Gù Lưng, Vẹo Cột Sống Do Nguyên Nhân Gì?

Với con người, cột sống rất quan trọng bởi nó nâng đỡ cơ thể, là điểm tựa của đầu, mình, tứ chi và chỉ huy mọi hoạt động của các cơ quan. Khi cột sống bị cong vẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và một loạt các hệ quả về sức khỏe khác.

Mục lục

  • 1 Cấu tạo cột sống
  • 2 Thế nào là gù lưng?
  • 3 Lứa tuổi nào dễ bị gù lưng, vẹo cột sống
    • 3.1 Trẻ mới lớn: từ 3 đến 7 tuổi
  • 4 Nguyên nhân gây gù, vẹo cột sống
    • 4.1 Do lối sống
    • 4.2 Do bệnh tật
    • 4.3 Lưu ý
  • 5 Triệu chứng gù lưng, vẹo cột sống
  • 6 Gù, vẹo cột sống dẫn đến nguy cơ gì?
  • 7 Phương pháp khắc phục gù lưng, vẹo cột sống
    • 7.1 Lối sống
    • 7.2 Điều trị
    • 7.3 Chế độ dinh dưỡng, luyện tập
  • 8 Lời kết

Vậy, nguyên nhân gây gù lưng, vẹo cột sống là gì? Phương pháp khắc phục gù lưng, vẹo cột sống như thế nào?

Cấu tạo cột sống

Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống. Giữa hai đốt sống là đĩa đệm, có tính đàn hồi nhằm chống ma sát, giảm xóc.

Bình thường khi đứng thẳng cột sống cong theo chiều trước sau (nhìn nghiêng như chữ S), nhìn chính diện thì cột sống thẳng.

Thế nào là gù lưng?

Gù lưng là sự rối loạn phát triển của cột sống, ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ. Sự rối loạn này có thể gây ra một dị dạng được gọi là gù.

Gù lưng thường thấy ở cột sống đoạn ngực và ngực – lưng, ngoài ra có thể gặp ở cột sống cổ (hiếm gặp).

Gù lưng, vẹo cột sống (Ảnh minh họa)

Lứa tuổi nào dễ bị gù lưng, vẹo cột sống

Trẻ mới lớn: từ 3 đến 7 tuổi

Nguyên nhân:

  • Do các đốt sống và gân cơ, dây chằng còn yếu nên cột sống dễ uốn vặn, vẹo, lệch.
  • Do xương dẻo nhưng mềm, dễ cong vẹo.
  • Do cột sống thực hiện các tư thế không đúng tạo thành thói quen đến khi xương cứng hẳn khiến cột sống bị cong, vẹo…

Trẻ từ 3 đến 7 tuổi dễ bị gù lưng, vẹo cột sống do ngồi sai tư thế (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây gù, vẹo cột sống

Do lối sống

  • Do ngồi học, ngồi chơi không đúng tư thế.
  • Bàn, ghế ngồi học không hợp với tuổi (ngồi bàn quá thấp hoặc quá cao)
  • Khi ngồi viết trên bàn học tư thế lệch, nghiêng hẳn một bên mạng sườn trên thành bàn..
  • Do lao động nặng: gồng gánh quá sớm, xách nước tay thuận..
  • Do trẻ cao hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa dẫn đến mặc cảm, cúi khom cho thấp, lâu ngày sinh ra gù..

Do bệnh tật

  • Do còi xương, lao cột sống…
  • Do tật đốt sống.
  • Do u gây xẹp vùng thân trước hay gù vô căn.
  • Do bẩm sinh; gù kết hợp với bệnh lý thần kinh cơ; gù sau chấn thương cột sống, u bướu cột sống, nhiễm trùng cột sống hoặc viêm khớp.

Lưu ý

  • Gù bẩm sinh có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ.
  • Đối với trẻ biến dạng gù lưng sau sinh, cột sống khi nhìn nghiêng, vai mất cân đối, trẻ không cao thêm. Nếu bị nặng gây biến dạng lồng ngực, khó thở, hoặc ảnh hưởng đến chức năng thần kinh (yếu cơ, liệt…).

Gù lưng, vẹo cột sống do tật đốt sống, còi xương, lao cột sống… (Ảnh minh họa)

Triệu chứng gù lưng, vẹo cột sống

  • Hai vai và thân không cân đối.
  • Khi cúi xuống, thấy bướu trên lưng thì chắc chắn có gù, vẹo cột sống.
  • Ngoài ra có thể chụp X-quang, CT để phát hiện gù, vẹo cột sống.

Gù, vẹo cột sống dẫn đến nguy cơ gì?

  • Các đốt sống mòn vẹt, thoái hóa, xơ cứng…
  • Gây biến dạng lồng ngực, tim và phổi bị chèn ép dẫn đến cản trở tuần hoàn, hô hấp… gây thiếu oxy, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sa sút trí tuệ.
  • Trẻ bị gù thường hay đau lưng, mau mệt, học chậm thuộc bài.
  • Người yếu, không đủ sức lao động, học tập.
  • Người bị lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Giảm khả năng lao động và sinh đẻ (đối với phái nữ).

Phương pháp khắc phục gù lưng, vẹo cột sống

Lối sống

  • Sử dụng bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi (bàn cao bằng 46% chiều cao cơ thể, ghế bằng 27%).
  • Trẻ em khi ngồi học phải ngay ngắn, không nghiêng về bên phải hoặc trái
  • Hạn chế cho trẻ em lao động sớm: gánh, vác, mang nặng, đội…
  • Không để trẻ mang cặp nặng quá, mang một bên.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
  • Tập thể dục buổi sáng, tập giữa giờ…
  • Đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa chỉnh hình khi có các biểu hiện bất thường.

Không cho trẻ mang vác nặng để tránh gù lưng, vẹo cột sống (Ảnh minh họa)

Điều trị

  • Tập vật lý trị liệu.
  • Mang áo nẹp.
  • Phẫu thuật chỉnh hình nếu vị trí vẹo cột sống trên 40 độ.

Chế độ dinh dưỡng, luyện tập

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin D, canxi…
  • Luyện tập thể thao đều đặn, đặc biệt là các môn: bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao…

Lời kết

Gù lưng thường gặp ở lứa tuổi từ 3 đến 7 do xương của trẻ vẫn còn mềm dễ bị cong vẹo do sinh hoạt (ngồi, chơi, học…) sai tư thế. Ngoài ra gù lưng còn do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác như: còi xương, tật đốt sống, do bẩm sinh…

Gù lưng dẫn đến rất nhiều nguy cơ: đau lưng, mệt mỏi, giảm khả năng lao động… ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ sau này. Vì vậy, gia đình cần đặc biệt quan tâm và lưu ý chỉnh sửa tư thế của trẻ khi đứng, ngồi, chơi… cho đúng để phòng tránh gù lưng, vẹo cột sống.

Chia sẻ

Từ khóa » Gù Lưng Nặng