Gửi ảnh Nóng Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Gửi ảnh nóng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người gửi: Em làm nhục người khác bằng hình thức gửi ảnh nóng cho bạn của bạn em với mục đích để bạn gái em quay lại với em như vậy em có bị khởi tố và chịu trách nhiệm hình sự không ?

Câu trả lời

Để xem xét xem hành vi gửi ảnh nóng của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, cần xét đến hình thức gửi ảnh nóng qua phương tiện nào, số lượng, dung lượng ảnh là bao nhiêu, phổ biến tới bao nhiêu người, bạn có lời lẽ xúc phạm gì tới bạn gái bạn hay không,… Hành vi gửi ảnh nóng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Điều 155 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Trong trường hợp hành vi của bạn chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện về hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Ngoài ra, bạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự vì hành vi của bạn đã xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn gái bạn. Điều 32 BLDS năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý… 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.” Điều 34 BLDS năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau: “1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình… 3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ… 5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”. Ban Biên tập In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 H có phạm tội chống người thi hành công vụ? 20/05/2020
2 A có phạm tội mua bán trái phép ma túy không 20/05/2020
3 Có xử lý hình sự về tội Đánh bạc đối với người chơi đề và chủ đề không? 20/05/2020
4 01 Tiền sự có được áp dụng xử lý 02 hành vi 20/05/2020
5 Anh D có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? 20/05/2020
6 Vận dụng Thông tư liên ngành số 01/1995 hướng dẫn để áp dụng Điều 304 BLHS 2015 20/05/2020
7 Hợp đồng có vô hiệu hay không 20/05/2020
8 Xác định tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn 20/05/2020
9 Người lao động hưởng án treo hoặc bị tù giam thì quan hệ lao động sẽ như thế nào ? 20/05/2020
10 Người bán hàng dùng tay trực tiếp cầm đồ ăn cho vào chảo rán rồi xiên vào các xiên để bán có vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm không? Có bị xử phạt không? 20/05/2020

Từ khóa » Nguyễn Văn C Bị Bắt Vì Tội Làm Nhục Người Khác