Góp ý Dự Thảo Luật Thực Hiện Dân Chủ ở Cơ Sở

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Giới thiệu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai
  • Tin Tức
    • VKSND tỉnh Gia Lai
      • Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai 45 năm xây dựng và phát triển
    • VKSND huyện, thị xã, thành phố
    • Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
    • Bản tin kiến nghị phòng ngừa tội phạm
    • Công tố - Kiểm sát
    • Công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Chúng tôi là Kiểm sát viên
    • Học tập làm theo lời Bác
  • Tải về
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Sơ đồ TTĐT
  • Trang nhất
  • Nghiên cứu - Trao đổi
Ngày Pháp luật Việt Nam Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh Góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở Thứ tư - 18/05/2022 10:07 4.450 0 Qua nghiên cứu Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (bản dự thảo trình Quốc hội) gồm 07 chương với 74 Điều, tác giả xin tham gia góp ý một số nội dung như sau: 1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Dự thảo có quy định về “Cộng đồng dân cư” là một chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở (ví dụ như quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21…). Tuy nhiên, tại Điều 1 (Phạm vi điều chỉnh) không quy định điều chỉnh bất cứ nội dung nào liên quan đến “Cộng đồng dân cư”. Ngoài ra, tại Điều 1 vừa quy định cả phạm vi điều chỉnh lẫn đối tượng áp dụng là không phù hợp và không rõ ràng. Đề nghị: Bổ sung thêm 01 Điều luật quy định về “Đối tượng áp dụng” của Luật và bổ sung thêm vào phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng phần nội dung có liên quan đến “Cộng đồng dân cư”. 2. Về giải thích từ ngữ - Tại Dự thảo có quy định về “Cử tri” và khái niệm này được giải thích tại khoản 1 Điều 15. Tuy nhiên, việc giải thích khái niệm “Cử tri” ở Điều 15 trong khi điều luật này quy định về chủ thể có thẩm quyền bàn và quyết định, là không phù hợp. Đề nghị: bổ sung, quy định khái niệm “Cử tri” vào “Điều 2. Giải thích từ ngữ”; không để nội dung giải thích khái niệm “Cử tri” tại khoản 1 Điều 15. - Tại khoản 4 Điều 2 có quy định về cụm từ “lợi ích cộng đồng”. Tuy nhiên, không có nội dung nào giải thích khái niệm “lợi ích cộng đồng” được hiểu là những lợi ích như thế nào? Đề nghị: bổ sung thêm vào Điều 2 “một khoản” để giải thích khái niệm “Lợi ích cộng đồng”. - Cũng tại khoản 4 Điều 2 có quy định về cụm từ “Cộng đồng”. Tuy nhiên, “Cộng đồng” ở khoản 4 Điều 2 có trùng với khái niệm “Cộng đồng dân cư” ở khoản 3 Điều 2 hay không? Đề nghị: làm rõ khái niệm “cộng đồng” ở khoản 4 Điều 2 và khái niệm “cộng đồng dân cư” ở khoản 3 Điều 2. 3. Về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở Tại khoản 4 Điều 3 Dự thảo quy định: “Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư”. Tuy nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của “cộng đồng dân cư” cụ thể là “quyền” gì và “lợi ích” gì; ai là người đại diện cho “cộng đồng dân cư” và “cơ chế” bảo vệ như thế nào thì Dự thảo Luật không đề cập. Đề nghị: cần xem xét làm rõ những nội dung cụ thể liên quan đến “quyền và lợi ích hợp pháp” của “cộng đồng dân cư” như đã phân tích nêu trên để bảo đảm tính khả thi và có giá trị thực hiện trên thực tiễn khi luật được thông qua và thi hành. 4. Về các hình thức công khai thông tin để Nhân dân biết quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 và các hình thức Nhân dân tham gia ý kiến quy định tại khoản 5 Điều 23 Dự thảo quy định: “Thông qua mạng xã hội zalo, viber, facebook….” là không phù hợp. Bởi lẽ, các mạng xã hội viber, facebook là mạng xã hội của nước ngoài, do cá nhân người nước ngoài làm chủ, máy chủ được đặt ở nước ngoài, không phải là mạng có thể tồn tại vĩnh viễn và không phải bất cứ nội dung gì của các mạng xã hội này mà cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, nội dung “bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã và tại thôn, tổ dân phố” là nội dung không cần thiết phải ghi vào Luật. Do vậy, quy định này không phù hợp và không khả thi. Đề nghị: bỏ điểm g khoản 1 Điều 10 và bỏ khoản 5 Điều 23. Tuy nhiên, sẽ giữ lại cụm từ “thông qua mạng xã hội” và đưa gộp cụm từ này vào trước cụm từ “Hình thức khác theo quy định của pháp luật” tại điểm h khoản 1 Điều 10 và khoản 6 Điều 23. Sau khi gộp lại sẽ có nội dung là: “Thông qua mạng xã hội và hình thức khác theo quy định của pháp luật”. 5. Về văn bản của cộng đồng dân cư Tại Điều 20 có quy định về trường hợp văn bản của cộng đồng dân cư “có nội dung trái pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội” thì sẽ bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ. Nhận thấy, đối với trường hợp văn bản của cộng đồng dân cư “có nội dung trái pháp luật” mà đang có hiệu lực thi hành thì cần phải “bãi bỏ” ngay để tránh xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, Dự thảo Luật không đề cập đến việc “bãi bỏ” ngay cũng như không đề cập đến thời hạn, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu không “bãi bỏ” ngay văn bản của cộng đồng dân cư “có nội dung trái pháp luật”. Bên cạnh đó, đối với trường hợp văn bản của cộng đồng dân cư “có nội dung trái pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội” thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản này được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này. Như vậy, trong khi chờ sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản của cộng đồng dân cư thì mặc nhiên văn bản này vẫn phát sinh hiệu lực và sẽ có khả năng, nguy cơ xâm hại đến quyền và lợi ích của người dân. Đề nghị: cần có quy định về việc “Tạm đình chỉ” hoặc “Đình chỉ” thi hành đối với phần nội dung văn bản của cộng đồng dân cư có nội dung “không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội” trong khi chờ sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản của cộng đồng dân cư như quy định tại khoản 3 Điều 20. Ủy ban nhân dân cấp xã là chủ thể có thẩm quyền tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. 6. Về Điều 37. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định Tại khoản 1 Điều 37 quy định: “Giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị”. Nhận thấy, các văn bản của Đảng bao gồm rất nhiều hình thức như: Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; Chiến lược; Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị; Kết luận; Quy chế; Quy định; Thông tri; Hướng dẫn; Thông báo… Nếu chỉ quy định cụ thể “Giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng” như khoản 1 Điều 37 là chưa đầy đủ. Đề nghị: sửa lại khoản 1 Điều 37 như sau: “Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị”. 7. Về nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân Điều 58 Dự thảo quy định: “Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật…”. Quy định này là không đầy đủ vì không có nhiệm vụ giám sát thực hiện “chủ trương, đường lối của Đảng” Đề nghị: sửa lại Điều 58 như sau: “Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…”./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thành Duy

Tags: tham gia, thực hiện, nội dung, cơ sở, quốc hội, dân chủ, nghiên cứu, tác giả

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định ghi âm, ghi hình trong hỏi cung bị can

    (19/05/2022)
  • “Tự đào tạo” qua phiên tòa rút kinh nghiệm

    (24/05/2022)
  • Một số kinh nghiệm, giải pháp thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với hoạt động hỏi cung bị can trong các vụ án hình sự

    (24/05/2022)
  • Kinh nghiệm số hóa hồ sơ trong kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự

    (07/06/2022)
  • Huớng dẫn một số nội dung công tác phòng, chống tiêu cực

    (12/08/2022)
  • Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới: Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác

    (19/08/2022)
  • Cảnh giác “bẫy” lừa xin việc

    (19/08/2022)
  • Cảnh giác hình thức cho vay lãi nặng và giải pháp phòng ngừa

    (22/08/2022)
  • Phòng chống dịch đừng quên “vũ khí” vắc-xin!

    (22/08/2022)
  • Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiến nghị phòng ngừa, khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước

    (29/08/2022)
  • Tìm hiểu một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi hỏi cung bị can trong trường hợp ghi âm, ghi hình có âm thanh

    (13/05/2022)
  • Kinh nghiệm thực hiện Quyền yêu cầu của KSV trong khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông đường bộ

    (09/05/2022)
  • Nghĩa vụ chứng minh của đương sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và hướng hoàn thiện

    (09/05/2022)
  • Một số vấn đề đặt ra trong việc thu thập, tiếp nhận chứng cứ do người bào chữa thu thập, giao nộp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

    (31/03/2022)
  • Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; Huỷ hoại rừng” tại địa bàn huyện Kbang

    (21/03/2022)
  • Nhận diện một số vi phạm của UBND cấp xã trong hòa giải tranh chấp đất đai và một số giải pháp

    (21/03/2022)
  • Trao đổi về tình tiết “chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

    (10/03/2022)
  • Bàn về tình tiết “chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong vụ án cụ thể

    (08/03/2022)
  • Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

    (04/03/2022)
  • Khi nào trẻ em mắc Covid -19 được dỡ bỏ cách ly?

    (28/02/2022)
ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • Sau
  • Trước
Chuyển đổi số Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Công khai ngân sách Mail công vụ Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay2,870
  • Tháng hiện tại66,734
  • Tổng lượt truy cập19,130,007
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Khái Niệm Dân Chủ Cơ Sở Là Gì