Google đánh Giá Nội Dung Website Của Bạn Dựa Trên Tiêu Chí Gì?

Chúng ta vẫn luôn biết rằng Google đánh giá website dựa trên thuật toán. Tuy nhiên thuật toán đánh giá của Google lại thay đổi không ngừng, bắt buộc người làm nội dung web phải nắm bắt và triển khai để nâng hạng website trên công cụ tìm kiếm.

>>> 2019 rồi, muốn SEO hiệu quả đừng bỏ qua những kiến thức sau

>>> Content marketing quan trọng như thế nào với doanh nghiệp?

Về cơ bản của SEO thì chia ra thành hai phần chính đó là nội dung và backlink. Nhưng bắt đầu từ năm 2016 trở đi, Google đang coi trọng phần nội dung hơn là backlink.

Nội dung

Toggle
  • Độ dài của bài viết
  • Bài viết độc nhất
  • Outbound link chất lượng
  • Câu cú & Ngữ pháp
  • Nhiều phương tiện truyền thông
  • Social Share
  • Số lượng comment trên bài viết
  • Thời gian ở trên bài viết
  • CTR vào bài viết
  • Bounce rate

Độ dài của bài viết

Độ dài của bài viết hay nội dung trên site là một trong những cách nhanh và dễ nhất của google để đánh giá sơ bộ là bài viết của bạn có chuyên sâu hay không; hướng tới người dùng hay không. Một số liệu của BacklinkO cho thấy, độ dài bài viết hay nội dung ở con số hơn 1890 chữ sẽ là con số tốt nhất.

google đánh giá web

Bài viết có nội dung dài dễ lên TOP google hơn bài có nội dung ngắn

Tại sao lại là 1890 chữ? Một chứng minh khác của Jonah Berger chứng minh rằng, nhưng bài viết trên 2000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất (lan truyền nhanh), thời gian ở lại bài viết đọc lâu hơn cũng như bài viết thường có xu hướng chuyên sâu hơn. Tất nhiên không thể nói là một bài viết 400 chữ không có khả năng lên top cao hơn bài 1890 chữ, mà bài viết hơn 1890 chữ sẽ có lợi thế hơn một chút so với những bài viết ngắn gọn.

Bài viết độc nhất

Một bài viết độc nhất được đánh giá là một nội dung chất lượng thì chuyện này không có gì bàn cãi rồi, nên sẽ không đề cập quá nhiều. Một bài viết độc nhất có thể được hiểu là một bài viết chưa từng xuất hiện trên google và cũng như chưa có ai viết đến chủ đề đó

Outbound link chất lượng

Đa phần mọi người nghĩ rằng outbound link sẽ khiến cho bài viết/trang web bạn mất đi “sức mạnh” của web vì vậy nó là bất lợi. Sự thật là nếu bạn để trong bài viết, những liên kết của bạn tới những trang web liên quan và uy tín cũng sẽ giúp tăng độ uy tín của bạn hơn cũng như những đường liên kết ấy được được click vô nhiều cũng sẽ là một yếu tố gián tiếp “nâng cấp” chất lượng bài viết bạn.

google đánh giá web

Outbound link làm tăng uy tín cho website của bạn trong mắt “người khổng lồ” Google

Hơn hết, đã có một chứng minh ReBoot Online chứng minh rằng nếu một website có các outbound link chất lượng sẽ giúp cho thứ hạng được cải thiện tích cực.

Câu cú & Ngữ pháp

Nếu bạn viết một bài dài mà câu cú cũng như ngữ pháp sai tùm lum thì người dùng vào web sẽ out luôn, và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ranking. Ngược lại nếu bài viết của bạn ngữ pháp và chính tả đúng, thì ít nhiều bạn cũng sẽ có một lợi thế trong mắt của google.

Nhiều phương tiện truyền thông

Với một nội dung dài mà chỉ toàn chữ là chữ thì người dùng cũng sẽ rất ngại đọc vì nó dễ gây nhàm chán. Nếu bài viết của bạn có nhiều hình ảnh/video, bạn sẽ có một điểm rất tốt trong ranking.

Social Share

Một bài viết được chia sẻ nhiều tất nhiên sẽ rất tốt rồi. Nhưng cụ thể thì theo 1 thí nghiệm 2016 đã chứng minh rằng:

– 100 G+ follow sẽ giúp bạn tăng 14,63% thứ hạng. – 300 G+ Votes sẽ giúp bạn tăng 9,44% thứ hạng. – 70 share & 50 link FB giúp bạn tăng 6.9% thứ hạng. – 50 Tweets tăng 2.88% thứ hạng.

Số lượng comment trên bài viết

Các website có nhiều nhận xét có thể là tín hiệu tương tác và chất lượng của người dùng

Thời gian ở trên bài viết

Nếu mọi người dành rất nhiều thời gian trên trang web của bạn, có thể được sử dụng như một tín hiệu chất lượng.

CTR vào bài viết

CTR từ google tới trang (hoặc của trang web) cho tất cả các từ khoá xếp hạng có thể là tín hiệu tương tác người dùng.

Bounce rate

outbound link

Thông số lượt truy cập và thời lượng phiên truy cập là bằng chứng chính xác cho việc đầu tư vào nội dung website

Không phải tất cả mọi người trong SEO đều đồng ý với những vấn đề về tỷ lệ thoát trang, tuy nhiên nó có thể là một cách để Google sử dụng người dùng của họ làm người kiểm tra chất lượng (những trang mà mọi người nhanh chóng bị trả lại có lẽ không phải là rất tốt).

Nguồn: Sưu tầm

Từ khóa » Cách đánh Giá Website Của Google