Gross Margin: Cách Tính Và áp Dụng (CHI TIẾT) - GoValue

Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng cho bạn một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp.

Thực tế là…

Để giải quyết hạn chế này, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng thêm 3 chỉ tiêu:

  • Gross Profit Margin
  • Operating Profit Margin
  • Net Profit Margin

Trong đó:

Chỉ tiêu Gross profit margin (Biên lợi nhuận gộp) là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Và nếu biết cách khai thác, bạn sẽ có được những thông tin hay góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này.

Qua đó, củng cố thêm cho các quyết định đầu tư của mình.

Vậy Gross profit margin là gì? Cách tính như thế nào và nó cho bạn biết điều gì khi đánh giá doanh nghiệp.

Ngay bây giờ, hãy cùng GoValue tìm hiểu về chỉ tiêu này.

Gross Profit Margin (hay Gross Margin) là gì?

Gross Profit Margin, hay Gross Margin (Biên lợi nhuận gộp) là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.

Bạn cần chú ý là margin ở đây được hiểu là Biên lợi nhuận.

Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút

Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.

Truy cập website: www.simplize.vn

Đừng nhầm lẫn với margin (hay vay margin) mà mọi người thường nhắc đến khi đầu tư chứng khoán nhé.

Cách tính Gross Margin?

Cách tính chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản.

Trước hết, bạn cần tính Gross profit (Lợi nhuận gộp) bằng cách lấy Revenue (Doanh thu thuần) trừ đi COGS (Giá vốn hàng bán).

Sau đó, lấy Gross profit chia cho Revenue là bạn sẽ có Gross Margin.

Công thức cụ thể như sau:

ct-tinh-gross-margin

Hay…

Gross Margin

Để dễ hình dung, hãy cùng GoValue làm một ví dụ thực tế với cổ phiếu Vinamilk (VNM).

Ví dụ cách tính Gross Margin của Vinamilk (VNM)

Bước 1: Tải về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trước tiên, bạn cần có trong tay Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VNM.

Báo cáo này là 1 trong 4 cấu phần quan trọng tạo nên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Bạn có thể tải về tại Website của doanh nghiệp hoặc các trang tin tài chính như Cafef, Vietstock…

Ở ví dụ này, GoValue sử dụng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất bán niên 2019 của VNM.

gross-margin-vi-du

Bước 2: Xác định Gross Profit

Từ các dữ liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, bạn hãy tổng hợp và tính Gross profit theo bảng sau:

Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019):

(triệu đồng)

Doanh thu thuần (a)

27,788,261

Giá vốn hàng bán (b)

14,619,313

Gross Profit (c) = (a) – (b)

13,168,948

Hoặc sử dụng ngay chỉ tiêu Lợi nhuận gộp đã được tính sẵn trên báo cáo.

Việc tính toán lại, với mục đích GoValue muốn chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ nguồn gốc của chỉ tiêu này.

Bước 3: Tính Gross Margin

Ở bước này, bạn chỉ cần lấy Gross Profit chia cho Doanh thu thuần như bảng dưới đây:

Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019):

(triệu đồng)

Doanh thu thuần (a)

27,788,261

Gross Profit (c)

13,168,948

Gross Margin (d) = ((c) / (a))*100

47.39%

Như vậy, biên lợi nhuận gộp của VNM trong 6 tháng đầu năm 2019 là 47.39%.

Có nghĩa là…

Trong 6 tháng đầu năm 2019, với 100 đồng doanh thu tạo ra thì VNM thu về được 47.39 đồng lợi nhuận gộp.

Vậy Gross Margin của VNM như vậy đã tốt hay chưa?

Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Như đã giới thiệu trong phần mở đầu, việc đánh giá Gross Margin sẽ giúp bạn có những thông tin và góc nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản…

Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả.

Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.

GoValue cho rằng 3 đặc điểm sau đây sẽ giúp bạn đánh giá được Gross Margin của doanh nghiệp đã tốt hay chưa?

Gross Margin ổn định qua các thời kỳ

Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có xu hướng duy trì Gross Margin ổn định qua các thời kỳ.

Trừ khi có những thay đổi lớn về mô hình kinh doanh hoặc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành.

Nếu bạn đang phân tích một doanh nghiệp và thấy Gross Margin trong lịch sử khoảng 20% – 25% nhưng đột nhiên giảm xuống 10%, thì bạn cần phải xem xét một cách nghiêm túc.

Bất kể biến động đáng kể nào cũng có thể tiềm ẩn các yếu tố như chi phí nguyên vật liệu tăng, dây chuyền sản xuất bị hỏng hóc hay thậm chí gian lận trong chế độ báo cáo.

Ngược lại…

Gross Margin tăng đột biến, có thể có một số lý do chính đáng như doanh nghiệp phục hồi sau khủng hoảng hay sự tăng trưởng ấn tượng từ một dòng sản phẩm, ngành kinh doanh.

Điều quan trọng là bạn cần biết chính xác khoản lợi nhuận ấy đến từ đâu và nó được tạo ra bằng cách nào?

Thậm chí, nếu tinh ý bạn có thể sẽ phát hiện ra lợi thế cạnh tranh mới của doanh nghiệp.

Nhìn lại Gross Margin của Vinamilk, bạn sẽ thấy sự ổn định của nó trong suốt 5 năm vừa qua:  Gross Margin

Ngoài ra, yếu tố đặc thù của ngành nghề kinh doanh cũng phản ánh rõ nét qua độ ổn định biên lợi nhuận gộp.

Đặc biệt với ngành có tính chu kỳ (Cyclical) cao như Bất động sản thì Gross Margin thường biến động bất thường.

Gross Margin

Và cũng chính bởi sự bất ổn này mà GoValue không ưa thích các cổ phiếu thuộc nhóm ngành Bất động sản.

Gross Margin có xu hướng tăng qua các thời kỳ

Một doanh nghiệp có Gross Margin tăng qua các thời kỳ là tín hiệu tích cực.

Nó cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã có những cải tiến trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm khiến hiệu quả được cải thiện liên tục.

Và điều này cũng hàm ý lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố.

Gross Margin

Không chỉ ổn định…

Biên lợi nhuận gộp của VNM còn cho thấy xu hướng tăng qua các thời kỳ.

VNM có được điều này do cải thiện giá bán sản phẩm khi thị phần tăng qua các năm và giảm thiểu chi phí sản xuất nhờ chủ động nguồn nguyên liệu, cải thiện năng suất đàn bò.

Gross Margin cao hơn so với trung bình ngành

Gross Margin thấp chưa thể khẳng định một công ty hoạt động kém.

Điều quan trọng là bạn phải so sánh chỉ tiêu này giữa các công ty trong cùng một ngành thay vì so sánh chúng giữa các ngành.

Ví dụ:

Một công ty tư vấn luật hoạt động trong ngành dịch vụ có đặc điểm chi phí sản xuất thấp sẽ có biên lợi nhuận gộp cao.

Trong khi đó, chỉ tiêu này chắc chắn sẽ thấp hơn đối với một công ty sản xuất xe hơi vì chi phí sản xuất cao.

Một ví dụ khác…

Gross Margin của VNM năm 2018 là 46.8%.

Chỉ tiêu này của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là 20.9%.

Nếu như VNM là doanh nghiệp số 1 ngành sữa Việt Nam thì HPG cũng là “ông vua” của ngành Thép.

So sánh chỉ tiêu Gross Margin giữa 2 doanh nghiệp này sẽ chẳng cung cấp thêm cho bạn một góc nhìn sâu sắc nào hơn về VNM hay HPG.

Nhưng nếu bạn so sánh giữa HPG với các doanh nghiệp khác trong ngành Thép, bạn sẽ nhận thấy ngay sự nổi trội của HPG trong ngành.

Theo W.Buffett, những doanh nghiệp có Gross Margin vượt trội so với trung bình ngành luôn tồn tại một “Economic moats” – lợi thế cạnh tranh giống như con hào bao quanh lâu đài.

Đó là những doanh nghiệp mà bạn nên bỏ công tìm kiếm.

Những doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh bền vững và hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực của mình.

Bottom lines?

Gross Margin là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ.

Để sử dụng hiệu quả chỉ tiêu này, bạn cần đánh giá trên các khía cạnh khác nhau như xu hướng, tính ổn định và so sánh tương quan trong ngành.

Bên cạnh đó, khi kết hợp thêm với các chỉ số định giá như chỉ số P/S bạn sẽ đánh giá được một cổ phiếu đang đắt hay rẻ hơn so với các đối thủ khác trong ngành.

Mặc dù vậy, Gross Margin mới chỉ là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cao không đảm bảo lợi nhuận sau cùng bạn thu được cũng cao tương ứng.

Do đó, bạn vẫn cần phải đánh giá thêm Operating Profit Margin và Net Profit Margin là những chỉ tiêu đã phản ánh đầy đủ các chi phí còn lại như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và thuế.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

  • Net profit margin
  • Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính (NHANH)
  • ROE là gì? Cách tính và ứng dụng (HIỆU QUẢ NHẤT)

Từ khóa » Công Thức Lợi Nhuận Gộp Biên