 2 tháng 9 năm 2008 với 43 ngôn ngữ. Với sự ra đời của phiên bản ổn định chính thức 1.0.154.36 vào ngày 11 tháng 12, đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm này. Đến tháng 6 năm 2011, trình duyệt này đã trở thành trình duyệt thông dụng thứ ba trên toàn cầu chỉ sau Firefox và Internet Explorer và chiếm khoảng 16,5% thị phần trình duyệt web thế giới. Phiên bản Chrome cho hệ điều hành Mac OS X và Linux được phát hành vào tháng 6 năm 2009. Ngày 21 tháng 5 năm 2012, Google Chrome chính thức vượt qua Internet Explorer và trở thành trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới. Tính đến tháng 8 năm 2016[cập nhật], theo thống kê của StatCounter, Chrome đã có một thị phần toàn cầu khoảng 62% của trình duyệt web máy tính để bàn.[15] Nó cũng có 50% thị phần trên tất cả các phiên bản máy tính khác cộng lại,[16] vì nó cũng là trình duyệt phổ biến nhất cho điện thoại thông minh. Thành công của nó dẫn đến việc Google mở rộng thương hiệu "Chrome" trên các sản phẩm khác như Chromecast, Chromebook, Chromebit, Chromebox và Chromebase.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Biểu tượng Google ChromeHọa tiết 3D từ bản phát hành công khai đầu tiên từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 3 năm 2011Họa tiết 2D từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 10 năm 2015Material Design motif được sử dụng từ tháng 9 năm 2014 trở đi cho phiên bản dành cho thiết bị di động và từ tháng 10 năm 2015 trở đi cho phiên bản dành cho máy tính để bàn

Trong sáu năm, Giám đốc điều hành của Google Eric Schmidt phản đối sự phát triển của một trình duyệt web độc lập. Ông nói rằng: "Vào thời điểm đó, Google là một công ty nhỏ", và ông đã không muốn đi qua "cuộc chiến trình duyệt khốc liệt". Tuy nhiên, sau khi đồng sáng lập Sergey Brin và Larry Page đã thuê một số nhà phát triển Mozilla Firefox và xây dựng một cuộc trình diễn của Chrome, Schmidt đã thừa nhận rằng: "Nó rất tốt, về cơ bản đã thay đổi suy nghĩ của tôi!"

Công bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản công bố chính thức được ấn định vào ngày 3 tháng 9 năm 2008, và các tính năng cũng như những đột phá của trình duyệt mới này được giải thích trong một cuốn truyện tranh vui của tác giả Scott McCloud, đã được gửi đến các nhà báo các blogger. Những bản sao dành cho châu Âu cũng được chuyển trong thời gian sớm, và một blogger người Đức là Phillip Lenssen tác giả trang Google Blogoscoped sau khi nhận được ngày 1 tháng 9 đã làm một bản scan gồm 38 trang và đăng trên website của blogger này.[17][18] Cuốn truyện sau đó được Google đăng trên Google Books và trang chủ của Chrome[19] đồng thời được đề cập đến trên blog chính thức của Chrome cùng với chú giải cho việc phát hành sớm.[20]

Phiên bản đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Một phiên bản thử nghiệm beta dành cho hệ điều hành Microsoft Windows đã được phát hành vào ngày 2 tháng 9 năm 2008 với 43 ngôn ngữ. Ngay sau khi ra mắt, Google Chrome đã nhanh chóng chiếm lĩnh được gần 1% thị trường trình duyệt. Google cho biết những phiên bản chạy trên các nền tảng khác và các ngôn ngữ khác sẽ sớm được ra mắt.

Ngày 3 tháng 9, một bài tin tức trên trang Slashdot[21] hướng sự quan tâm đến một đoạn trong các điều khoản dịch vụ của phiên bản beta đầu tiên này, dường như thừa nhận Google có bản quyền với mọi nội dung được truyền tải thông qua trình duyệt Chrome.[22] Đoạn câu hỏi được thừa kế từ những điều khoản dịch vụ chung của Google.[23] Trang tin The Register thì khái quát hóa đoạn nội dung đó với câu "Tác quyền của bạn tan thành mây khói" (Your copyright goes up in smoke).[24] Vào cùng ngày, để đáp lại sự chỉ trích này, Google cho biết những ngôn từ được sử dụng trong đó là do mượn từ các sản phẩm khác, và tuyên bố loại bỏ đoạn câu hỏi đó khỏi các điều khoản dịch vụ.[25] Google cũng lưu ý thay đổi này sẽ được "áp dụng với cả những đối tượng người dùng đã tải Google Chrome từ đó trở về trước".[26]

Phiên bản đầu tiên của Google Chrome đã vượt qua được 2 bài kiểm tra Acid1 và Acid2, nhưng không qua được bài kiểm tra Acid3; tuy nhiên, nó lại đạt điểm 78/100, tức là cao hơn cả hai trình duyệt Internet Explorer 7 (14/100) và Firefox 3 (71/100) và chỉ thấp hơn Opera (85/100).[27] Còn khi so sánh với các phiên bản thử nghiệm hoặc beta tương đương của các trình duyệt khác, Chrome có điểm số thấp hơn Firefox (85/100), Opera (91/100), và Safari (100/100), nhưng vẫn cao hơn Internet Explorer (21/100).[27]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiên bản Chromium đời đầu dành cho Linux, giải thích sự khác biệt giữa Chrome và Chromium

Chrome được lắp ráp từ 25 thư viện mã nguồn khác nhau từ Google và các bên thứ ba như Netscape Portable Runtime của Mozilla, Network Security Services, NPAPI (bị loại bỏ ở phiên bản 45), Skia Graphics Engine, SQLite, và một số dự án mã nguồn mở khác. Máy ảo JavaScript V8 được coi là một dự án đủ quan trọng để tách ra (giống như Adobe/MozillaTamarin) và xử lý bởi một nhóm riêng biệt ở Đan Mạch được điều phối bởi Lars Bak tại Aarhus. Theo Google, các triển khai hiện có được thiết kế "cho các chương trình nhỏ, nơi mà hiệu suất và độ tương tác của hệ thống không quan trọng", nhưng những ứng dụng web như Gmail "đang sử dụng đầy đủ tính năng của trình duyệt web nhất khi nói đến các thao tác DOM và JavaScript", và do đó sẽ được hưởng lợi đáng kể từ công cụ JavaScript vì chúng có thể hoạt động nhanh hơn so với ứng dụng khác.

Ban đầu, Chrome dùng công cụ hiển thị WebKit để hiển thị các trang web. Năm 2013, họ chia các thành phần của WebCore để tạo ra Blink engine của riêng mình. Dựa trên WebKit nhưng Blink chỉ sử dụng các thành phần "WebCore" của WebKit và thay thế các thành phần khác do chính mình tự tạo, chẳng hạn như kiến ​​trúc đa quy trình của riêng nó, thay cho việc thực thi thành phần của WebKit.[28]

Chrome được thử nghiệm nội bộ với kiểm thử đơn vị, "tự động kiểm tra UI của tác vụ người dùng theo kịch bản", cũng như kiểm tra bố cục của WebKit (99% Chrome được cho là đã vượt qua bài kiểm), và chống lại các trang web thường truy cập trong chỉ mục của Google trong vòng 20–30 phút.[19]

Google đã tạo Gears cho Chrome, đã thêm nhiều tính năng dành cho các nhà phát triển web thường liên quan đến việc xây dựng các ứng dụng web, có cả hỗ trợ ngoại tuyến.[19] Google đã loại bỏ Gears vì chức năng tương tự đã có sẵn trong chuẩn HTML5.[29]

Vào ngày 11 tháng 1 năm 2011, người quản lý sản phẩm Chrome, Mike Jazayeri, đã thông báo rằng Chrome sẽ loại bỏ codec video H.264 và tiến tới hỗ trợ cho trình phát HTML5 của nó, ông cũng mong muốn mang nhiều codec mở có sẵn trong dự án Chromium vào Google Chrome hơn.[30] Mặc dù vậy, vào ngày 6 tháng 11 năm 2012, Google đã phát hành phiên bản Chrome trên Windows mới, phiên bản này bổ sung codec video H.264 tăng tốc phần cứng.[31] Vào tháng 10 năm 2013, Cisco thông báo rằng họ đã mở nguồn codec H.264 của mình và sẽ trả tất cả các khoản phí cần thiết.[32]

Vào ngày 7 tháng 2 năm 2012, Google đã khởi chạy Google Chrome Beta cho các thiết bị Android 4.0.[33] Trên nhiều thiết bị mới có Android 4.1 trở lên, Chrome là trình duyệt mặc định.[34]

Vào tháng 5 năm 2017, Google đã công bố phiên bản Chrome cho các thiết bị thực tế ảo và thiết bị thực tế tăng cường.[35]

Lịch sử phát hành

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử phiên bản Google Chrome

Kiểm nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát hành đầu tiên của Google Chrome đã thông qua cả hai thử nghiệm về Acid1 và Acid2. Bắt đầu từ phiên bản 4.0, Chrome đã thông qua tất cả các khía cạnh thử nghiệm của Acid3.

Tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mục tiêu chính trong thiết kế của Google Chrome là an toàn, tốc độ và ổn định nhưng đơn giản so với các trình duyệt đã có. Bên cạnh cũng có sự thay đổi lớn về giao diện người dùng.[19]. Chrome được biên dịch lại từ 26 thư viện mã nguồn khác nhau lấy từ Google và các bên thứ ba như Netscape.[36]

Bảo mật

[sửa | sửa mã nguồn]

Blacklist

[sửa | sửa mã nguồn]

Google Chrome tải về theo định kỳ các bản cập nhật của danh sách đen (một cho lừa đảo trực tuyến Phishing và một cho Malware) và cảnh báo người dùng khi họ thăm một trang web độc hại. Dịch vụ này cũng được cung cấp đến người dùng qua một API miễn phí công khai được gọi là "Google Safe Browsing API". Trong tiến trình bảo trì blacklist, Google cũng gửi lưu ý đến chủ nhân của những trang web độc lưu ý đến những phần mềm độc hại trên trang của họ.[19]

Plugin

[sửa | sửa mã nguồn]

Các plugin thường cần được chạy với mức độ bảo mật bằng hoặc cao hơn mức bảo mật của trình duyệt. Để giảm khả năng tấn công, plugin được chạy trong các tiến trình riêng biệt được giao tiếp với bộ render, bản thân nó phải chạy với rất ít quyền trong một tiến trình chạy theo tab. Plugin cần phải được điều chỉnh để chạy được với cấu trúc phần mềm trong khi vẫn tuân theo khái niệm quyền ít nhất.[19]

Chrome hỗ trợ Netscape Plugin Application Programming Interface (NPAPI),[37][38] nhưng không hỗ trợ việc nhúng các Active X. Bên cạnh, Chrome cũng không có một hệ thống phần mở rộng như các file *.xpi không phụ thuộc hệ điều hành nền của Mozilla[39] và do đó các phần mở rộng dựa vào XPI như AdBlock (cũ) và GreaseMonkey không thể chạy được với Chrome.[40]

Lướt web ẩn danh
[sửa | sửa mã nguồn]
Thông báo chế độ ẩn danh của Google Chrome

Có một tính năng duyệt web kín đáo gọi là Chế độ Ẩn danh (Incognito) được cung cấp trong trình duyệt này. Nó ngăn trình duyệt không lưu trữ lại thông tin trong History cũng như cookies từ các trang web đã ghé thăm. Tính năng này tương tự như tính năng lướt web riêng tư đã có trong Internet Explorer 8.[41]

Tốc độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chrome sử dụng Máy ảo JavaScript, engine V8 JavaScript, có các tính năng như thế hệ mã năng động, một bộ chạy nền ẩn, và bộ thu dọn dữ liệu dư thừa Máy ảo JavaScript và V8 JavaScript được công nhận là một dự án quan trọng được chia ra (giống như bộ Javascript engine Tamarin của Adobe/Mozilla) và được tiến hành bởi hai nhóm riêng biệt tại Đan Mạch. Mô hình hiện thực đã có được thiết kế "cho các chương trình nhỏ, khi mà sự vận hành và tương tác của hệ thống là không quan trọng" nhưng các ứng dụng web như Gmail "sử dụng các trình duyệt web một cách đầy đủ khi nó sử dụng mô hình DOM và Javascript". Kết quả là bộ engine V8 JavaScript, một bộ chạy nền ẩn, bộ sinh mã tự động, và bộ thu dọn dữ liệu dư thừa.[19] Một số trang web thực hiện các bài kiểm tra điểm chuẩn bằng cách sử dụng công cụ Benchmark SunSpider JavaScript.[42]

Sự ổn định

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh chụp màn hình về sự cố trình duyệt Chrome
Đa tiến trình
[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm Gears đã công nhận một trình duyệt đa luồng (lưu ý rằng các lỗi xảy ra với các trình duyệt đã tồn tại là sự hiện thực của nó được thừa kế chế độ đơn luồng) và Chrome đã hiện thực khái niệm này với kiến trúc đa tiến trình tương tự với cấu trúc đã được phát triển bởi Opera vào năm 1994[cần dẫn nguồn], hoặc được hiện thực gần đây bởi Internet Explorer 8[cần dẫn nguồn]. Một tiến trình độc lập được sắp xếp vào mỗi tab hoặc plugin.[cần dẫn nguồn] Nó giúp phòng tránh các tác vụ xung đột lẫn nhau, điều này giúp cho bảo mật và tính ổn định; một người tấn công được vào một ứng dụng thì vẫn không thể chiếm quyền điều khiển của toàn bộ, và thất bại trong một ứng dụng sẽ kết thúc bằng màn hình xanh chết chóc. Phương án này sẽ xác định chính xác tài nguyên sử dụng cho mỗi tiến trình nhưng kết quả là một ít bộ nhớ bị phân mảnh trong mỗi tiến trình và chẳng bao lâu nó sẽ cần cấp phát thêm bộ nhớ.[cần dẫn nguồn]

Quản lý tác vụ
[sửa | sửa mã nguồn]

Chrome có một công cụ quản lý tiến trình được gọi là hộp Quản lý tác vụ, ở đó cho phép người dùng thấy trang nào chiếm dụng nhiều bộ nhớ nhất, tải về nhiều byte nhất và sử dụng CPU nhiều nhất (cũng như các plugin chạy trong mỗi tiến trình phân biệt) và cho phép bạn tắt các trang đó.[19]

Hỗ trợ ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một tính năng của trình duyệt Chrome (được xem là một trong những lý do chính để Google tạo ra Chrome) đó là trình duyệt hiển thị ở "chế độ khung cửa sổ ứng dụng" (Application Mode). Nó không chỉ đơn giản làm một việc là dấu thanh định hướng (navigation bar), mà nó còn cho phép các trang web phá vỡ các giới hạn của khung trình duyệt hiện tại. Khung trình duyệt được tự do cho phép người dùng load lại trang, điều hướng hoặc đóng cửa sổ lại, là một điều cực kỳ tai hại đối với một ứng dụng đang chỉnh sửa những nội dung quan trọng. Mặc dù điều này chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng nếu thiếu nó thì có nghĩa là không có cách nào để phòng chống việc mất các dữ liệu chưa lưu lại (mà không có sự đầu tư lớn về các cấu trúc AJAX phức tạp). Các tính năng cần thiết khác như tương tác với màn hình, hỗ trợ các định dạng file và truy xuất cơ sở dữ liệu. Điều này giới hạn trình duyệt Chrome không "đụng chạm gì đến việc người dùng đang làm", và cho phép các ứng dụng web chạy như một phần mềm chạy trên máy thông thường (giống với Mozilla Prism và Fluid).[19]

Giao diện người dùng

[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Chrome mở rộng tối đa, thanh tiêu đề được ẩn đi, thay vào đó, các thẻ hiển thị lên phần trên cùng. Khi di chuột lên trê một liên kết, URI sẽ được hiển thị lên thanh trạng thái ở dưới cùng bên trái. Hoặc thanh trạng thái sẽ ẩn.
Khi Chrome không mở rộng, thanh tiêu đề vẫn hiển thị ở trên các thẻ.

Giao diện sử dụng chính gồm một các nút Back (quay lại trang trước), Forward (chuyển tiếp), refresh (nạp lại), Bookmark (quản lý các địa chỉ yêu thích), Go, option (tùy chọn) và nút cancel option (hủy bỏ tùy chọn). Nút tùy chọn tương tự như Safari, trong khi vị trí của nút cấu hình thì tương tự trong Internet Explorer 7 và 8. Nút nhấn minimize, maximize và close được thiết kế theo phong cách của Windows Vista.

Khi cửa sổ trình duyệt Chrome chưa mở rộng tối đa (maximize), các thẻ (tab bar) hiển thị dưới thanh tiêu đề của cửa sổ. Khi mở rộng tối đa, thanh tiêu đề biến mất và được thay thế hoàn toàn bởi các thẻ được đặt ở trên cùng của màn hình. Không giống các trình duyệt khác như Internet Explorer hay Firefox có chế độ toàn màn hình giúp giấu đi toàn bộ các thành phần của hệ điều hành, Chrome chỉ có thể mở rộng tối đa giống như một cửa sổ ứng dụng thông thường. Do đó, thanh task bar, system tray và start menu vẫn chiếm vùng không gian vào mọi lúc, trừ khi nó được cấu hình để tự động ẩn.

Tương tự các phiên bản mới nhất của trình duyệt Firefox và IE cho phép người dùng điều chỉnh toàn bộ kích thước hiển thị của một trang web, Chrome chỉ cho phép thu nhỏ kích thước chữ mà thôi. Do đó, một trang web với độ rộng 800 pixel thì vẫn là 800 pixel rộng khi người dùng thu nhỏ nó lại. Chỉ có chữ hiển thị chịu ảnh hưởng của việc phóng to/thu nhỏ.

Chrome đã thêm phần Gears để thêm các tính năng cho người phát triển mà có thể trở thành chuẩn web mới, cơ bản để xây dựng các ứng dụng web (và hỗ trợ việc offline).[19]

Chrome thay thế trang chủ (homepage) của trình duyệt thành một tab mới được hiển thị với tên New Tab Page. Nó hiển thị[43] các hình thu nhỏ của chín trang web bạn hay ghé thăm nhất cùng các trang bạn hay tìm kiếm, các bookmark gần đây và các tab vừa đóng.[19] Tính năng này xuất hiện lần đầu tiên trong trình duyệt Opera.

Thanh định hướng (Omnibox) là một hộp chứa địa chỉ URL ở đầu mỗi tab, được xây dựng giống thanh định hướng của Opera. Nó bao gồm chức năng autocomplete, nhưng chỉ autocomplete các địa chỉ URL đã được nhập bằng tay trước đó (chứ không hiển thị toàn bộ các link), các gợi ý tìm kiếm (search suggestions), trang được ghé nhiều nhất, các trang nổi tiếng và các từ khóa đã được tìm kiếm trong history. Bộ máy tìm kiếm có thể được chụp bởi trình duyệt khi sử dụng thông qua giao diện người dùng bình thường bằng cách nhấn phím Tab.[19]

Các cửa sổ popup sẽ "nằm trong tab mà từ đó nó đến" và sẽ không hiển thị ra ngoài tab ngoại trừ khi người dùng rê nó ra ngoài.[19] Cửa sổ popup sẽ không chạy trong tiến trình riêng của nó.

Chrome sử dụng bộ máy render WebKit từ nhóm Android.[19] Giống hầu hết các trình duyệt khác, Chrome được kiểm tra nội bộ trước khi phát hành ra ngoài với các bài test đơn vị, "tự động kiểm tra giao diện người dùng và các hành động của người dùng thông qua các đoạn script" và fuzz testing, cũng như các bài test của bộ WebKit (Chrome vượt qua lần test này tới 99%). Trình duyệt mới được kiểm tra một cách tự động qua chục trang trên tổng số hàng ngàn trang web thường được truy xuất theo bộ máy đánhs ố của Google trong vòng 20-30 phút.[19]

Các thanh Tab là thành phần chính của giao diện Chrome và được đưa lên trên cùng của cửa sổ hơn là đặt ở dưới thanh điều khiển (tương tự Opera). Điều thay đổi này tạo nên sự đối lập với các trình duyệt đã tồn tại đều dựa vào cửa sổ chứa tab. Tab (bao gồm cả trạng thái của chúng) cũng có thể di chuyển qua lại với nhau. Mỗi tab có một bộ điều khiển của riêng nó, bao gồm thanh Omnibox.[19]

Mặc định, Chrome không có thanh trạng thái hiển thị giống như các trình duyệt khác hay đặt ở phía dưới cửa sổ. Nhưng, khi con chuột di chuyển trên một đường link, địa chỉ của đường link đó sẽ xuất hiện ở dưới phía dưới bên trái của trình duyệt.

Ngày 3 tháng 4 năm 2013, Google thông báo rằng Chrome sẽ rẽ nhánh thành phần WebCore của WebKit để tạo động cơ bố trí riêng của mình gọi là Blink trên phiên bản Chrome 28 trở đi. Mã nguồn và cấu trúc cơ bản của Blink sẽ được xây dựng trên cấu trúc hiện tại của WebKit, đon giản hóa các dòng mã lệnh từ bộ nguồn Webkit.

Chủ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Có từ Google Chrome 3.0, người dùng có thể cài đặt các chủ đề để thay đổi giao diện của trình duyệt. Nhiều chủ đề miễn phí của bên thứ ba được cung cấp trong một thư viện trực tuyến, có thể truy cập thông qua nút "Tải chủ đề[44]" trong mục cài đặt Chrome[45].

Mối lo ngại theo dõi người dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chrome gửi các thông tin về việc sử dụng cho Google thông qua các cơ chế theo dõi người dùng qua 2 cơ chế: cho phép tùy chỉnh hoặc không cho phép tùy chỉnh.[46][47]

Một số cơ chế theo dõi có thể được bật/tắt thông qua giao diện cài đặt[48] và thông qua hộp thoại tùy chọn của trình duyệt.[49] Các bản xây dựng không chính thức, như SRWare Iron cố tìm cách loại bỏ các tính năng này hoàn toàn khỏi trình duyệt.[50] Tính năng RLZ cũng không bao gồm trong các trình duyệt nhân Chromium.[51]

Vào tháng 3 năm 2010, Google đã nghĩ ra một phương pháp mới để thu thập số liệu thống kê cài đặt: mã thông báo ID duy nhất đi kèm với Chrome. Hiện mã này chỉ được sử dụng cho kết nối đầu tiên mà Google Update thực hiện cho máy chủ của mình.[52]

Dịch vụ đề xuất tùy chọn được thêm vào trong Google Chrome đã bị chỉ trích nặng nề vì nó cung cấp thông tin được nhập vào Thanh địa chỉ trình duyệt cho các nhà cung cấp dịch vụ/nhà quảng cáo thậm chí trước cả khi người dùng nhấn nút quay lại. Điều này cho phép công cụ tìm kiếm cung cấp các đề xuất URL, nhưng cũng cung cấp cho chính Google thông tin sử dụng web gắn với mỗi địa chỉ IP sử dụng Chrome.[53]

Phương pháp lưu vết
Phương pháp[50] Thông tin được gửi Khi nào Tính tùy chỉnh?
Cài đặt Mã thông báo được tạo ngẫu nhiên trong trình cài đặt. Được sử dụng để đo tỷ lệ thành công của Google Chrome.[54] Trong bộ cài Không
RLZ identifier[55] Các xâu mã hóa, theo Google, chứa các thông tin không nhận diện như thời điểm cài đặt Chrome.[54][56]
  • Mỗi 24 giờ
  • Khi truy vấn tìm kiếm bằng Google
  • Khi "các sự kiện đáng chú ý xảy ra"
Không
clientID[49] Định danh duy nhất sử dụng để thống kê dịch vụ Không biết
Đề nghị[49] Gõ ký tự vào thanh địa chỉ Trong khi đang được gõ
Page not found(Không tìm thấy trang) Gõ ký tự vào thanh địa chỉ Trong khi nhận phản hồi "Server not found" (Không tìm thấy máy chủ)
Bug tracker(Lưu vết lỗi) Chi tiết về các lỗi và hư hại Không biết

Một số cơ chế lưu vết có thể tùy ý được kích hoạt hoặc vô hiệu hóa thông qua giao diện khi cài đặt[cần dẫn nguồn] và hộp thoại tùy chọn của trình duyệt.[49] Một chương trình phần mềm miễn phí có tên gọi UnChrome cũng có thể xóa thông tin clientID được lưu trên ổ cứng.[57] Những phiên bản không chính thức, như SRWare Iron, cố gắng gỡ bỏ hoàn toàn mọi tính năng lưu vết trên khỏi trình duyệt.[50] Tính năng RLZ cũng không có trong trình duyệt Chromium.[54]

Phản hồi

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà báo Matthew Moore của tờ Daily Telegraph nói về đánh giá chung của các nhà phê bình đối với Google Chrome vừa ra đời: "Google Chrome khá hấp dẫn, nhanh, và có một số tính năng mới rất ấn tượng, nhưng có lẽ hiện thời nó chưa phải là mối đe dọa với đối thủ Microsoft".[58]

Microsoft bị cho rằng "đã đánh giá thấp mối đe dọa từ Chrome" đồng thời "tự tin rằng người dùng sẽ ngả theo Internet Explorer 8."[59] Hãng Opera Software thì cho rằng "Chrome sẽ củng cố sức mạnh trên web trong vai trò là nền tảng ứng dụng lớn nhất thế giới".[59] Mozilla cũng phân tích việc đưa Chrome vào thị trường trình duyệt web là "không thực sự đáng ngạc nhiên", và "Chrome không có ý định cạnh tranh với Firefox", và hơn nữa, cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ tài chính giữa Google và Mozilla.[60][61]

Thiết kế của Chrome đã lấp đầy khoảng cách giữa máy tính và cái gọi là "điện toán máy chủ ảo." Với tính tương tác vào các nút bấm, Chrome cho phép bạn tạo một giao diện máy tính, các shortcut trên Start menu hay Quick Launch tới bất kỳ một trang Web hay ứng dụng Web nào, xóa đi ranh giới giữa thế giới trực tuyến và máy tính của bạn. Ví dụ, ta tạo một shortcut trên desktop tới Google Maps. Khi bạn tạo một shortcut tới một ứng dụng Web, Chrome sẽ loại đi các thanh công cụ và các thẻ ra khỏi cửa sổ, cho phép bạn có cảm giác giống như dùng một phần mềm ứng dụng hơn là một ứng dụng Web.

— Tạp chí PC World [62]

Vào ngày 9 tháng 12 năm 2008, khi Chrome vẫn đang trong giai đoạn beta, văn phòng bảo mật thông tin Liên bang Đức (BSI) đã ra thông báo về cuộc thẩm định đầu tiên của họ đối với Chrome, bày tỏ sự quan ngại đối với những liên kết tải về trên trang Google tiếng Đức, bởi "những phiên bản beta không nên được dùng cho những ứng dụng thường dùng" và các nhà sản xuất trình duyệt nên cung cấp những hướng dẫn thích hợp về việc sử dụng phần mềm tiền phát hành. Tuy nhiên, họ cũng ca ngợi những đóng góp chuyên môn của trình duyệt này đối với việc cải thiện bảo mật trên web.[63]

Những vấn đề liên quan tới việc sử dụng tùy ý và truy vết của Chrome cũng được đề cập trong nhiều phương tiện thông tin khác nhau.[64][65]

Lỗ hổng bảo mật

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có lỗ hổng bảo mật trong Chrome đã được khai thác thành công trong ba năm tổ chức Pwn2Own 2009-2011. Tuy nhiên, tại Pwn2Own năm 2012. Chrome lần đầu tiên bị đánh bại, bởi một đội ngũ Pháp, họ đã khai thác lỗ hổng Zero-Day để điều khiển hoàn toàn của một máy tính 64-bit Windows 7 đã update bản vá đầy đủ bằng cách sử dụng một trang web bẫy vượt qua sandbox của Chrome. Nó cũng bị tổn thương hai lần tại của CanSecWest 2.012 Pwnium[66] Phản ứng chính thức của Google cho các lỗ hổng đã được cung cấp bởi Jason vải thô dệt bằng len dài, chúc mừng các nhà nghiên cứu, ghi nhận, "Chúng tôi cũng tin rằng cả hai đệ trình là tác phẩm nghệ thuật và xứng đáng được chia sẻ và công nhận rộng lớn.

Những vấn đề tương thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 12 năm 2008, một bài báo của tạp chí CNET thông báo về những vấn đề không tương thích giữa Chrome và Hotmail, đó là có thể truy cập nhưng không thể viết các email. Theo Harrison Hoffman, đồng sáng lập viên của LiveSide.net, "Đây là vấn đề dường như có thể dễ dàng được sửa chữa và có lẽ không phải là lỗi của Google".[67] Lỗi này đã được sửa trong phiên bản 1.0.154.46.[68]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trình duyệt web
  • Internet Explorer
  • Mozilla Firefox
  • Safari
  • Opera
  • So sánh các trình duyệt web
  • Cốc Cốc
  • Chromium (trình duyệt)
  • Microsoft Edge

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chrome's WebKit & Blink (browser engine) layout engines and its Chrome V8 are each Phần mềm tự do nguồn mở, while its other components are each either open-source or Phần mềm sở hữu độc quyền. However, section 9 of Google Chrome's Terms of Service designates the whole package as proprietary Phần mềm miễn phí.
  1. ^ “Stable Channel Update for Desktop” (bằng tiếng Anh). 19 tháng 11 năm 2024. Truy cập 19 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ “Chrome for Android Update” (bằng tiếng Anh). 19 tháng 11 năm 2024. Truy cập 19 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ “Chrome Stable for iOS Update” (bằng tiếng Anh). 12 tháng 11 năm 2024. Truy cập 12 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ “Extended Stable Channel Update for Desktop” (bằng tiếng Anh). 12 tháng 11 năm 2024. Truy cập 12 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ “Chrome Beta for Desktop Update” (bằng tiếng Anh). 20 tháng 11 năm 2024. Truy cập 21 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ “Chrome Beta for Android Update” (bằng tiếng Anh). 20 tháng 11 năm 2024. Truy cập 20 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ “Chrome Beta for iOS Update” (bằng tiếng Anh). 20 tháng 11 năm 2024. Truy cập 20 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ “Chromium (Google Chrome)”. Ohloh.net. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  9. ^ “Chromium coding style”. Google Open Source. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
  10. ^ Lextrait, Vincent (tháng 1 năm 2010). “The Programming Languages Beacon, v10.0”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2010.
  11. ^ “Chrome Enterprise and Education release notes”. Google Groups. 25 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ “Google Chrome (iOS)”. 16 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ “Supported languages”. Google Play Console Help. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2015.
  14. ^ “Google Chrome and Chrome OS Additional Terms of Service”. www.google.com.
  15. ^ “Top 9 Desktop Browsers from W01 2015 to W27 2016”. StatCounter.
  16. ^ “Top 9 Browsers from W01 2015 to W27 2016”. StatCounter.
  17. ^ Philipp Lenssen (ngày 1 tháng 9 năm 2008). 1 tháng 9 năm 2008-n47.html “Google Chrome, Google's Browser Project” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.[liên kết hỏng]
  18. ^ Philipp Lenssen (ngày 1 tháng 9 năm 2008). “Google on Google Chrome - comic book”. Google Blogoscoped. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  19. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Google Chrome”. Google Books. ngày 1 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  20. ^ Scott McCloud and Google Chrome team (ngày 1 tháng 9 năm 2008). “Google Chrome By the Google Chrome team, comics adaptation by Scott McCloud”. Google Books. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  21. ^ “Reading Google Chrome's Fine Print”. Slashdot. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  22. ^ "By submitting, posting or displaying the content you give Google a perpetual, irrevocable, worldwide, royalty-free, and non-exclusive license to reproduce, adapt, modify, translate, publish, publicly perform, publicly display and distribute any content which you submit, post or display on or through, the services." “Google's EULA Sucks”. tapthehive.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  23. ^ “Google Terms of Service – Privacy & Terms – Google”. policies.google.com. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.
  24. ^ Mellor, Chris. “Burned by Chrome - Fire put out”. www.theregister.com. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.
  25. ^ “Google Chrome Terms of Service (English)”. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008.
  26. ^ “Google Amends Chrome License Agreement After Objections”. PC World. ngày 3 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  27. ^ a b Hoffman, Harrison (ngày 2 tháng 9 năm 2008). “Chrome tops IE, Firefox in Acid3 test”. CNET News. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  28. ^ Bright, Peter (ngày 3 tháng 4 năm 2013). “Google going its own way, forking WebKit rendering engine”. Ars Technica. Condé Nast. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  29. ^ Ian Fette (ngày 19 tháng 2 năm 2010). “Hello HTML5”. Google. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012.
  30. ^ “HTML Video Codec Support in Chrome”. blog.chromium.org. ngày 11 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
  31. ^ Fischmann, Ami (ngày 6 tháng 11 năm 2012). “Longer battery life and easier website permissions”. Chrome Blog. Google. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  32. ^ Trollope, Rowan (ngày 22 tháng 12 năm 2013). “Open-Sourced H.264 Removes Barriers to WebRTC”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
  33. ^ “Google Chrome Beta arrives on Android”. Engadget. AOL. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012.
  34. ^ “Chrome Out Of Beta, Default Browser Of Android 4.1”.
  35. ^ Matney, Lucas (ngày 18 tháng 5 năm 2017). “Chrome is coming to augmented reality and Google Daydream”.
  36. ^ “Code Reuse in Google Chrome Browser”. catonmat.net. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.
  37. ^ “Chrome Supports NPAPI (Netscape Plugin Application Programming Interface)”. Wearechrome.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  38. ^ Google Chrome FAQ for web developers[liên kết hỏng]
  39. ^ “FAQ (Chromium Developer Documentation)”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2008.
  40. ^ “Adblock Port for Chrome”. Wearechrome.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  41. ^ “Explore Google Chrome Features: Incognito Mode - Browse in private”. Google Chrome Help. ngày 2 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008.
  42. ^ Limi, Alexander (ngày 2 tháng 9 năm 2008). “Chrome: Benchmarks and more”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.
  43. ^ Philipp Lenssen. 2 tháng 9 năm 2008-n72.html “Google Chrome Screenshots” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Google Blogoscoped. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2008.[liên kết hỏng]
  44. ^ “Tải chủ đề”. Cửa hàng Chrome trực tuyến.
  45. ^ “Tải xuống hoặc xóa chủ đề Chrome”. Chrome Web Store Help.
  46. ^ “Google Chrome, Chromium, and Google”. The Chromium Blog. ngày 1 tháng 10 năm 2008.
  47. ^ “Welcome to the Botnet”. ngày 7 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  48. ^ “Google Chrome Privacy Notice”. Google. ngày 13 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  49. ^ a b c d 9 tháng 9 năm 2008-n68.html “Google Reacts to Some Chrome Privacy Concerns” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2008.[liên kết hỏng]
  50. ^ a b c “SRWare Iron webpage”. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
  51. ^ “In The Open, For RLZ”. The Chromium Blog. ngày 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010.
  52. ^ “Google Chrome Unique Identifier Change”. The Register. ngày 16 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2010.
  53. ^ Fried, Ina (ngày 7 tháng 10 năm 2008). “Google's Omnibox could be Pandora's box”. CNET. CBS Interactive. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  54. ^ a b c “General Privacy: Privacy, unique IDs, and RLZ - Google Chrome Help”. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.
  55. ^ “&rlz= in Google referrer: Organic traffic or AdWords?”. ngày 9 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  56. ^ Nó cũng được biết có chứa (nhưng không bị hạn chế) thông tin Chrome được tải từ đâu, mà nhãn thời gian cài đặt của nó, cùng với một nhãn thời gian từ khi "các tính năng nào đó được sử dụng lần đầu tiên."
  57. ^ Dr. Sven Abels, Abelssoft GmbH. “UnChrome - Anonymize Google Chrome - UnChrome removed the unique ID from Google Chrome”. Abelssoft.net. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2009.
  58. ^ Moore, Matthew (ngày 2 tháng 9 năm 2008). “Google Chrome browser: Review of reviews”. Daily Telegraph. Telegraph Media Group. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008.
  59. ^ a b “The Associated Press: Google polishes product line with Chrome browser”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
  60. ^ “Thoughts on Chrome & More”. 1 Tháng chín 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2011. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.
  61. ^ “PC Pro Magazine - Subscription website”. subscribe.pcpro.co.uk. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.
  62. ^ Mediati, Nick (ngày 3 tháng 9 năm 2008). “Google Chrome Web Browser”. PC World. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2008.
  63. ^ Gärtner, Matthias (ngày 9 tháng 9 năm 2008). “BSI-Position zu Google-Chrome”. Federal Office for Information Security (bằng tiếng Đức). Federal Office for Information Security. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
  64. ^ Ackerman, Elise. “Google browser's tracking feature alarms developers, privacy advocates”. Mercury News.
  65. ^ “Google's Omnibox could be Pandora's box”. ngày 3 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2008.
  66. ^ “Google Chrome bị hacker tuổi teen "qua mặt"”. ngày 13 tháng 3 năm 2012.
  67. ^ “7 days with Google Chrome”. Cnet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.
  68. ^ “Having trouble with Hotmail? Latest update to Google Chrome version 1.0.154.46 fixes it - Google Chrome Fans”. www.chromefans.org. Truy cập 6 Tháng sáu 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Google Chrome.
  • Google Chrome - tiếng Anh
  • Google Chrome - tiếng Việt
  • Trang chủ dự án Chromium tại Google Code
  • Các tính năng của Google Chrome[liên kết hỏng]

Bản mẫu:Thời biểu của trình duyệt web

  • x
  • t
  • s
Trình duyệt web
Tính năng · tiêu chuẩn · giao thức
Tính năng
  • Dấu trang
  • Tiện ích mở rộng
  • Chế độ riêng tư
  • Đồng bộ
Tiêu chuẩn web
  • HTML
    • v5
  • CSS
  • DOM
  • JavaScript
    • IndexedDB
    • Web storage
    • WebAssembly
    • WebGL
Giao thức
  • HTTP
    • v2
    • v3
    • Cookie
    • Mã hóa
  • OCSP
  • WebRTC
  • WebSocket
Đang hoạt động
Dựa trên Blink
  • Avast Secure Browser
  • Beaker
  • Blisk
  • Brave
  • Chrome
  • Chromium
  • Cốc Cốc
  • Dragon
  • Edge
  • Epic
  • Falkon
  • Maxthon
  • Opera
  • Opera GX
  • Otter
  • Puffin
  • SalamWeb
  • Samsung Internet
  • Silk
  • Sleipnir
  • Sputnik
  • SRWare
  • Torch
  • UC
  • Vivaldi
  • Whale
  • Yandex
Dựa trên Gecko
  • Firefox
  • Conkeror
  • GNU IceCat
  • IceDragon
  • K-Meleon
  • PirateBrowser
  • SeaMonkey
  • TenFourFox
  • Tor
  • Waterfox
Dựa trên WebKit
  • Dolphin
  • Dooble
  • GNOME Web
  • iCab
  • Konqueror
  • Midori
  • Safari
  • surf
Khác
  • 360
  • Avant
  • Basilisk
  • Cake Browser
  • CM Browser
  • eww
  • Internet Explorer
  • Links
  • Lunascape
  • Lynx
  • NetFront
  • NetSurf
  • Pale Moon
  • QQ browser
  • qutebrowser
  • SlimBrowser
  • w3m
Đã ngừng
Dựa trên Gecko
  • Beonex Communicator
  • Camino
  • Classilla
  • Galeon
  • Ghostzilla
  • Kazehakase
  • Kylo
  • Lotus
  • MicroB
  • Minimo
  • Gói Mozilla
  • Pogo
  • Strata
  • Swiftfox
  • Swiftweasel
  • Timberwolf
  • xB
Dựa trên Trident
  • AOL
  • Deepnet
  • GreenBrowser
  • MediaBrowser
  • MenuBox
  • NeoPlanet
  • NetCaptor
  • SpaceTime
  • UltraBrowser
  • WebbIE
  • ZAC
Dựa trên WebKit
  • Arora
  • BOLT
  • Opera Coast
  • Flock
  • Fluid
  • Google TV
  • Iris
  • Mercury
  • OmniWeb
  • Origyn
  • QtWeb
  • rekonq
  • Rockmelt
  • Shiira
  • Steel
  • Browser for Symbian
  • Uzbl
  • WebPositive
  • xombrero
Khác
  • abaco
  • Amaya
  • Arachne
  • Arena
  • Blazer
  • Charon
  • Deepfish
  • Dillo
  • ELinks
  • Gazelle
  • HotJava
  • IBM Home Page Reader
  • IBM WebExplorer
  • IBrowse
  • KidZui
  • Line Mode
  • Mosaic
  • MSN TV
  • NetPositive
  • Netscape
  • Skweezer
  • Skyfire
  • Teashark
  • ThunderHawk
  • Vision
  • WinWAP
  • WorldWideWeb
  • Thể loại
  • So sánh
  • Danh sách
  • x
  • t
  • s
Google
Tổng quan
  • Công ty Alphabet
  • Lịch sử
  • Danh sách thương vụ và sáp nhập
  • Sản phẩm
  • Chỉ trích
    • Vấn đề riêng tư
  • Kiểm duyệt
  • Tên miền
  • Trứng phục sinh
  • Don't be evil
Quảng cáo
  • AdMob
  • Adscape
  • AdSense
  • AdWords
  • Analytics
  • Contributor
  • Partners
  • DoubleClick
  • DoubleClick for Publishers
  • Wallet
Liên lạc
  • Allo
  • Alerts
  • Apps Script
  • Duo
  • Lịch
  • Danh bạ
  • Gmail
    • lịch sử
    • giao diện
  • Google+
  • Groups
  • Hangouts
  • Inbox
  • Sync
  • Text-to-Speech
  • Dịch
  • Transliteration
  • Voice
Phần mềm
  • Trợ lý
  • Chrome
    • cho Android
    • cho iOS
    • Chrome Web Store
    • Apps
    • Dinosaur Game
    • Phần mở rộng
  • Cloud Print
  • Earth
    • Sky
    • Moon
    • Mars
  • Gadgets
  • Gboard
  • Goggles
  • IME
    • Pinyin
    • Japanese
  • Ảnh
  • Keep
  • News & Weather
  • Now
  • OpenRefine
  • Tìm kiếm
  • Toolbar
Nền tảng
  • Account
  • Android
    • lịch sử phiên bản
    • phát triển phần mềm
    • Android Auto
    • Android Pay
    • Android TV
    • Android Wear
  • Authenticator
  • Body
  • Books
    • Library Project
  • Caja
  • Thực tế ảo
    • Cardboard
    • Daydream
  • Cast
  • Chromecast
  • Chrome OS
    • Chromebit
    • Chromebook
    • Chromebox
    • Chrome Zone
  • Cloud Platform
    • App Engine
    • BigQuery
    • BigTable
    • Compute Engine
    • Storage
  • Contact Lens
  • Custom Search
  • Dart
  • Daydream
  • Earth Engine
  • Fit
  • GFS
  • Glass
  • Go
  • G Suite
    • Classroom
  • Home
  • Jamboard
  • Marketplace
  • Native Client
  • Nexus
  • OnHub
  • OpenSocial
  • Pixel
  • Play
    • Books
    • Games
    • Movies & TV
    • Music
    • Newsstand
  • Public DNS
  • Wallet
  • Wifi
Công cụphát triển
  • AJAX APIs
  • App Inventor
  • Closure Tools
  • Developers
  • GData
  • Googlebot
  • Guava
  • Guice
  • GWS
  • KML
  • Kythe
  • MapReduce
  • Mediabot
  • Sitemaps
  • Summer of Code
  • Web Toolkit
  • Search Console
  • Website Optimizer
  • Swiffy
Xuất bản
  • Blogger
  • Bookmarks
  • Drive
    • Docs, Sheets, Slides, Forms
    • Drawings
    • Fusion Tables
  • Domains
  • FeedBurner
  • Map Maker
  • Sites
  • YouTube
  • YouTube Instant
  • YouTube Red
  • Vevo
  • Zagat
Tìm kiếm(thời biểu)
  • Appliance
  • Blog Search
  • Books
    • Ngram Viewer
  • Custom Search
  • Finance
  • Flights
  • Images
  • Maps
    • My Maps
    • Mars
    • Moon
    • Sky
    • Chế độ xem phố
      • Phạm vi
      • Đối thủ
      • Vấn đề riêng tư
  • News
    • Archive
  • Patents
  • Public Data
  • Scholar
  • Shopping
  • Usenet
  • Videos
Thuật toán
  • PageRank
  • Panda
  • Penguin
  • Hummingbird
Tính năng
  • Web History
  • Personalized
  • Real-Time
  • Instant Search
  • SafeSearch
  • Voice Search
Phân tích
  • Insights for Search
  • Trends
  • Knowledge Graph
  • Knowledge Vault
Đã ngừng
  • Aardvark
  • Answers
  • Browser Sync
  • Base
  • Buzz
  • Checkout
  • Chrome Frame
  • Click-to-Call
  • Cloud Connect
  • Code Search
  • Currents
  • Desktop
  • Dictionary
  • Directory
  • Dodgeball
  • Fast Flip
  • Friend Connect
  • Gears
  • GOOG-411
  • Google TV
  • Jaiku
  • Knol
  • Health
  • iGoogle
  • Image Labeler
  • Labs
  • Latitude
  • Lively
  • Mashup Editor
  • Notebook
  • Offers
  • Orkut
  • Pack
  • Page Creator
  • Panoramio
  • Picasa
  • Picasa Web Albums
  • Picnik
  • PowerMeter
  • Q & A
  • Reader
  • Script Converter
  • SearchWiki
  • Sidewiki
  • Slide
  • Squared
  • Talk
  • Updater
  • Urchin
  • Videos
  • Wave
  • Web Accelerator
Đội ngũ
  • Al Gore
  • Alan Eustace
  • Alan Mulally
  • Amit Singhal
  • Ann Mather
  • David Drummond
  • Eric Schmidt
  • Jeff Dean
  • John Doerr
  • John L. Hennessy
  • Krishna Bharat
  • Matt Cutts
  • Patrick Pichette
  • Paul Otellini
  • Omid Kordestani
  • Rachel Whetstone
  • Rajen Sheth
  • Ram Shriram
  • Ray Kurzweil
  • Ruth Porat
  • Salar Kamangar
  • Shirley M. Tilghman
  • Sundar Pichai
  • Susan Wojcicki
  • Urs Hölzle
  • Vint Cerf
Sáng lập
  • Larry Page
  • Sergey Brin
Khác
  • Art Project
  • Calico
  • Current
  • Chrome Experiments
  • Code-in
  • Code Jam
  • Developer Day
  • Google Business Groups
  • Made with Code
  • Data Liberation
    • Takeout
  • Google Developer Expert
  • Google for Work
  • Xe tự hành
  • Earth Outreach
  • Fiber
  • GV
  • "Google"
  • Google China
  • Google Express
  • Googlization
  • Grants
  • Google.org
  • Lunar X Prize
  • Project Fi
  • Material Design
  • Motorola Mobility
  • WiFi
  • X
Sự kiện
  • Science Fair
  • Searchology
  • I/O
  • Developer Day
  • AtGoogleTalks
  • Code Jam
  • Highly Open Participation Contest
  • Code-in
Các dự án
  • Ara
  • Loon
  • Tango
  • Sunroof
Bất động sản
  • 111 Eighth Avenue
  • Googleplex
Logo
  • Doodle4Google
  • Google Doodles
Liên quan
  • AI Challenge
  • Bomb
  • Goojje
  • Monopoly City Streets
  • Unity
  • Googled: The End of the World as We Know It
  • Thể loại Thể loại
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 7631519-8
  • LCCN: no2009043824
  • VIAF: 175276668
  • WorldCat Identities (via VIAF): 175276668

Từ khóa » Trình Duyệt Chrome Nghia La Gi