Guyana - Sân Chơi Mới đầy Hấp Dẫn đối Với Các Big Oil - PVEP

Guyana trở nên nổi tiếng toàn cầu với một loạt các khám phá ngoài khơi của ExxonMobil - ước tính 9 tỷ thùng trữ lượng thu hồi, hứa hẹn sẽ biến quốc gia rừng nhiệt đới nhỏ bé thành một nền kinh tế dầu mỏ lớn.

Thác Guyana Kaieteur, Guyana. Photo: DIMO/US Air Force

Nằm giữa Venezuela, Brazil và Suriname ở Nam Mỹ, quốc gia nhiệt đới Guyana đã trở thành một điểm hấp dẫn đối với các Big Oil chỉ trong vài năm qua.

Guyana là một vùng lãnh hải của Pháp, được đặc trưng bởi rừng nhiệt đới rộng lớn, rậm rạp và một dân số nhỏ, đa dạng về sắc tộc, phần lớn sinh sống trên một dải đất hẹp dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương.

Nền kinh tế của Guyana phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ, nhưng một phát hiện dầu ngoài khơi của ExxonMobil vào năm 2015 sẽ thay đổi hoàn toàn Guyana và biến Guyana trở thành một quốc gia dầu mỏ?

Hoạt động khai thác dầu thành công ở Guyana của Exxon đã phát triển vượt bậc kể từ khi phát hiện năm 2015. Kể từ đó, Exxon đã thực hiện 20 phát hiện dầu, đáng chú ý trong lô Stabroek, gần nhất là phát hiện Longtail-3 vào tháng 6 năm 2021, ước tính tổng trữ lượng thu hồi khoảng 9 tỷ thùng dầu thô.

Vào năm 2017, khi công bố kế hoạch phát triển hoạt động khoan đầu tiên trong khu vực mỏ dầu nước sâu Liza thuộc Lô Stabroek, cách thủ đô Georgetown của Guyan 120 km - Exxon cho biết họ đã phát hiện ra “một trong những khám phá dầu lớn nhất trong thập kỷ qua”, hứa hẹn trữ lượng thu hồi lên tới 2,5 tỷ thùng dầu tương đương.

Những Big Oil khác cũng lao vào cuộc viễn chinh thăm dò này, như Repsol của Tây Ban Nha và Tullow Oil của Anh - mặc dù cho đến nay cả hai đều chưa có phát hiện thương mại nào.

Hess của Mỹ và CNOOC của Trung Quốc đều có cổ phần trong lô Stabroek.

Guyana hứa hẹn những hoạt động thăm dò dầu mỏ khổng lồ

Rystad Energy dự đoán sản lượng dầu của Guyana có thể đạt 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2030 và tạo ra doanh thu 30 tỷ USD - đủ để cạnh tranh với nước láng giềng và thành viên sáng lập Opec, Venezuela.

Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy tổng GDP hàng năm của Guyana là khoảng 3,9 tỷ đô la vào năm 2018.

Số liệu mới nhất từ ​​Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mức tăng khổng lồ 85,6% đối với GPD của đất nước vào năm 2020 với dự đoán về sự bùng nổ dầu mỏ sắp tới.

Ngân sách chi tiêu vốn cho các dự án thăm dò và sản xuất mới (E&P) đã bị cắt giảm trong toàn ngành khi các công ty dầu mỏ tìm cách cắt giảm chi phí bất cứ khi nào có thể nhằm vượt qua cơn bão đã quét sạch số tiền khổng lồ khỏi giá trị thị trường chung của họ.

Tuy nhiên, triển vọng tài chính của Guyana dường như đã sẵn sàng để thay đổi đáng kể trong những năm tới, vì trữ lượng dầu thô của nước này là nguồn lợi lớn thu hút các công ty lớn trong ngành.

Câu hỏi lớn về cách quản lý dầu mỏ của Guyana

Sự chuyển đổi như vũ bão của nền kinh tế quốc gia nhỏ bé này đặt ra một số câu hỏi quan trọng về việc làm thế nào Guyana - quốc gia có ít hơn 800.000 dân - sẽ có thể đương đầu với vị thế mới trên trường thế giới và thu được lợi ích đầy đủ từ sự phong phú tài nguyên thiên nhiên của nó.

Những người ủng hộ minh bạch đã chỉ trích thỏa thuận kéo dài 40 năm giữa Exxon và các quan chức Guyan vào năm 2016, cho rằng việc phân chia thu nhập - Guyana nhận 52% lợi nhuận từ mỏ dầu Stabroek - là quá có lợi cho công ty Mỹ, tước đoạt hàng tỷ đô la thu nhập quốc gia của Guyana.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thương mại và quản lý kém phát triển trong nước đặt ra một loạt vấn đề đáng kể cho các nhà khai thác như Exxon phải xem xét, khi họ tìm cách tối đa hóa lợi tức đầu tư của mình trong khu vực với con số tổng đầu tư khoảng 8,1 tỷ đô la từ năm 2015 đến năm 2019.

Liệu Guyana có được chia lợi nhuận công bằng từ việc khai thác dầu trong vùng biển của mình không?

Những lời chỉ trích nhằm vào thỏa thuận lô Stabroek chỉ ra phần lợi nhuận tương đối thấp mà Guyana được hưởng từ việc bán dầu khai thác từ vùng nước sâu của họ.

Exxon và một số nhà phân tích trong ngành dầu khí cho rằng sự phân chia là công bằng đối với một quốc gia mà việc khai thác dầu rất khó khăn, khảo sát các vùng biển xung quanh Guyana trong nhiều thập kỷ nhưng không có kết quả. Một số khác cho rằng nó không phản ánh thực tế giàu tài nguyên của đất nước này.

Hợp đồng phản ánh tình hình tại thời điểm ký năm 1999, khi nhiều công ty gặp phải một số giếng thăm dò cạn kiệt. Vào thời điểm đó, các công ty E&P được cho là đang chấp nhận rủi ro đáng kể khi tiến hành thăm dò vùng nước sâu trong khu vực. Để làm cho hoạt động khoan trở nên hấp dẫn, Guyana đã đưa ra các điều khoản tài chính cạnh tranh.

Nghiên cứu từ các nhà phân tích cho thấy Guyana có thể mất 55 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ trong suốt thời gian hoạt động của mỏ Stabroek, so chia sẻ lợi nhuận 69% - một tỷ lệ theo thông lệ quốc tế - đã được thừa nhận.

Cơ sở hạ tầng quốc gia non trẻ của Guyana cần được cải thiện để đối phó với nhu cầu quan tâm đến dầu mỏ mới.

Từ trước đến nay, đất nước này chỉ dựa vào khai thác quy mô nhỏ, nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp khác, và những hạn chế của cơ sở hạ tầng quốc gia, các chính sách công nghiệp và khuôn khổ tài khóa phản ánh điều đó.

Hiện tại, chính phủ Guyana chưa chuẩn bị và không có khuôn khổ pháp lý và quy định để quản lý hợp lý dòng doanh thu từ dầu.

Chính phủ Guyanan cần thiết lập kế hoạch chuyển tiếp càng sớm càng tốt, chẳng hạn như quỹ tài sản để quản lý tài sản và thực hiện kế hoạch đầu tư vào các ngành khác, đặc biệt là các lĩnh vực hỗ trợ cho ngành công nghiệp dầu khí.

Ngân hàng Thế giới cho vay hỗ trợ để phát triển khả năng tài chính của Guyana.

Ngân hàng Thế giới đã chuyển sang hỗ trợ quốc gia này những công cụ cần thiết để quản lý của cải tài nguyên mới được tìm thấy.

Vào tháng 3 năm 2019, họ đã cam kết 20 triệu đô la để giúp Guyana chuẩn bị cho ngành công nghiệp dầu khí của mình cho sự bùng nổ sắp tới trong hoạt động kinh doanh, bao gồm sự phát triển của khuôn khổ pháp lý, các tổ chức chính, quản lý tài chính và quản lý dự án.

Các sự kiện toàn cầu kể từ đầu năm 2020 - sự lây lan của đại dịch coronavirus và sự sụp đổ thị trường dầu sau đó khiến giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ - chắc chắn sẽ phá vỡ quá trình chuyển đổi của Guyana trở thành quốc gia xuất khẩu dầu quan trọng.

Các nhà khai thác trên khắp thế giới đang tìm cách cắt giảm chi phí chưa từng có khi đối mặt với những rủi ro và sự không chắc chắn của thị trường, với việc đầu tư vốn vào các dự án thăm dò mới, tiềm ẩn nhiều rủi ro, là dự án đầu tiên bị trục trặc.

Exxon đã công bố kế hoạch giảm 30% kế hoạch đầu tư vốn trong suốt năm 2020 - từ 33 tỷ đô la xuống 23 tỷ đô la - theo bước chân của Royal Dutch Shell, BP và Chevron đều đã xác nhận cắt giảm đáng kể của riêng họ.

Exxon nằm trong số nhiều công ty dầu mỏ cắt giảm ngân sách chi tiêu trong bối cảnh khủng hoảng dầu mỏ - nhưng hãng đảm bảo Guyana vẫn là trung tâm trong các kế hoạch thăm dò của mình.

Exxon xác nhận các hoạt động ở Guyana vẫn là “không thể thiếu” trong kế hoạch của mình, với các hoạt động trên tàu sản xuất Liza Destiny sẽ không bị ảnh hưởng, trong khi giai đoạn hai của quá trình phát triển mỏ dầu Liza vẫn nằm trong mục tiêu đưa vào hoạt động vào năm 2022.

Nguồn: Petrotimes

Từ khóa » Hình ảnh đất Nước Guyana