Gross Profit Là Gì? Thuật Ngữ Trong Ngành Kế Toán Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm của Gross Profit
Trước khi khám phá về ý nghĩa và vai trò của cụm từ này chúng ta sẽ làm quen với nó bằng cách xem xét về ý nghĩa trong Tiếng Việt của từ. Trong Tiếng Việt chúng ta có thể dịch ra một cách sát nghĩa nhất thì Gross Profit là “lợi nhuận gộp”. Vậy lợi nhuận gộp là được hiểu cụ thể định nghĩa như thế nào? Cụm từ này chắc sẽ xa lạ với những ai không kinh doanh hay làm trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi tôi sẽ lấy một câu chuyện nhỏ làm ví dụ để bạn có thể hình dung ra “lợi nhuận gộp” một cách dễ hiểu và dễ nhớ hơn nhé! Bạn hãy đoán xem cửa hàng nào làm việc hiệu quả hơn.
Có hai cửa hàng cùng kinh doanh sản phẩm đồ điện lạnh. Cửa hàng thứ nhất mỗi tháng có doanh thu 100 triệu đồng, chi phí nhập hàng về, chi phí vận tải, chi phí duy trì máy móc, bảo quản sản phẩm là 50 triệu đồng.
Doanh thu cửa hàng: 100 triệu đồng
Giá vốn hàng bán: 50 triệu đồng
Bạn sẽ tính lợi nhuận gộp bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu cửa hàng.
=> Lợi nhuận gộp của cửa hàng một là: 100 triệu - 50 triệu = 50 triệu đồng
Cửa hàng hai cũng có doanh thu một tháng là 100 triệu đồng. Chi phí nhập hàng và bảo quản hàng hóa là 70 triệu đồng.
Doanh thu cửa hàng: 100 triệu đồng
Giá vốn hàng bán: 70 triệu
=> Lợi nhuận gộp của cửa hàng hai là: 100 triệu - 70 triệu = 30 triệu đồng
Vậy cửa hàng một có lợi nhuận gộp nhiều hơn cửa hàng hai là 50 triệu - 30 triệu = 20 triệu đồng.
Tuy cửa hàng một và cửa hàng hai mỗi tháng đều có doanh thu bằng nhau mỗi tháng 100 triệu. Nhưng cửa hàng một đã làm việc hiệu quả hơn cửa hàng hai bởi cửa hàng một có lợi nhuận gộp nhiều hơn cửa hàng hai 20 triệu đồng. Nhìn vào 2 con số trên ta có thể thấy cửa hàng một có cách sử dụng tiền hiệu quả hơn khi thu về lợi nhuận gộp nhiều hơn cửa hàng hai, điều đó có thể nói lên rằng cửa hàng một dùng ít tiền vốn hơn nhưng thu về doanh thu bằng với cửa hàng hai.
Qua ví dụ là câu chuyện ngắn phía trên bạn đã hiểu được phần nào về “lợi nhuận gộp” chưa? Khái niệm về “lợi nhuận gộp” là lợi nhuận mà một công ty, doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ hết những chi phí sản xuất và đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
Lợi nhuận gộp giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá được mức độ làm việc hiệu quả của nhân sự cũng như hiệu quả trong việc sử dụng nguyên liệu, vật tư trong sản xuất. Lợi nhuận gộp sẽ có thể góp phần vào kế hoạch kinh doanh để công việc kinh doanh có hiệu suất cao hơn, điều chỉnh giá bán hợp lý, thu về khoản doanh thu như ý muốn.
Như vậy công thức để tính được “lợi nhuận gộp”sẽ là lấy doanh thu trừ cho chi phí bán hàng hay giá vốn bán hàng.Thống kê về lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty do kế toán tổng hợp. Công ty có thể dựa vào đó để tự điều chỉnh cho công việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Xem thêm: Chi phí lãi vay là gì? thông tin liên quan đến chi phí lãi vay.
Việc làm kế toán tổng hợp
Khi bạn biết được “lợi nhuận gộp”, bạn sẽ có thể ghi lại được chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu. Khi giá vốn bán hàng càng cao thì lợi nhuận gộp càng giảm ít đi. Từ đó bạn thu về để có được chi phí hoạt động cũng ít đi. Và ngược lại nếu bạn để cho giá vốn bán hàng càng thấp thì lợi nhuận gộp sẽ càng cao tăng lên từ đó thu về chi phí hoạt động nhiều.
Bạn có thể dựa vào lợi nhuận gộp để có thể tạo ra sự thay đổi, chuyển mình theo hướng tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn. Trong quá trình kinh doanh nếu bạn nhận thấy doanh thu thấp hơn giá vốn bán hàng, hãy điều chỉnh để giá vốn bán hàng ít đi, làm sao để tiết kiệm hơn, chi ít lại bằng những nguồn hàng có chi phí tiết kiệm hơn. Hoặc bạn có thể điều chỉnh doanh thu của bạn cao hơn để đảm bảo lợi nhuận gộp thu về bằng cách sử dụng công cụ truyền thông, quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm. Hiện nay có khá nhiều công cụ marketing và truyền thông giúp cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của bạn có thể thu hút khách hàng, khiến cho doanh thu của cơ sở bạn tăng vọt. Vậy Gross Profit cho bạn biết điều gì hay Gross Profit đem về lợi ích gì, hãy cùng tôi tìm hiểu ở mục tiếp theo.
2. Gross Profit cho bạn biết điều gì?
Qua ví dụ nêu ra ở bên trên về hai cửa hàng, bạn có thể dễ dàng nhận ra cửa hàng nào đang kinh doanh hiệu quả hơn. Thật vậy, nhìn vào kết quả của lợi nhuận gộp ta có thể biết được cơ sở kinh doanh, công ty, doanh nghiệp của mình đang hoạt động năng suất, hiệu quả nhất hay chưa từ đó có kế hoạch, hướng đi đúng đắn hơn. Sự hiệu quả sẽ tới từ cách bạn điều phối nguồn nhân lực, sử dụng vật tư cho công việc. Các số liệu có thể đưa ra xét đến chi phí biến đổi, có nghĩa là chi phí sẽ dao động theo số lượng sản lượng, lấy ví dụ như là:
+ Số lượng nguyên vật liệu
+ Lao động trực tiếp trong công việc
+ Thưởng tip tiền hoa hồng cho nhân viên bán hàng
+ Phí của thẻ tín dụng của khách hàng
+ Thiết bị máy móc, bao gồm cả giá trị khấu hao trong quá trình sử dụng
+ Tiện lợi cho các trang web sản xuất của công ty
+ Vận tải chuyển hàng, giao hàng
Theo một lẽ thông thường, “lợi nhuận gộp” sẽ không bao gồm phần chi phí cố định hoặc chi phí phải được thanh toán bất kể mức sản lượng.
Chi phí cố định chính là những chi phí như tiền thuê cơ sở kinh doanh (tiền thuê nhà), tiền quảng cáo tiếp thị, tiền bảo hiểm, tiền trả lương tháng cho nhân viên trong cơ sở kinh doanh, sẽ không liên quan và tính vào chi phí sản xuất, nguyên liệu và vật tư của văn phòng, công ty.
Tuy nhiên, chi phí cố định này có một phần được chỉ định cho từng đơn vị sản xuất theo chi phí hấp thụ và sẽ được yêu cầu báo cáo bên ngoài theo quy tắc người kế toán được chấp nhận chung (GAAP).
Lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn. Đối với một nhà máy sản xuất được 10000 sản phẩm trong một khoảng thời gian đã được xác định và công ty cần phải trả 30000 chi phí tiền thuê nhà cho cả tòa nhà thì chi phí 3 đô la sẽ được quy tính vào cho mỗi sản phẩm bán ra theo quy tắc của chi phí hấp thụ.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hà Nội
Lợi nhuận gộp này bạn cần phân biệt rõ với lợi nhuận hoạt động hay còn với tên gọi khác là thu nhập trước lãi và thuế (EBIT), chính là lợi nhuận của công ty thu được trước khi tính lãi và thuế vào. Công thức để tính lợi nhuận hoạt động khác với tính lợi nhuận gộp. Công thức tính được lợi nhuận hoạt động sẽ là hiệu của lợi nhuận gộp và chi phí hoạt động. Hiện nay có những doanh nghiệp sử dụng Gross Income để thay thế cho Gross Profit. Đối với khoản này thì sẽ được thể hiện chi tiết trên bản báo cáo về thu nhập của doanh nghiệp đó, khoản tiền này được tính chính là từ những khoản doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được đã được trừ đi tiền vốn.
Vậy thì bạn đã biết về sự khác biệt của lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp nằm ở đâu chưa, tại sao mà mọi người hay nhầm lẫn hai khái niệm này? Ở mục tiếp theo ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này nhé!
Xem thêm: Chứng từ gốc là gì? Nghiệp vụ mà kế toán phải nằm lòng
3. Sự khác biệt lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp hay còn gọi là biên lợi nhuận gộp là một định nghĩa dễ nhầm với lợi nhuận gộp. Vậy thì tỷ suất lợi nhuận gộp là gì và làm sao để có thể phân biệt hai khái niệm này? Ta có thể nhận dạng bằng cách nhìn nhận tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện dưới dạng phần trăm. Tỷ suất lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu của cơ sở kinh doanh và giá vốn hàng bán sau đó lấy kết quả đó chia cho doanh thu. Trong Tiếng Anh tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ được viết là “Gross profit margin”.
Trong kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận gộp như một chỉ số được các nhà lãnh đạo, kế toán sử dụng để đánh giá lại mô hình kinh doanh của cơ sở kinh doanh và “sức khỏe tài chính” bằng cách tiết lộ số tiền còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả giá vốn hàng bán.
Nếu lấy một ví dụ để hiểu tỷ suất lợi nhuận thật sự là như thế nào thì bạn có thể xem ví dụ sau đây. Một công ty có doanh thu một tháng là 100 triệu đồng, giá vốn bán hàng là 50 triệu đồng. Vậy thì tỷ suất lợi nhuận sẽ được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = (Doanh thu - Giá vốn bán hàng) / Doanh thu
Hoặc Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ chính bằng Lợi nhuận gộp / Doanh thu bởi Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn bán hàng.
Vậy thì công ty trong ví dụ trên sẽ có tỷ suất lợi nhuận gộp là: (100 - 50) / 100 = 50 / 100 = 0,5 hay 50%.
Vậy ở đây thì tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong ví dụ trên là 50%. Điều này có nghĩa rằng là trong một 1 triệu đồng doanh thu của công ty sẽ có 500.000 đồng lợi nhuận gộp. Khi ta có kết quả báo cáo và nhìn vào con số của tỷ suất lợi nhuận gộp, chắc chắn ta sẽ thực hiện phép tính toán và tính được lợi nhuận gộp.
Đó là sự khác nhau của tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận gộp. Bên cạnh đó người ta cũng hay nhắc tới một khái niệm nữa là lãi gộp. Vậy thì lãi gộp và lợi nhuận gộp khác nhau hay giống nhau?
Hai khái niệm lợi nhuận gộp và lãi gộp hoàn toàn giống nhau và là một. Nhiều người không để ý nhưng thực sự lãi gộp chính là lợi nhuận gộp.
Xem thêm: Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học cao đẳng hiện nay.
Việc làm chuyên viên kế toán
4. Những trường hợp kinh doanh phí thấp có lợi nhuận gộp cao
Với mỗi cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp thì việc có được lợi nhuận cao là điều mà mọi nhà lãnh đạo hướng đến bởi điều đó sẽ tăng lãi lời khiến cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoài các công ty đã có quá trình hoạt động bền vững và tạo ra lợi nhuận gộp ổn định thì những công ty, cơ sở kinh doanh còn đang trong quá trình phát triển cũng có thể có cách để “vươn lên” kiếm được lợi nhuận gộp cao dù chỉ có chi phí kinh doanh thấp. Vậy đó là những trường hợp như thế nào hãy cùng liệt kê ở ngay dưới đây:
+ Các cửa hàng bán đồ ăn sáng tiện lợi và có dịch vụ giao hàng tận nơi
+ Kinh doanh online thực phẩm sạch, các loại rau, củ, quả, trái cây
+ Bán đồ uống take away (đồ uống được pha chế tại cửa hàng và mang đi)
+ Kinh doanh online các mặt hàng quần áo, vật dụng sinh hoạt trong gia đình
+ Các cửa hàng nhỏ, hàng tạp hóa bán cây cảnh nhỏ, cây cảnh mini, các giống thú cưng, chim cảnh mini theo mô hình bán online hoặc bán trực tiếp với khách hàng
Những trường hợp kinh doanh như trên tuy là mô hình nhỏ nhưng cách bán hàng và giá vốn bán hàng thấp, thu hút lượng khách hàng đông và đều đặn mỗi ngày và có phụ thuộc nhiều vào hình thức kinh doanh qua mạng nên dù chi phí bỏ ra không quá lớn nhưng vẫn có lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp cao. Đây là những trường hợp kinh doanh đã rất phổ biến hiện nay được nhiều người đầu tư và áp dụng, bạn cũng có thể tìm hiểu cũng như đi theo hướng kinh doanh như thế này để khiến cho cơ sở kinh doanh của bạn thu về lợi nhuận gộp cao.
Qua bài viết này chắc là bạn đã có những thông tin cần thiết để hiểu được Gross Profit là gì rồi phải không nào, nếu bạn muốn biết thêm nhiều thuật ngữ Tiếng Anh trong kế toán và kinh doanh bạn hãy truy cập vào trang web timviec365.vn để có cho mình nhiều kiến thức hay hơn hơn nữa nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu nội dung cơ bản của chính sách thuế hiện hành.
Từ khóa » Gross Profit Có Nghĩa Là Gì
-
Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit) Là Gì? Và Cách Tính Chính Xác Nhất
-
Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit) Là Gì? Đặc Trưng Và Công Thức Xác định
-
Gross Profit Là Gì? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
-
Gross Profit Là Gì? Công Thức Nào để Xác định Gross Profit?
-
Gross Profit Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Gross Profit Là Gì ? Tìm Hiểu ý Nghĩa Gross Profit Mang Lại
-
Gross Profit Là Gì? Gross Profit Có Lợi ích Như Thế Nào? - JobsGO Blog
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính ...
-
Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit) Là Gì? Ví Dụ Và Cách Tính Cụ Thể
-
Gross Profit - Từ điển Số
-
Gross Profit Là Gì? Đây Là Một Thuật Ngữ Kinh Tế Tài Chính - Từ điển Số
-
Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Cách Tính Chính Xác ...
-
Gross Profit Là Gì? Cách Tính Và Sự Khác Biệt Với Lợi Nhuận Ròng
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Gross Profit Mang Lại