GỪNG ĐEN +8 Mẹo Chữa Bệnh Y HỌC CỔ TRUYỀN - Thuốc Hay

Được biết Chi Gừng đen  (danh pháp khoa học Distichochlamys ) là một chi thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Chi cây này được M.F.Newman miêu tả lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995. Đến thời điểm năm 2007, chi này có thể coi là chi đặc hữu của Việt Nam, gồm tổng cộng 3 loài + 1 loài mới được phát hiện, được phát hiện từ năm 1995 tới năm 2011 tại nước ta. Distichochlamys có quan hệ gần với chi Scaphochlamys.

Lá gừng đen
Lá gừng đen

– Cây gừng đen ( danh pháp khoa học Distichochlamys citrea ) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Gừng đen trong họ Gừng Zingiberaceae. Loài này được M.F.Newman phát hiện ở Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và mô tả khoa học đầu tiên năm 1995. Đây là loài điển hình của chi này, lá màu xanh và hoa màu vàng, có điểm vệt đỏ giữa nụ. Củ tỏa ra theo hình chân vịt, đặc nạc, vỏ củ màu vàng nhạt ở bên ngoài, cùng ruột màu tím đen ( chứ không phải tím xanh ). Củ tươi đem về rửa sạch, thái lát phơi khô. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước đồng tiện một đêm, sao qua.

– Distichochlamys orlowii ( K.Larsen & M.F.Newman ), 2001 ( gừng đen Orlow hay gừng đen lá tím ): Phân bố trong một khu vực hẹp tại một làng thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Cây thân thảo lâu năm, thân rễ mang lá có bẹ nhỏ. Bẹ lá ôm thân ở gốc, bẹ và mặt dưới lá màu tím than, mặt trên lá xanh, gân nổi rõ. Cuống lá dài khoảng 10 – 14cm, phiến hình trứng, 8 – 12 x 10 – 18cm, mép nguyên, mặt trên có lông nhung mịn. Cụm hoa ở nách lá, 8 – 10 hoa, cao khoảng 5cm. Hoa vàng tươi, to khoảng 3,5cm, khi ngửi có mùi rất thơm.

– Distichochlamys rubrostriata ( W.J.Kress & Rehse ), 2003 ( gừng đen khía đỏ ): Phân bố chủ yếu tại khu vực Cúc Phương, Việt Nam, do Tania Rehse ( Đại học Duke ) và John Kress ( Viện Smithsonian ) miêu tả và đặt tên chính thức. Được biết chúng là loài cây dạng gừng đặc hữu ở miền bắc Việt Nam. Loài cây dạng gừng này có tán lá xanh nhạt, hoa màu vàng tươi, nở liên tục trong một số tuần. Do là loại cây thuộc vùng nhiệt đới nên một số nhà khoa học cho rằng chúng không thích hợp với vùng khí hậu giá lạnh. Tuy nhiên, người ta có thể trồng chúng trong chậu, và đặt trực tiếp trong nhà vào mùa đông.

– Distichochlamys benenica ( Q.B. Nguyen & Škorničk ), 2011: được các nhà khoa học Việt Nam và Singapore tìm thấy ở Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa vào tháng 4 năm 2011. Và Chỉ một quần thể nhỏ của loài thực vật này được tìm thấy mọc rải rác dưới tán rừng ở độ cao khoảng hơn 100 mét so với mực nước biển tại VQG Bến En. Loài gừng mới được tìm thấy có đặc điểm nổi bật là cánh môi có một dải rộng màu hồng ở phía giữa gốc và các lá bắc xếp sít lại với nhau. Mẫu chuẩn của loài hiện đang được  lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Cho đến nay. Phát hiện mới về loài gừng nói trên đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành Gardens’ Bulletin Singapore số 64(1): 195-200 (2012) nên bạn đọc có thể tham khảo.

Công dụng của vị thuốc gừng đen trong dân gian

Gừng Đen ( Black Ginger ) theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, gừng đen được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Các thầy thuốc đông y từ xưa thường dùng gừng đen để hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”), tiêu mủ, trị thương, sinh da non,…

Củ Gừng đen tươi
Củ Gừng đen tươi

Như đã nói ở trên Gừng Đen ( ngải tím ) được cho là loài củ có tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Công năng “tuyệt diệu” của ngải tím còn được xác định là có tác dụng trị thương, sinh da non.

⇒ Cách thức áp dụng để chữa bệnh như sau: Dùng củ ngải tím còn tươi, đem đi mài nhỏ hoặc giã mịn rồi đắp kín vào vết thương. Thậm chí khi gặp các vết thương đã nhiễm trùng nặng vẫn có thể dùng bài thuốc này để chữa trị.

Trích lời của một vị lương y “ Đắp thuốc xong nhớ dùng vải thưa buộc vừa chặt, đắp thuốc từ sáng đến chiều lại thay mới. Khi đắp thuốc vào sẽ gây cảm giác đau nhức như gà mổ, khí nóng toả ra từ vết thương nhưng đó chính là dấu hiệu khả quan”. Trình bày tiếp về công năng của cây, vị này cho biết những tinh chất trong củ ngải sẽ hút toàn bộ mủ, máu độc và phần thịt đã hoại tử ra khỏi cơ thể người bệnh. Đồng thời củ ngải tím có tác dụng kích thích quá trình sinh cơ tạo da non: “Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của vết thương mà quá trình đắp thuốc dài hoặc ngắn. Tuy nhiên chỉ sau vài lần đắp thuốc, bệnh nhân sẽ thấy bớt đau nhức, da không còn thâm tím và tiêu mủ rõ rệt”.

♦ ♦ Điều cần lưu ý là củ ngải tím phải sử dụng ở dạng tươi và tuyệt đối không áp dụng trị thương cho phụ nữ mang thai bởi công năng phá huyết của cây cực mạnh cảu vị thuốc này. Trong quá trình dùng thuốc trị liệu, người bệnh cần kiêng tránh những thức ăn sinh mủ. Nét ưu việt nữa trong chữa bệnh của cây ngải tím như lời vị lương y trên nói là tuyệt đối không để lại thẹo (sẹo) sau khi vết thương lành.

Cổ nhân ngày trước vẫn ứng dụng củ ngải để chữa trị chứng cảm cúm sơ phát bằng cách ăn tươi. Vị thầy thuốc trên cũng chia sẻ kinh nghiệm: “Trong thời gian lên vùng đồng bào thiểu số tìm hiểu cây thuốc, tôi biết được phụ nữ vùng cao sau khi sinh thường ăn củ ngải tím phòng bệnh. Những người lặn lội vào chốn rừng thiêng nước độc tìm trầm, đãi vàng không bao giờ quên ngậm củ ngải nhằm phòng trừ khí độc, bởi thế dân gian mới có câu ‘ngậm ngải tìm trầm‘”.

Bên cạnh cách dùng tươi, người bệnh có thể tự bào chế bài thuốc từ củ ngải tím và dấm dùng chữa trị nhóm bệnh “trần hà tích tụ” ( tức các bệnh máu vón thành cục, sán khí, bệnh chảy máu dạ con ở phụ nữ sau khi sinh nở – PV). Theo đó, thái mỏng củ ngải tím đem phơi hoặc sao khô, sau đó tẩm bằng dấm vừa đủ ướt: “Mỗi lần dùng 12g thuốc sắc uống, chú ý uống thuốc tốt nhất lúc lưng chừng bụng, tức là không đói cũng không no, để có hiệu quả tốt nhất”. Giải thích tại sao kết hợp vị dấm, lương y cho hay phần lớn các bệnh do “trần hà tích tụ” đều xuất phát từ gan. Mặt khác dấm có vị chua sẽ làm “nhiệm vụ” đưa thuốc vào gan, từ đó bệnh mới lành dứt điểm.

Tác dụng của gừng đen ( hay gừng nói chung ) trong y học hiện đại

Gừng nói chung có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, chống viêm, cảm hàn rất tốt bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ. Đối với bệnh nhân ung thư, gừng là sự lựa chọn cực kì hữu hiệu.

Gừng giúp chống viêm, bởi các bệnh nhân ung thư thường phải điều trị chứng viêm mãn tính, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển các tế bào ung thư.

Gừng còn có các hợp chất chống ôxy hóa giúp chống lại ung thư bằng cách giảm tổn thương mô ôxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Có gần 17 nghiên cứu khác trên cả động vật và con người đều cho thấy gừng không chỉ làm thu hẹp lại các khối u mà còn để ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.Trong một nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ), các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những con chuột và kết quả cho thấy việc uống chiết xuất gừng thường xuyên có thể làm giảm kích thước của khối u tuyến tiền liệt tới 56%.

Từ khóa » Tác Dụng Của Gung đen