GPT Là Gì Và Những điều Cần Biết Về Chỉ Số GPT? - Nhà Thuốc AZ

GPT là một trong 4 chỉ số men gan quan trọng phản ánh tình trạng tổn thương của gan. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh gan mà chỉ số này sẽ có sự thay đổi. Vậy cụ thể chỉ số GPT là gì? GPT tăng bao nhiêu là nguy hiểm? Cách phòng ngừa tăng GPT?

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Chỉ số GPT. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

GPT là gì?

Chỉ số GPT là gì?
Chỉ số GPT là gì?

GPT còn được gọi là ALT- là cụm từ viết tắt của enzyme Alanine aminotransferase, một loại enzym đặc trưng ở các tế bào gan, ngoài ra nó cũng tồn tại ở thận, tim và cơ xương nhưng với số lượng ít hơn ở gan. ALT là một chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi axit amin Alanine thành L-glutamate và cả Pyruvate. Đồng thời, enzym này cũng là chất trung gian quan trọng giúp tạo ra năng lượng tế bào.

Chỉ số GPT là một chỉ số đặc hiệu của men gan, được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương của gan và các vấn đề liên quan. Xét nghiệm GPT được chỉ định trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan.

Xét nghiệm GPT có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc thường kết hợp với một số xét nghiệm khác như xét nghiệm AST để đánh giá chính xác nhất tình trạng tổn thương của gan.

Nguyên nhân gây GGT cao là gì?

Nguyên nhân gây GGT cao là gì?
Nguyên nhân gây GGT cao là gì?

Chỉ số GPT cao bất thường có thể do nguyên nhân sau:

  • Bị các bệnh viêm gan do virus như viêm gan A, B, C, E, D;
  • Do uống nhiều và kéo dài rượu bia, nhất là rượu tự pha;
  • Do bị bệnh sốt rét;
  • Do các bệnh về đường mật như viêm đường mật, sỏi đường mật, viêm túi mật, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan;

Men gan cao rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, đặc biệt ở những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm gan, thậm chí nặng hơn là ung thư gan. Do đó, nếu được chẩn đoán là có chỉ số men gan cao thì người bệnh cần hết sức thận trọng trong việc thăm khám bệnh, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng lên.

Nếu là bị viêm gan cấp tính thì chỉ số GPT trong máu thường duy trì ở mức cao liên tục trong khoảng 1- 2 tháng. Và khoảng 3- 6 tháng sau đó, chỉ số này sẽ về mức bình thường.

Chỉ số GPT tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số GPT tăng bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số GPT tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Kết quả bình thường

  • Người lớn hoặc trẻ em: 4-36 đơn vị/L ở 37°C, hoặc 4-36 đơn vị/L (đơn vị SI).
  • Người cao tuổi: có thể cao hơn so với người lớn.
  • Trẻ sơ sinh: có thể cao gấp đôi người lớn.

Kết quả bất thường

  • Trong trường hợp tế bào gan bị phá hủy thì enzyme GPT được giải phóng vào máu với số lượng lớn, khiến GPT tăng lên.
  • Khi GPT đạt trên 200 UI/L cảnh báo tình trạng nguy hiểm.

Khi nào bạn nên tiến hành thực hiện xét nghiệm ALT/GPT?

Xét nghiệm GPT sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xác định bệnh liên quan đến gan, đặc biệt là những bệnh như xơ gan và viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc hay do siêu vi.
  • Kiểm tra xem gan có bị tổn thương hay không;
  • Đi tìm nguyên nhân gây bệnh vàng da, xem thử là do bất thường về máu hay là bất thường ở gan.
  • Theo dõi tình trạng gan khi đang dùng các thuốc điều trị các bệnh khác nhưng gây độc lên gan.

Bạn nên biết điều gì trước khi thực hiện xét nghiệm ALT/GPT?

Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT/GPT bao gồm:

  • Nếu bạn vừa tiêm vào bắp thịt thì xét nghiệm GPT có thể không chính xác.
  • Một số thuốc có thành phần từ thiên nhiên có thể làm sai lệch kết quả GPT.
  • Tập luyện thể dục thể thao cường độ cao hoặc các chấn thương đến cơ sẽ làm tăng chỉ số ALT/GPT.
  • Đặt ống thông tim mạch hoặc tiến hành phẫu thuật trong thời gian gần đây có thể làm tăng nồng độ GPT.
  • Những thuốc có thể làm tăng nồng độ GPT bao gồm Acetaminophen, Allopurinol, Ampicillin, Acid aminosalicylic (PAS), azathioprine, chlordiazepoxide, clofibrate, carbamazepine, cephalosporin, chlorpropamide, cloxacillin, codeine, dicumarol, indomethacin, methotrexate, isoniazid (INH), methyldopa, nitrofurantoin, nafcillin, acid nalidixic, thuốc tránh thai, oxacillin, phenothiazin, phenytoin, phenylbutazone, procainamide, propoxyphene, propranolol, salicylates, tetracycline, quinidin và verapamil.

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm GPT?

Tránh các hoạt động quá nặng và phải báo cho bác sĩ biết:

  • Mọi loại thuốc được kê đơn và các loại thảo dược bạn hiện đang sử dụng;
  • Những loại thuốc mà bạn bị kích ứng;
  • Bạn đang có thai hay không;
  • Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về mọi lo lắng liên quan đến xét nghiệm như xét nghiệm có biến chứng gì hay không, nó sẽ được tiến hành như thế nào và kết quả sẽ ra sao.

Khi đi xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để nhân viên y tế có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay.

Biến chứng nguy hiểm của GPT cao

Men gan cao là một dấu hiệu của bệnh xơ gan, ung thư gan.

Gan là một cơ quan thải độc quan trọng trong cơ thể. Nó được xem như nhà máy chính của việc chuyển hóa cồn và là cơ quan đích chủ yếu của các chấn thương do rượu.

Mọi chất độc khi vào cơ thể đều được xử lý qua gan. Các kết quả sinh hóa đặc trưng bao gồm GGT tăng rất cao và tỉ số AST/ALT > 2 với AST< 8 lần giá trị giới hạn bình thường trên và ALT < 5 giá trị giới hạn bình thường trên.

Lượng men gan cao ở người uống bia, rượu tùy thuộc vào liều lượng và chất lượng của rượu, bia. Thông thường, khi lượng men gan cao do rượu thì loại AST thường tăng cao 2 – 10 lần trong khi đó lượng GPT tăng ít hơn.

Ở giai đoạn này nếu lạm dụng bia rượu quá nhiều thì rất nguy hiểm vì hàm lượng acetaldehyde là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia rượu, nó sẽ phá hủy tế bào gan rất mạnh. Khi tế bào gan bị hủy hoại hàng loạt gây ra viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, men gan cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc thậm chí gây ung thư gan.

Men gan cao làm giảm tuổi thọ:

  • Khi trị số ALT tăng gấp 2 lần sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong.
  • Và khi trị số này tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ là 59%.

Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, viêm thận mãn, nhồi máu cơ tim, viêm cơ, viêm túi mật, động kinh…

Cách phòng ngừa tăng GPT hiệu quả

Có nhiều cách để bảo vệ gan ít tổn thương nhất, đặc biệt là hạn chế tăng men gan, trong đó đặc biệt là tăng ALT/GPT

Ăn uống hợp lý

Hoa quả tươi và rau xanh rất tốt cho cơ thể vì chúng giúp mát gan, lợi tiểu, giàu vitamin và khoáng chất.

Nên hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, bia, rượu, cà phê, chất kích thích. Không nên hút thuốc lá vì nó làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Ngủ sớm và đúng giờ

Hãy tập cho bản thân thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Tốt nhất, bạn hãy đi ngủ trước 23h. Ngủ sớm giúp máu trong cơ thể bạn có đủ thời gian trở về gan và giải độc cho gan.

Uống nhiều nước

Hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Do đó, để đạt được hiệu quả giải độc cho gan, hãy uống nước làm nhiều lần trong một ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.

Tránh lạm dụng thuốc

Để gan luôn khỏe mạnh, hãy hạn chế dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có độc lên gan. Có thể cân nhắc sử dụng những chế phẩm tốt hơn cho gan. Tuy nhiên, nên quan tâm nguồn gốc sản phẩm và nhà sản xuất uy tín. Những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên và có thử nghiệm lâm sàng rõ ràng nên được ưu tiên sử dụng.

Tăng cường luyện tập

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cô thể, bảo vệ và duy trì ổn định chức năng giải độc của gan. Các loại hình thể dục và thể thao không yêu cầu kỹ thuật cao, đơn giản và không mất quá nhiều sức thường có lợi cho gan như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội…

Tránh lây nhiễm

Nên tiêm ngừa viêm gan cũng như sinh hoạt tình dục lành mạnh. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh về gan nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Một số câu hỏi liên quan đến chỉ số GPT

Cách làm giảm trị số GPT?

Nếu chỉ số ALT/GPT bình thường, điều này có thể làm để giảm chỉ số men gan này:

Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy những người uống cà phê hàng ngày có chỉ số ALT/GPT thấp hơn so với những người không uống. Việc uống từ 1-4 cốc cà phê mỗi ngày đã được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan và ung thư.

Làm gì khi chỉ số ALT/GPT cao?

  • Người uống cà phê hàng ngày có chỉ số ALT/GPT thấp hơn so với những người không uống
  • Ăn đồ ăn có chứa nhiều folate hoặc uống axit folic

Việc ăn nhiều đồ ăn với hàm lượng folate cao hoặc uống bổ sung axit folic đã được chứng minh là có liên quan đến việc giảm chỉ số ALT/GPT.

Hai chất này là hai dạng của vitamin B9 khác nhau. Folate thường được tìm thấy trong thực phẩm như măng tây, rau xanh, chanh, chuối hay các loại đậu…và axit folic là một dạng vitamin B9 tổng hợp và thường được tìm thấy trong viên uống bổ sung. Lựa chọn uống bổ sung axit folic, bạn hãy uống đủ 0.8mg mỗi ngày để có thể giảm chỉ số ALT/GPT

  • Thay đổi chế độ ăn

Chỉ số ALT/GPT tăng nhẹ có nguy hiểm không?

Trong các bệnh lý viêm gan cấp, nhẹ hoặc bệnh gan mạn tính (viêm gan mạn, xơ gan, di căn gan), thường nồng độ ALT/GPT trong máu không tăng nhiều, thường gấp dưới 4 lần so với bình thường. Ở mức tăng ALT/GPT này, được đánh giá vấn đề gan ở mức bình thường đến nhẹ, nhưng bạn vẫn cần thực hiện xét nghiệm này thường xuyên để theo dõi sự thay đổi.

Các nguyên nhân gây chỉ số ALT/GPT tăng nhẹ đến vừa có thể do tắc nghẽn ống mật, gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, một số trường hợp lạm dụng rượu bia, tổn thương tim hoặc có khối u trong gan cũng khiến nồng độ ALT/GPT tăng nhẹ.

Tại sao chỉ số ALT lại quan trọng?

Cơ thể người sử dụng men gan ALT/GPT để phân huỷ thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên khi có tổn thương gan, lượng men gan ALT/GPT trong máu sẽ tăng.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ALT/GPT nếu bạn có dấu hiệu tổn thương gan như:

  • Tình trạng đau hoặc sưng dạ dày
  • Buồn nôn/ nôn
  • Vàng da, vàng mắt
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân có màu sáng
  • Ngứa da

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm này trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh đã có tiếp xúc với virus viêm gan
  • Người bệnh uống nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu…
  • Gia đình có thành viên với tiền sử bị bệnh về gan
  • Uống thuốc có tác dụng phụ gây nên các tác động về gan

Xét nghiệm ALT/GPT có thể được thực hiện trong xét nghiệm máu thông thường hoặc có thể được dùng để xác định độ hiệu quả của việc điều trị bệnh lý liên quan đến gan.

Kết quả xét nghiệm ALT

Kết quả xét nghiệm ALT bình thường có thể dao động từ 7-55 đơn vị mỗi lít. Chỉ số ALT thường cao hơn ở nam giới so với nữ giới.

Các nguyên nhân có thể làm tăng nhẹ chỉ số ALT:

  • Lạm dụng đồ uống có cồn như bia rượu
  • Xơ gan
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Các loại thuốc statin, aspirin và một số thuốc gây ngủ

Các nguyên nhân có thể làm tăng vừa chỉ số ALT:

  • Bệnh gan mãn tính
  • Lạm dụng đồ uống có cồn
  • Xơ gan
  • Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)
  • Đau tim hoặc suy tim
  • Tổn thương thận
  • Chấn thương cơ
  • Tổn thương tế bào hồng cầu
  • Sốc nhiệt
  • Thừa Vitamin A

Chỉ số ALT cao có thể được gây nên bởi:

  • Viêm gan siêu vi cấp
  • Quá liều thuốc của một số thuốc như acetaminophen/paracetamol
  • Ung thư gan
  • Sốc nhiễm khuẩn

** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Chỉ số GPT. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

Từ khóa » Chỉ Số Gpt