Guitar đệm Hát: Cách đặt Các Hợp âm Vào Bài Hát

Cập nhật hôm nay, lúc 10:16 Guitar đệm hát: Cách đặt các hợp âm vào bài hát

Ở bài viết trước Tiến Đạt đã chia sẻ với các bạn một số cách tìm ra hợp âm chủ, các hợp âm khác, hay nói nôm na là dò xong Gam, việc tiếp theo của bạn là đặt các hợp âm vào bản nhạc tại chỗ thích hợp.

Trước khi đi vào vấn đề chính chúng tôi sẽ trích một số mẹo nhỏ giúp người chơi Guitar có được một đôi tai nhạy cảm với âm nhạc. 1. Sau đây là những điều bạn phải làm để luyện cho mình đôi tai khi chơi đàn Guitar: - Viết ra tất cả các nốt của tất cả các gam khác nhau (âm giai) C,C#,Db,D...; trưởng và thứ (không phải học thuộc!!) - Ghép đôi tất cả những gam song song - Viết ra tất cả các hợp âm của từng gam một, mỗi hợp âm, viết từng nốt của hợp âm, theo mẫu sau: -

C_____F_____G |_____|_____| Bdim Am ** Em

- Tìm bản nhạc của các bài hát bạn yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc, sau đó chơi đàn nghe thử hòa âm của mình và chỉnh sửa. - Dò nốt của các bản nhạc bạn thích nhưng không có bản nhạc, đặt hòa âm cho chúng - Với mỗi bản nhạc bạn đã đặt hòa âm, thử chuyển lên, xuống một vài tông, VD Đô trưởng chuyển lên Rê, Mi, Fa trưởng, xuống Si, La trưởng ... 2. Một số luật căn bản khi đặt hợp âm vào bài hát: - Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm. Đây là nói về thông thường, vậy thì cứ mỗi khi hết một ô nhịp là bạn phải nghĩ đến việc đổi hợp âm. - Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm - Tùy theo chủ âm nào (trưởng hay thứ) mà những hợp âm của hợp âm chủ nhiều hơn. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như là Dm và E7 sẽ theo sau. Ba hợp âm này hát đã đời (Am-Dm-E7) sau đó thỉnh thoảng sẽ có C- F-G7. Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am - Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe mượt mà thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau. Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Với những bạn mới làm quen thì chỉ còn cách là phải tập như sau: - Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho đàn Guitar. - Dùng cây Guitar đánh trải các tổ hợp hợp âm trên (3 hoặc 6) cho thật nhuyễn và quen tai - Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 3 hoặc 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất Nên nhớ theo đúng 4 lời khuyên trên và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung. Đây là nói về lý thuyết, khi bạn có sẵn một bản nhạc. Tuy nhiên trên thực tế khi đệm đàn Guitar không phải lúc nào bạn cũng có sẵn một bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc. Khi đó chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn sau. Khi đã thuần thục về tìm hợp âm chủ, tìm các hợp âm liên quan, và chuyển qua lại giữa các hợp âm, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về các điệu trong đệm hát và các kiểu đệm Guitar thông dụng. Chúc các bạn thành công.

dai ly nhac cu yamaha

Nhạc cụ Tiến Đạt nhận kỷ niệm chương dành cho đại lý bán hàng xuất sắc nhất do Yamaha trao tặng

Địa chỉ mua đàn Guitar chính hãng

Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon, phụ kiện âm nhạc ... và đàn Piano cơ Nhật cũ ... trên toàn quốc. Nếu bạn có nhu cầu cần mua dây đàn hoặc cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng. Tiến Đạt (Tổng hợp)

Từ khóa » Các Hợp âm Guitar đệm Hát