GS.TS Đặng Đức Anh: 4 Tác Dụng Của Vắc Xin Phòng COVID-19

Truy cập nội dung luôn Cổng thông tin Bộ Y tế

GS.TS Đặng Đức Anh: 4 tác dụng của vắc xin phòng COVID-19

15/06/2021 | 19:34 PM

|

Ngoài tác dụng giảm số người nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các loại vắc xin phòng COVID-19 sẽ giúp làm giảm số trường hợp bị biến chứng nặng do mắc bệnh, giảm số người phải nhập viện điều trị do bệnh nhẹ và giảm nguy cơ tử vong”, GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định.

news-relate

Theo GS.TS Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Hiện nay không có một loại vắc xin nào có hiệu lực bảo vệ 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vắc xin vẫn còn một tỷ lệ nhất định các trường hợp đã được tiêm có thể vẫn bị mắc bệnh.

Cũng giống như các loại vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm khác. Vắc xin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh COVID-19 mà không cần nhiễm bệnh.

GS.TS Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm vi rút gây bệnh COVID-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc-xin rồi sau đó bị bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít đã được tiêm đủ nhưng vẫn mắc bệnh.

Tuy nhiên nếu bị mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ và không để lại biến chứng, di chứng nặng nề. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng 70% - 85% thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh.

"Đối với vắc xin phòng COVID-19 cũng vậy, ngoài tác dụng giảm số người nhiễm vi rút, các loại vắc xin phòng COVID-19 sẽ giúp làm giảm số trường hợp bị biến chứng nặng do mắc bệnh, giảm số người phải nhập viện điều trị do bệnh nhẹ và giảm nguy cơ tử vong.

Như vậy, vắc xin phòng COVID-19 nói chung và vắc xin AstraZeneca nói riêng không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế"- GS.TS Đặng Đức Anh nhấn mạnh.

Các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện nay đều có hiệu lực bảo vệ từ trên 60 đến 95% vì vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo vắc xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch COVID-19.

Đối với vắc xin AstraZeneca, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy sau khi tiêm 1 liều vắc xin từ 22-90 ngày vẫn có một số trường hợp nhiễm vi rút SARS-COV-2 nhưng số trường hợp tử vong giảm đến 80% so với nhóm không tiêm chủng. Sau khi tiêm 2 mũi vắc xin số trường hợp tử vong giảm đến gần 100%. Điều này cho thấy tiêm chủng vắc xin là biện pháp hiệu quả trong phòng bệnh, phòng các biến chứng và tử vong do bệnh gây ra.

Khuyến cáo

Để đảm bảo hiệu quả tối đa của vắc xin, mỗi người cần phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng phải đạt 70% - 85% để có miễn dịch cộng đồng phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Đồng thời sau khi tiêm chủng vắc xin vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch (thông điệp 5K) để đảm bảo an toàn cho mình, gia đình và cho cộng đồng trước đại dịch COVID-19.

Tiêm vắc xin COVID-19 là quyền lợi của cá nhân, là trách nhiệm với cộng đồng, khi đến lượt bạn hãy đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin và theo dõi sức khoẻ./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

  • Tweet
Tin liên quan
  • 6 điểm mới của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS
  • Sốt cao liên tục dài ngày, công nhân máy xúc nguy kịch vì mắc Whitmore
  • Thiếu vaccine đậu mùa khỉ, Nigeria tiêm chủng cho nhóm đối tượng ưu tiên
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc các bệnh lao, phổi
  • Bác sĩ kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị vỡ tử cung hiếm gặp
  • “Mô hình bác sĩ với người dân” đã cứu sống cháu bé ngừng tuần hoàn ngoại viện
  • Mỹ: Một người tử vong, 39 người mắc bệnh do nhiễm khuẩn E.coli liên quan đến cà rốt

TIN LIÊN QUAN

Vướng mắc trong quản lý thực phẩm chức năng Nhiễm HIV có xu hướng trẻ hoá, xuất hiện ca mắc trong nhóm học sinh còn ngồi... Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính Người Việt mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất châu Á, chuyên gia...
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế

Liên kết

---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngành

Thăm dò ý kiến

  • %
Bình chọn Kết quả Ghi lại

Từ khóa » Tác Dụng Phòng Bệnh Của Vắc Xin Là Gì