Gửi Tiến Sỹ Sàm Ngôn- Nguyễn Ngọc Chu! - Ivanlevanlan

Gửi tiến sỹ sàm ngôn- Nguyễn Ngọc Chu!

Trung Anh

Được biết ông là Tiến sỹ toán học từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Chắc là ông được nhà nước cho đi du học và có lẽ ông cũng học giỏi. Không biết ông đã đóng góp được gì cho đất nước “nhỏ bé mà gian nan” này hay chưa, ông có bị nhà nước hay cơ quan trù dập gì hay không mà ông hằn học, chống phá dữ thế? Tôi đã đọc nhiều bài viết của ông và tôi không hiểu nổi tại sao nên cơn cớ này. Tôi cũng đọc nhiều bài viết họ chửi ông, tuy có đôi bài ngoa ngoắt nhưng cơ bản họ đúng đấy ông. Bởi một tiến sỹ toán học, với tư duy logic ai lại đi ăn nói và bình luận lung tung như thế? Vừa rồi đọc bài viết “Thay đổi phong thủy” của ông, thiết nghĩ ông chả hiểu phong thủy là gì, thật lấy làm tiếc. Vì cái học thuyết này là “Học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con người” đấy ông. Thế mà ông lại ngoằng vào việc luận bàn “Bắc- Trung-Nam thay nhau luân phiên giữ vị trí Tổng Bí thư. Ít nhất cũng công bằng hơn phương án cố định. Ở mặt khác đó cũng là cách thay đổi phong thủy”. Hóa ra. Tiến sỹ cũng hay lê la vỉa hè để đem bàn luận những câu của các bác xích lô, ba gác vốn dân dã và ít học để đưa vào bài viết của mình.

Bài viết của ông nêu 6 vấn đề. Vấn đề thứ 6 về thay đổi phong thủy, tôi đã thưa với ông ở trên. Còn 5 vấn đề, xin lần lượt thưa lại ông.

Thứ nhất: “Sự nguy hiểm của ngoại lệ là tiếp tục đẻ ra ngoại lệ”:

Ngoại lệ, đặc biệt luôn xuất hiện trong khoa học và đời sống. Nhiều khi nó tạo nên sự hoàn hảo của logic và sự tuyệt vời của cuộc sống. Về vẻ đẹp của các trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ trong toán học, ông là tiến sỹ tôi không cần lạm bàn. Trong đời sống chính trị cũng đã xuất hiện các trường hợp ngoại lệ để tạo nên các giá trị hay muôn thuở. Ở Việt Nam, ngày 2/3/1946 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên đầu tiên đã quyết định bổ sung 70 đại biểu cho 2 đảng phái là Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Cách) mà không qua bầu cử. Đây là một quyết định độc đáo và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đoàn kết toàn dân tộc tham gia kháng chiến cứu quốc.

Trong Đại hội XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhân sự đặc biệt tái cử vào Bộ Chính trị và sau đó tiếp tục được bầu là Tổng Bí thư. Như ta đã biết, Đảng đã có đôi mắt rất tinh tường, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ông, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Ổn định chính trị- xã hội, kinh tế phát triển, biên cương Tổ quốc được giữ vững…

Thứ hai: “Ngoại lệ là luật chơi không sòng phẳng”:

Thật vui, ông đưa bóng đá vào luận chứng của mình: “Không đội bóng nào đạt chức vô địch World Cup nhờ ưu tiên “trường hợp đặc biệt”… Thưa ông rằng là có đấy: Đội bóng Đan Mạch tham dự vòng chung kết Euro 1992 với tư cách vé vớt nhờ đội Nam Tư bỏ cuộc. Chỉ có vài ngày chuẩn bị cho giải đấu, thậm chí còn không có ngôi sao thế giới Michael Laudrup trong đội hình, không ai ngờ, Đan Mạch làm nên chuyện. Điều thần kỳ của các chú “Lính chì dũng cảm” đã xảy ra. Đan Mạch đã tạo nên cơn địa chấn bất ngờ nhất của bóng đá hiện đại.

Thứ ba: “Có nước nào bầu lãnh đạo theo khung tuổi không?”:

Có cần bắt chước thế không thưa ông? 90 năm xây dựng và trưởng thành, dẫn dắt dân tộc Việt Nam qua bao thác gềnh để có cơ đồ hôm nay thì tự thân Đảng Cộng sản Việt Nam đã và sẽ tự biết tổ chức Đảng của mình trước những sứ mệnh cao cả mà lịch sử trao cho. Đảng đã từng có Tổng Bí thư Trần Phú 27 tuổi, Ông Trường Chinh 34 tuổi (năm 1941) được bầu là Tổng Bí thư và lần thứ 2 ông trở lại đứng đầu Đảng khi đã 79 tuổi (1986). Như vậy, người tài đâu cần tuổi tác, vấn đề là bản lĩnh và năng lực. Tuy nhiên, hiện nay ở thời đại 4.0 người lãnh đạo cần nhiều kiến thức, sự từng trải và nhất là có rất nhiều người tài để lựa chọn. Vậy tại sao lại không đặt ra các tiêu chí về kiến thức, kinh nghiệm và nhất là tuổi tác cho đúng với độ chín của nhận thức chính trị để đảm bảo tính phát huy và kế thừa.

Ông cho rằng: Giai đoạn 20-50 tuổi là thời kỳ trí tuệ nhất, sáng tạo nhất, sung mãn nhất của mỗi người. Tại sao lại quy định dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% được phép cơ cấu vào ủy viên Trung ương?” Ông nói đúng phần đầu thôi, vì tuổi đôi ba mươi còn cần học tập rèn luyện nhiều ông ạ. Các cụ bảo “khôn đâu đến trẻ”. Tuổi đó họ đã được quy hoạch vào đội ngũ lãnh đạo địa phương và cơ sở. Họ được sàng lọc, thử thách và trở thành lãnh đạo chủ chốt sau 10-15 năm.

Thứ tư: “Tranh cử sòng phẳng”:

Thế nào là sòng phẳng thưa ông? Việc Đảng Cộng sản Việt Nam sàng lọc, lựa chọn và đưa các nhân sự ra bầu tại đại hội là việc làm thông lệ như mọi đảng cầm quyền hoặc các chính đảng trên thế giới. Đảng Dân chủ hay Cộng hòa của Mỹ cũng thông qua đại hội để cử ra các nhân sự ưu tú nhất của mình để lãnh đạo đảng và ra tranh cử với các đảng phái khác. Công việc nhân sự, tranh cử hay thông qua tiến cử của các đảng viên là công việc của mỗi đảng, họ tự biết cách làm để đảng của họ tồn tại và phát triển không cần ông dạy bảo đâu nhé.

Thứ năm: “Ai quyết định ngoại lệ ở Đại hội XIII”:

Thưa ông, ngày 14/10, tại hội nghị Báo cáo viên, ông Lê Quang Vĩnh- Trợ lý thường trực Ban Bí thư cho biết: “Trường hợp đặc biệt (ngoài giới hạn tuổi quy định) do Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét và quyết định tại đại hội”. Thế ông nhé! Ông không phải quá “lo lắng” thế đâu! Thưa Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đang đến gần, việc nước, việc dân, việc đối ngoại vẫn còn nhiều bề bộn. Là bậc trí giả, nếu có đóng góp gì cho quốc kế, dân sinh ông hãy mở lời, tôi tin những vấn đề đó sẽ được đón nhận. Nếu không, xin ông vui thú tuổi già, uống rượu, thả câu đừng lạm bàn những vấn đề quốc gia đại sự kiểu thế này để hậu sinh nó mắng. Dại mặt! lại khổ con cháu của ông!

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Ts Nguyen Ngoc Chu