Gừng Rất Tốt Cho Sức Khỏe, Giúp Tăng Sức đề Kháng Mùa Dịch Nhưng ...
Có thể bạn quan tâm
Một số công dụng của gừng
Chữa cảm lạnh
Một trong những tác dụng của gừng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tác dụng chữa cảm, sốt. Gừng có vị cay, tính ấm, khi sử dụng cùng nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp - nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh.
Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho người bị cảm lạnh, gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Điều trị một số bệnh đường tiêu hóa
Gừng có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày... Củ gừng và tinh dầu gừng thường được coi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, sử dụng gừng một cách vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.
Chống viêm
Gừng còn có tác dụng chống viêm hiệu quả mà không gây loét dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác. Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp hiện nay đều có chứa những thành phần chiết xuất từ gừng. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Bên cạnh đó, tác dụng chống viêm của gừng cũng có ích cho việc điều trị viêm nha chu và phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe răng... Bạn có thể thường xuyên uống trà gừng nóng hoặc súc miệng bằng nước gừng để bảo vệ răng miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng.
Chống ung thư
Trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy, các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng và bảo vệ da khỏi ánh sáng tia cực tím - tác nhân gây ung thư da.
Chống say tàu xe, ốm nghén
Tác dụng của gừng trong việc chống say tàu xe hay giảm các triệu chứng ốm nghén được đánh giá là khá hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và giảm triệu chứng buồn nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, nó cũng kích thích cảm giác thèm ăn cho các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén, chán ăn, thường xuyên ăn không tiêu.
Giảm stress, đau đầu
Một tác dụng khác của gừng đó là khả năng giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng như chóng mặt, bồn chồn và lo lắng... Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay đau đầu, bạn chỉ cần nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút là các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào não. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ giảm đau lưng, đau vai
Người ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một tư thế thường hay gặp phải các chứng đau lưng, đau vai gáy. Khi bị đau lưng và đau vai, bạn nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn hoặc dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Giảm cholesterol, phòng ngừa tiểu đường
Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol cũng như ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết. Do vậy, sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường...
Những người không nên sử dụng gừng
Người bị cảm nắng
Thói quen sử dụng gừng trong trường hợp bị cảm, tụt huyết áp được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng nước gừng chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, chứ không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.
Ngoài ra, đối với những trường hợp buồn nôn cũng có thể dùng nước gừng nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp do bị lạnh, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Người bị huyết áp cao
Vị cay nóng và tính ấm trong gừng có thể làm các mạch máu yếu bị vỡ. Bởi vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, trĩ… nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh bệnh tình thêm nặng.
Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Những người bị nhiệt bên trong nghiêm trọng
Nếu một người bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, bạn không nên ăn gừng. Bởi vì, gừng có tính nóng, sinh nhiệt mạnh, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Người bị rụng tóc
Rất nhiều người truyền tai nhau dùng gừng để trị rụng tóc nhưng không tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình rụng tóc. Đúng là gừng tính ấm vị cay có thể tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, kích thích nang lông nở ra, thúc đẩy tóc mọc. Tuy nhiên, gừng vị cay, tính ấm, dùng lâu sẽ sinh nhiệt. Vì vậy việc làm dụng gừng để trị bệnh rụng tóc do tính nhiệt là hoàn toàn không hợp lý.
Người mắc bệnh về gan
Thành phần chính trong gừng tươi là chất volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Vì vậy, đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn hợp lý.
Người bị rối loạn máu
Bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm khả năng đông máu, nghĩa là chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không cầm máu kịp thời.
Do đó, gừng có thể làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh này và khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí là gây xuất huyết, dẫn đến tử vong.
Khi dùng một số loại thuốc
Những người sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh tiểu đường nên tránh xa gừng vì loại củ này có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc.
Sự kết hợp giữa gừng với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế beta (thường được sử dụng trong các bệnh tim mạch) hoặc thuốc insulin (điều trị bệnh tiểu đường) cũng có thể gây hại cho cơ thể. Cụ thể, gừng có khả năng gây loãng máu, làm giảm huyết áp và đặc tính của những loại thuốc này.
Người bị bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Gừng có tác dụng hạn chế cơn buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai nghén, nhưng được các chuyên khuyên nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.
Đối với phụ nữ trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây táo bón, mất ngủ với trẻ em.
Lưu ý để sử dụng gừng đúng cách
- Không nên gọt vỏ gừng mà nên rửa sạch để ăn cả vỏ, nếu gọt bỏ vỏ sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập vì củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
- Nên dùng loại gừng già có xơ sẽ tốt hơn gừng còn non.
Từ khóa » Gừng Dé
-
Bạn Có Thể Sử Dụng Gừng để điều Trị Trào Ngược Axit Không? | Vinmec
-
Cách Trồng Gừng Trong Chậu đơn Giản ăn Mãi Không Hết
-
Củ Gừng Tươi Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Gừng
-
Nghệ An: Mô Hình Trồng Gừng Dé Dưới Tán Cây - 2lua
-
BỘT GỪNG MÁN (DÉ) HÀ GIANG | Shopee Việt Nam
-
Cung Cấp Giống Gừng Trâu, Gừng Sẻ, Gừng Dé Chất Lượng Cao
-
[PDF] CÂY GỪNG - SWITCH-Asia
-
[HCM][Mua Ngay] Gừng Dé Sấy Khô Ngâm Mật Ong Nguyên Chất Ông ...
-
8 Cách Bảo Quản Gừng Tươi để Dùng Quanh Năm
-
Củ Gừng đẹp Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Kỹ Thuật Trồng Gừng Trong Bao Tải - Cổng Thông Tin điện Tử
-
Gừng Dùng Thế Nào Là Tốt Nhất, đọc Ngay Mà Tránh Khi ăn Kẻo 'rước ...