Gừng Và Các Công Dụng đối Với Bệnh Khớp

Mặc dù không phải là vị thuốc được dùng phổ biến để trị các bệnh về đau nhức khớp, dùng 5-10g gừng tươi mỗi ngày nhất là mùa đông, thấy có cải thiện đáng kể bệnh lý viêm khớp.

Tên khác: Bạch khương, Quân khương, Bào khương, Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương.

Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ khoa học:Zingiberaceae.

Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m.Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi già thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác, dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài khoảng 20cm, mọc từ gốc, nó nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài 5cm, rộng 2 - 3cm, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Đài có 3 răng ngắn.Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3 thùy hẹp nhọn, 1 nhị.Nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng, viền thêm màu tía, dài 2cm,rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bên ngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu.

Dùng thân rễ của cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.), họ Gừng (Zingiberaceae).Dạng khô là Can khương.Dạng tươi là Sinh khương.

Gừng và các công dụng đối với bệnh khớp

Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 - 7 cm, dày 0,5 -1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ.Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ.Mặt cắt ngang có sợi thưa.Mùi thơm, vị cay nóng.Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao cháy (thán khương)Rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài khớp giúp làm ấm nóng, tăng tuần hoàn máu có thể giúp giảm đau

- Thành phần hóa học gồm: Tinh dầu, nhựa dầu, tinh bột, chất cay.

- Tác dụng dược lý: Nước gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, gây xung huyết ở dạ dày, có tác dụng cầm máu nhẹ.  Nước Gừng ức chế một số vi khuẩn, vi trùng ở âm đạo.

- Công năng chủ trị: Ôn vị, chỉ ẩu:  khi đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, dùng gừng nướng 1 củ. Gừng đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ứ trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân lạnh. Trường hợp đau bụng dữ dội do hàn, đau lan ra lưng, sườn, dùng Sinh khương 8g, Ngải diệp 12g, Quế chi 12g, giấm ăn 15ml, sắc uống. Nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lị, dùng Can khương 8g, tán nhỏ, ăn với nước cháo nóng. Liều dùng: 4- 12g

Sinh khương (gừng tươi) làm thuốc và dùng làm gia vị chế biến các món ăn, có tác dụng: Tăng tiết mồ hôi và giải biểu;  Làm ấm tỳ và vị và giảm nôn; Làm ấm phế và giảm ho; Giải độc Bán hạ, Nam tinh và cua cá, thịt chim thú.

Gừng và các công dụng đối với bệnh khớp

Như vậy gừng là vị thuốc được y học cổ truyền xếp vào nhóm khử hàn, các tác dụng mà y học cổ truyền ghi nhận chủ yếu là chữa các bệnh do hàn làm đau bụng, khó tiêu, nôn ói.

Không phải là vị thuốc được dùng phổ biến để trị các bệnh về đau nhức khớp, nhưng dùng 5 - 10g gừng tươi mỗi ngày nhất là mùa đông, thấy có cải thiện đáng kể bệnh lý viêm khớp. Nếu có sử dụng, gừng thường được phối hợp trong một bài thuốc gồm nhiều vị khác nhưng chữa về hàn bên cạnh các vị thuốc khác chữa đau nhức khớp như Lá lốt, Độc hoạt, Thiên niên kiện…

Nếu như Hàn (thời tiết lạnh) là nguyên nhân gây đau nhức khớp, rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài khớp giúp làm ấm nóng, tăng tuần hoàn máu có thể giúp giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng cần thận trọng không nên lạm dụng.

Lời khuyên của thầy thuốcNếu muốn sử dụng thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh về khớp, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và sử dụng thuốc thích hợp.Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả cây thuốc đông y sẽ không khỏi bệnh hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe.Gừng có tác dụng phụ là làm tăng huyết áp, nếu dùng trên người bệnh có tăng huyết áp hết sức cẩn thận. không dùng lượng nhiều, không dùng lâu dài vì bệnh cảnh nhất là người cao tuổi đa bệnh thái, sẽ hết sức nguy hiểm khi tự chữa bệnh cho mình, cho người thân hãy trao sức sức khỏe của mình cho thầy thuốc vì các vị này am hiểu chuyên môn giúp chúng ta khỏe mạnh, từng bước đẩy lùi bệnh tật trên cơ sở khoa học. mang lại cho mọi người niềm vui, lẽ sống tốt đẹp.

Từ khóa » Xoa Bóp Rượu Gừng