Góp Phần Tìm Hiểu Các Khái Niệm Sự Vật Và Thuộc Tính
Có thể bạn quan tâm
Trong hệ thống các khái niệm của phép biện chứng duy vật, mỗi khái niệm có một vị trí xác định. Nếu các khái niệm của khoa học này được sắp xếp theo thứ tự từ rộng đến hẹp, thì vị trí đầu tiên là khái niệm vật chất và kế tiếp theo sẽ là hai khái niệm sự vật và thuộc tính: bởi vì trong hiện thực khách quan không có cái gì khác ngoài các sự vật và các thuộc tính (tính quy định) của chúng. Sự vật và thuộc tính là hai khái niệm cơ bản của phép biện chứng duy vật phản ánh mọi đối tượng có trong hiện thực khách quan. Với mức độ bao quát đó chúng đã được sử dụng trong các định nghĩa về các khái niệm cơ bản khác như cái riêng cái chung, hiện tượng, bản chất, quy luật mâu thuẫn... Mặc dù vậy,bản thân hai khái niệm này lại ít được nghiên cứu thậm chí chưa được định nghĩa một cách rõ ràng.
Như chúng ta đã biết: trong các sách giáo khoa về phép biện chứng duy vật không có định nghĩa nào về sự vật và thuộc tính. Khi tìm hiểu hai khái niệm này, chúng ta thường căn cứ vào các định nghĩa sau đây được trình bày trong một số từ điển: sự vật là "cái tồn tại được nhận thức có ranh giới rõ ràng phân biệt với những cái xảy ra khác": thuộc tính là "đặc tính vốn có của sự vật nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật phân biệt được sự vật này với sù vật khác" là "tinh chất không thể tách rời của sự vật”, là "đặc tính, đặc điểm đánh dấu sự tồn tại của một sự vật". Tuy nhiên, những định nghĩa này lại đang còn tương đối sơ lược và chưa đáp ứng được yêu cầu của phép định nghĩa khái niệm.
Thực vậttheo yêu cầu của phép định nghĩa khái niệm trong định nghĩa khái niệm A bất kỳ nào đó ( trừ khái niệm vật chất), người ta phải quy nó vào một khái niệm B rộng hơn sau đó phải nêu ra được những dấu hiệu chỉ có ở những đối tượng thuộc A để phân biệt với những đối tượng cũng thuộc B nhưng không thuộc A. Chẳng hạn, ở định nghĩa "hình chữ nhật là hình bình hành cógóc vuông”, người ta đã quy khái niệm "hình chữ nhật” (A) vào khái niệm "hình bình hành" (B), đồng thời đã nêu ra được dấu hiệu phân biệt "hình chữ nhật" với ‘hình bình hành nhưng không phải là hình chữ nhật" (dấu hiệu này là có 1 góc vuông).Đối chiếu với yêu cầu của phép định nghĩa khái niệm, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, trong ba định nghĩa về thuộc tính ở trên, các tác giả đã không quy khái niệm thuộc tính vào khái niệm rộng hơn (chỉ có khái niệm vật chất mới rộng hơn khái niệm thuộc tinh), mà quy vào các khái niệm hẹp hơn là tính chất, đặc tính, đặc điểm. Giống như mọi khái niệm khác, hai khái niệm sự vật và thuộc tính có ngoại diên xác định của mình. Ngoại diên của khái niệm thuộc tính gồm vô số đối tượng có chung những dấu hiệu nào đó và nhờ đó đều được gọi là thuộc tính. Ngoại diên của khái niệm sù vật cũng gồm vô số đối tượng có chung những dấu hiệu nào đó và nhờ đó đều được gọi là sự vật. Các đối tượng thuộc ngoại diên của hai khái niệm này ngoài dấu hiệu chung là tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con người, còn có một số dấu hiệu liêng mà nhờ đó chúng ta có thể xác định được một đối lượng là sự vật chứ không phải là thuộc tính và ngược lại. Những dấu hiệu riêng này cần được nêu ra trong các định nghĩa về sự vát và thuộc tính. Song, các định nghĩa ở trên lại chưa nêu ra được những dấu hiệu riêng như vậy. Nếu cho rằng "sự vật là cái tồn tại được nhận thức rõ ràng phân biệt với những cái xảy ra khác" thì cũng có thể cho rằng "thuộc tính là cái tồn tại được nhận thức rõ ràng phân biệt với những cái xảy ra khác” tức là có thể coi được nhận thức rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác là một dấu hiệu chung của cả những đối tượng được gọi là thuộc tính và những đối tượng được gọi là sự vật.
Có tác giả cho rằng:"Sự vật đặc trưng chủ yếu cho mặt gián đoạn, ngắt quãng, tách biệt, còn thuộc tính thiên về biểu đạt mặt liêntục, nối tiếp ràngbuộc của vật chất. Có thể coi sự vật là “điểm" hay “mắt lưới",còn thuộc tính là "diện "hay "mạng lưới"trong cùng một “bức tranh chung" về hiện thực khách quan". Ở định nghĩa này,tác giả tuy đã xem xét hai khái niệm sù vật và thuộc tính trong mối quan hệ không tách rời nhau nhưng chỉ mới đề cập bước đầu đến sù khác nhau giữa hai khái niệm ấy. Do vậy định nghĩa đó cũng chưa phải là một định nghĩa hoàn chỉnh.
Định nghĩa về sử vật và thuộc tính là một vấn đề phức tạp. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thật sụ rõ ràng và được thống nhất thừa nhận. Trong khi chờ đợi có được định nghĩa như thế chúng ta có thể và cần phải xác định được những đối tượng thuộc ngoại diên qua khái niệm sự vật và những đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm thuộc tính.
Thông thường, để bảo đảm tính rõ ràng của tư tưởng trước khi sử dụng một khái niệm A nào đó, người ta phai trả lời được câu hỏi "A là gì”? Tuy nhiên, nếu như đã trả lời được câu hỏi những cái gì là A? thì trong một số trường hợp người ta có thể tạm thờichưa cần trả lời câu hỏi Alà gì"? Chẳng hạn, khi sử dụng 10 khái niệm (được gọi là 10 phạm trù) là thực thể số lượng, chất lượng, quan hệ, vị trí, thời gian, tư thế, sở hữu, hoạt động, thụ động. Arixtốt không trả lời các câu hỏi thực thể là gì? chất lượng là gì?... thay vào đó ông đã trả lời các câu hỏi "cái gì là thực thể”? "cái gì là chất lượng”? ( theo ông thực thể ví dụ là người, ngựa… chất lượng ví dụ là trắng, đen...). Hoặc khi sử dụng khái niệm số tự nhiên, người ta cũng có thể tạm thời chưa trả lời câu hỏi "số tự nhiên là gì ?" vì đã trả lời được câu hỏi "những số nào là số tự nhiên?" (số tủ nhiên ví dụ là các số: 1, 2,3...).
Tương tự như vậy, để bảo đảm tính rõ ràng của tư tưởng khi sử dụng các khái niệm sự vật và thuộc tính trong điều kiện câu hỏi sự vật và thuộc tính là gì? chưa được trá lời một cách rõ ràng thì chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi "những cái gì là sự vật và thuộc tính?". Phương pháp trả lời câu hỏi nào là tìm trong các mệnh đề, trước hết là trong các mệnh đề đơn giản, những từ chỉ sự vật và những từ chỉ thuộc tính. Bởi vì sự vật và độc tính là hai khái niệm cơ bản của phép biến chứng trong bất cứ mệnh đề nào chúng cũng đều được biểu đạt bởi những từ nào đó và do đó thông qua phân tích các mệnh đề, chúng ta có thể tìm ra những ví dụ về hai khái niệm này.Phương pháp phân tích các mệnh đề đề tìm ra các yếu tố của phép biện chứng đã được Lênin chỉ ra như sau: trong bất cứmệnh đề nào, cũng có thể (và phải) tìm ragiống như trong một "cái ngàn tổ ong" (tế bào), những mầmmống của tất cảnhũng yếu tố của phép biện chứng".
Chẳng hạn, ở mệnh đề "con ngựa này màu trắng, con ngựa kia màu đen" thì con ngựa này và "con ngựa kia" là hai từ chỉ hai sự vật còn "màu trắng" và "màu đen" là hai từ chỉ hai thuộc tính, đó là thuộc tính màu trắng và thuộc tính màu đen. Màu trắng và màu đen là hai thuộc tính chung tồn tai ở nhiều sự vật chứ không phải chỉ ở hai sự vật. Tất cả những sự vật có thuộc tính màu trắng tuy tồn tại rất phân tán về không gian và thời gian trong hiện thực khách quan nhưng vẫn được tư duy của con người "tập hợp" lại thành một lớp xác định, lớp những sự vậtcó màu trắng (tất cả những sự vật còn lại sẽ ở ngoài lớp đó và được tập hợp vào lớp nhữngsự vật không có màu trắng).Đối với thuộc tính màu đen và lớp những sự vậtcó màu đen cũng tương tự.
Ở mệnh đề “cái này là một cái cốc” thì “cái này” là từ chỉ một sựvật. Nhưng vấn đề phức tạp là ở chỗ "cái cốc" là từ chỉ một sự vật hay là từ chỉ một thuộc tính? Trong hiện thực khách quan có vô số sự vật được gọi là "cái cốc”. Sở dĩ các sự vật khác nhau đều được gọi bằng từ ấy là vì chúng đều có một thuộc tính chung nào đó. Từ “cái cốc" trong mệnh đề nói trên chính là dùng để chỉ thuộc tính chung này. Nói cách khác, từ "cái cốc" là từ dùng để chỉ thuộc tính cái cốc, một thuộc tính chung tồn tại ở từng sự vật thuộc một lớp sự vật xác định, còn từ "cái này” (hoặc tử “cái cốc này”… ) mới là từ chỉ một sự vật. Cái cốc là một thuộc tính tồn tại trong hiện thực khách quan. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy,sờ thấy hoặc làm vỡ được thuộc tính cái cốc mà chì có thể nhìn thấy, sờ thấy hoặc làm vỡ được các sự vật có thuộc tính ấy.
Nếu như cái cốc là một thuộc tính chung: thì cái nhà nguyên tử, phân tử, sinh vật, thực vật quả cam, quả ôi, động vật, ngựa, người, đàn ông, đàn bà, tư sản, vô sản... cũng là những thuộc tính chung.
Một thuộc tính chung tương ứng với nhiều sự vật. Giả sử S là một thuộc tính chung nào đó thì S1, S2… Sn là những sự vật có thuộc tính S và được tập hợp lại trong tư duy thành lớp S. Tương tự, nếu coi P là một thuộc tính chung khác nào đó thì P1, P2.... Pn là những sự vật có thuộc tính P và được tập hợp lại trong tư duy thành lớp P.Quan hệ giữa S và P có thể là điều hoà (đồng nhất, lệ thuộc, giao nhau) hoặc là không điều hoà. Nếu mọi sự vật có thuộc tính S đều có thuộc tính P và ngược lại, mọi sự vật có thuộc tính P đều có thuộc tính S thì quan hệ giữa S và P là đồng nhất. Nếu mọi sự vật có thuộc tính S đều có thuộc tính P nhưng ngược lại không phái mọi sự vật, có thuộc tính P đều có thuộc tính Sthì quan hệ giữa S và P là lệ thuộc. Quan hệ giữa S và P là giao nhau khi một số sự vật vừa có thuộc tính S vừa có thuộc tính P đồng thời một số sự vật có thuộc tính S còn lại không có thuộc tính P và một số sù vật có thuộc tính P còn lại không có thuộc tính S.
Trong trường hợp mọi sự vật có thuộc tính S đều không có thuộc tính P ngược lại mọi sự vật có thuộc tính P đều không có thuộc tính S thì quan hệ giữa S và Plà không điều hòa.
Mỗi thuộc tính được biểu đạt bằng một từ. Trong tư duy, mỗi từ dùng để biểu đạt một thuộc tính chung nào đó được hình thành sau một quá trình nhận thức lâu dài về thuộc tính chung ấy.Trên cơ sở của các cảm giác và tri giác về các sự vật bằng các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hoá, con người đã tìm ra những thuộc tính chung giống nhau của nhiều sự vật và đặt tên cho các thuộc tính chung ấy bảng những từ xác định. Các từ này vốn là những từ được dùng để chỉ các thuộc tính chung. Tuy nhiên, trong cách nói thông thường: nhiều khi chúng ta lại dùng chúng như là những từ chi sự vật. Chẳng hạn, trong các câu đùng được nước là một thuộc tính “của cái cốc" “dẫn được điện là một thuộc tính của kim loại"thì từ "cái cốc" và từ "kim loại đã được dùng như là những từ chỉ sự vật. Cách nói này thực ra là cách nói tắt. Bởi vì không phái cái cốc và kim loại có các thuộc tính đó mà là "tất cả những sự vật có thuộc tínhdựng được nước”, tất cả các sự vật có thuộc tính kim loại đều có thuộc tính dẫn được điện. Cách nói tắt như trên làm cho nhiều người lầm tưởng rằng, cái cốc và kim loại là hai sự vật chứ không phải là hai thuộc tính.
Không những mỗi thuộc tính được biểu đạt bởi một tử. mà mỗi sự vật cũng được biểu đạt bởi một từ. Trong hiện thực khách quan có vô số sự vật khác nhau. Về lý thuyết các sự vật khác nhau có thể được biểu đạt bởi các từ khác nhau hay trong hiện thực khách quan có bao nhiêu sự vật thì có thể có bấy nhiêu từ. Song, trong nhận thức. một từ có thể được chúng ta dùng để chỉ nhiều sự vật. Ví dụ nhiều người có cùng một tên gọi, tên gọi ấy là một từ, đó là từ đa nghĩa được dùng để chỉ nhiều đối tượng mà mỗi đối tượng ở đây là một sự vật (mỗi nghĩa tương ứng với một sự vật). Khác với từ đa nghĩa, từ cái cốc nói ở trên chỉ có một nghĩa được dùng để chỉ một đối tượng: đối tượng nào là một thuộc tính chứ không phải là một sự vật. Thuộc tính cáicốc tồn tại ở một lớp gồm nhiều sự vật khác nhau. Điều đó đôi khi làm cho chúng ta lầm tưởng rằng cái cốc không phải là một thuộc tính.
Tóm lại, trong hiện thực khách quan có vô số đối tượng được gọi là sự vật và vô số đối tượng được gọi là thuộc tính. Sự vật nào cũng có nhiều thuộc tính, thuộc tính nào cũng tồn tại ở một hoặc ở nhiều sự vật. Nhờ có thuộc tính mà chúng ta mới biết được một sự vật nào đó là gì, nó giống và khác với các sự vật khác như thế nào. Sự vật và thuộc tính là hai khái niệm khác nhau. Khái niệm thuộc tính dùng đề chỉ các đối tượng như màu trắng, màu đen, tốt, xấu, cái cốc, cái nhà, ngựa, người đàn ông, đàn bà, tư sản, vô sản... còn khái niệm sự vật dùng để chỉ các đối tương như cái màu trắng này hoặc cái màu trắng kia, cái cốc này hoặc cái cốc kia, cái nhà này hoặc cái nhà kia, người này hoặc người kia... Tuykhông thể xác định được đầy đủ tất cả các đối tượng thuộc ngoại diên của hai khái niệm này, bởi số lượng các đối tượng ấy là vô cùng lớn nhưng từ những đối tượng vừa nêu chúng ta có thể suy ra được nhiều đối tượng khác.
Trong khi chưa có được một định nghĩa rõ ràng về sự vật và thuộc tính,việc xác định ngoại diên của hai khái niệm ấy là rất cần thiết vì đó là một cơ sơ quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu các khái niệm khác hẹp hơn của phép biện chứng duy vật, kể cả các khái niệm cơ bản như cái chung,cái riêng: bản chất, hiện tượng, tất nhiên, ngẫu nhiên. mâu thuẫn, quy luật... Xác định ngoại diên của hai khái niệm sù vật và thuộc tính là một vấn đề ít được đề cập đến trong các sách báo triết học. Để làm rõ vấn đề này cần phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn.
Từ khóa » Cái Vốn Có Của Sự Vật
-
Khái Niệm Dùng để Chỉ Những Thuộc Tính Cơ Bản Vốn Có Của Sự Vật ...
-
Những Thuộc Tính Cơ Bản, Vốn Có Của Sự Vật Và Hiện Tượng, Tiêu Biểu
-
Quy Luật Lượng - Chất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hai Nguyên Lý Của Phép Biện Chứng Duy Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Dùng để Chỉ Những Thuộc Tính Cơ Bản, Vốn Có Của Sự...
-
Trong Triết Học, Những Thuộc Tính Cơ Bản, Vốn Có Của Sự Vật Và Hiện ...
-
HÓA HỌC: BÀI 2 NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN ...
-
[PDF] Vật Chất Là Một Phạm Trù Nền Tảng Của Chủ Nghĩa Duy Vật Triết
-
Vận Dụng Quy Luật Lượng- Chất Trong Học Tập Và Nghiên Cứu
-
(DOC) Chương I | Kaido Quý
-
Những Thuộc Tính Cơ Bản, Vốn Có Của Sự Vật Và Hiện Tượng
-
Phép Biện Chứng Duy Vật - Phương Pháp Luận Của Nhận Thức Khoa ...
-
Bộ 300 Câu Hỏi Trắc Nghiệm ôn Tập Thi 6 Bài Lý Luận Chính Trị Trong ...