GV Hoáng Thị Ánh Đào Hướng Dẫn Phân Tích Bình Giảng Một đoạn ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục:
- I. NHỮNG LƯU Ý
- II. Cách làm:
- III. Các đoạn văn thường gặp
- 1. Tác phẩm “Người lái đò sông đà”
- 2. Tác Phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
- IV. Ví dụ minh họa
- A. Tìm hiểu đề
- B. Lập dàn ý:
I. NHỮNG LƯU Ý
– Phải bám sát đặc trưng thể loại: ví dụ: Tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, bút kí, phóng sự… – Hiểu và nắm được khuynh hướng sáng tác: Lãng mạn hay hiện thực… – Tác phẩm nằm trong chủ đề gì và giai đoạn văn học nào (ví dụ: Chủ đề về Quê hương đất nước trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp) – Cách hành văn hay nói cách khác là phong cách nghệ thuật riêng của từng tác giả. – Đặc biệt với dạng đề này khi làm bài các em cần chú ý bám sát vào nghệ thuật thể hiện trong đoạn văn. Ví dụ về cách dùng từ ngữ, cách xây dựng hình tượng….. Và khi phân tích bình giảng đoạn văn cần đi theo trình tự của từng ý văn trong đoạn. Cách làm này thường không bị sót ý và khiến người đọc dễ theo dõi.
II. Cách làm:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và xuất xứ của đoạn trích – Vị trí đoạn trích – Chọn ra nôi dung chính, đặc biệt trong đoạn trích có liên quan mật thiết tới chủ đề của tác phẩm để viết. Chú ý tới cách viết để làm sáng rõ nôi dung (viết theo lối diễn dịch, quy nạp hay viết theo lối Tổng phân hợp…) – Chú ý khi viết cần phải bám sát vào nghệ thuật. Hay nói cách khác để bài viết đc sâu thì phải đi từ nghệ thuật tới nội dung. (Sau khi chỉ được nét nghệ thuật đặc sắc sẽ đi khai thác dụng ý nghệ thuật của tác giả dùng để làm gì. Sau khi trả lời đc câu hỏi ấy thì rút ra được nội dung, ý nghĩa và chủ đề của đoạn văn, tác phẩm)
III. Các đoạn văn thường gặp
Ví dụ các đoạn văn thường gặp trong chương trình Ngữ Văn 12, Kì I
1. Tác phẩm “Người lái đò sông đà”
– “Tôi có dịp tạt ngang Sông Đà mấy lần….Bực bội gì mỗi độ thu về” (SGK/Tr.190 – 191) -“ Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên” (SGK/Tr.191-192)
2. Tác Phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
– “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến…dưới chân núi Kim Phụng” (SGK/Tr.198) – “Phải nhiều thế kỉ qua đi…bát ngát tiếng gà” (SGK/Tr.198-199) – “Rời khỏi kinh thành … mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở” (SGK/Tr.200-201)
IV. Ví dụ minh họa
Đề bài: “ Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên” (SGK/Tr.191-192)
A. Tìm hiểu đề
– Kiểu đề: Nghị luận văn học – Phân tích đoạn văn xuôi – Nội dung: Con sông Đà trữ tình + Cảnh lặng tờ hoang dã của bờ bãi sông Đà + Khát khao hướng tới tương lai. – Phạm vi dẫn chứng” Đoạn văn trong tác phẩm “Người Lái đò sông Đà”
B. Lập dàn ý:
I. Giới thiệu: – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Tuân là cây bút rất mực tài hoa, uyên bác…. – “Người lái đò sông Đà” được rút ra từ tập tùy bút “Sông Đà” (1960) Tác phẩm đã góp phần khẳng định vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam hiện đại. – Trong tùy bút Nguyễn Tuân miêu tả hình tượng con sông Đà khi thì hung bạo lúc lại trữ tình. – Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà quãng trung lưu thác ghềnh lúc này chỉ còn trong trí nhớ… II. Phân tích * Nhận xét chung: Nếu như trong cảnh vượt thác băng ghềnh trên thượng nguồn, nhà văn Nguyễn Tuân đã tung ra một vốn từ ngữ chính xác, mới lạ và vô cùng ấn tượng để làm nổi bật cuộc chiến đấu giữa ông Đò với thần sông thần đá có đủ tướng mạnh quân đông bằng một giọng văn mạnh mẽ, nhịp văn dồn dập thì đến đoạn văn này nhịp văn thay đổi bằng sự nhịp nhàng, mơ màng, êm dịu đúng như câu tục ngữ của người Thái: “Qua thác Tiếu dải chiếu mà nằm”
1. Luận điểm 1: Cảnh ven sông lặng tờ hoang dã – Câu đầu của đoạn văn được bắt đầu bằng hình ảnh “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” gợi lên sự nhẹ nhàng êm ái. Câu văn ngắn gồm 6 âm tiết đều là thanh bằng tạo nên không gian nghệ thuật như ru khách sông Đà vào giấc mộng phiêu du. – “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần…thế mà thôi” + Hai chữ “lặng tờ” được nhắc đi nhắc lại tới hai lần theo kiểu trùng điệp rất đặc thù của thơ, không gian vắn lặng nhưng không thể “lặng tờ” hơn được nữa du khách đang đi thuyền trên quãng sông này nhưng lại có cảm giác mình đang đi ngược về quá khứ xa xưa của những đời Lí, đời Trần, đời Lê. + Cái lặng tờ trầm tu đột ngột của con sông vốn đã ồn ào, mạnh mẽ gợi lên không khí thiêng liêng trang trọng cổ kính. Đó là dòng sông cổ thi “trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ” mà ta đã từng bắt gặp trong trang thơ của Huy Cận, sông Đà con sông lịch sử đã từng chứng kiện một chặng đường oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta trong những cuộc chiến tranh vệ quốc, câu văn không tả mà nó có sức gợi mênh mong của thi ca. – “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô…nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” + Theo dòng trôi của con thuyền người đọc đi vào thế giới hoang sơ tĩnh mịch, Nguyễn Tuân láy lại cái điệp ngữ “thuyền tôi trôi” để gợi một dòng sông êm đềm, thơ mộng, ta tưởng như nhịp chảy của dòng sông đã hòa vào nhịp điệu của câu văn để ru hồn người “lạc vào thời tiền sử” đẹp như “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” +Bao trùm cảnh vật là một màu xanh hoang sơ cũng thấy nương ngô “nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” dường như ở đó đã có dấu ấn của con người in trên cái màu xanh non mỡ màng ấy nhưng thật ngạc nhiên “tịnh không một bóng người”. Đoạn văn đẹp như một bức tranh lụa nhờ việc sử dụng rất nhiều định ngữ: “cỏ gianh đẫm sương đêm”, “lá ngô non đầu mùa”…chính những hình ảnh thi vị ấy đãkéo dòng sông hiện đại trở về gần với thực tại hơn. +Đặc biệt hai câu văn “bờ sông hoang dại …bờ sông hồn nhiên…” khiến ta tưởng đây là hai vế của một câu song quan trong bài phú lưu thủy. Nghệ thuật điệp cấu trúc đã kết dính hai câu thành một bè thơ gợi cảm, bồng bềnh, vấn vương cảm xúc hoài cổ mà ta đã bắt gặp ở người nghệ sĩ một thời vang bóng này. Nguyên Tuân đã tìm về vẻ đẹp xưa trong cái ngày hôm nay. => tình yêu quê hương xứ sở. + Nguyễn Tuân so sánh không phải để cụ thể hóa sự vật mà để trìu tượng hóa, thơ mộng hóa. Lời văn chứng tỏ sự tài hoa của cây bút bậc thầy về ngôn ngữ, ông đã dùng tưởng tượng để tạo nên liên tưởng nhằm gieo vào lòng người đọc bao cảm xúc để được cùng nhà văn tận hưởng cái vẻ đẹp hoang dại và hồn nhiên của bờ bãi sông Đà.
2. Luận điểm 2: Khao khát hướng tới tương lai của sông Đà – Say đắm trong cái tĩnh mịch của dòng sông nhưng nhà văn vẫn “thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu” + Có lẽ đây là cách làm duyên của Nguyễn Tuân cách nói vừa tô đậm ấn tượng về một không gian lặng lẽ, mơ màng đến độ phải “thèm giật mình” để rũ mình khỏi giấc mộng xưa. +Qua đó Nguyễn Tuân còn gửi găm cái khao khát được gửi gắm sự đổi mới của đất Tây Bắc hoang dã trong không khí xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc trong những năm 1960. – “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi án cỏ sương …như tiếng bạc rơi thoi” + Những định ngữ “thơ ngộ, đầu nhung, cỏ sương…” giống như một chiếc đùa thần kì diệu chạm tới đâu thì ở đó sự vật như cựa quậy, sống động có hồn. Cái hoang dại không mất đi mà trái lại đêm đến cho người đọc một vẻ đẹp tươi tắn, tinh khiết văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của đôi bờ sông đà là một tiếng “còi sương” ngân xa như mở ra một chân trời thơ bát ngát. + Cuộc đối thoại giữa ông khách sông khách sông Đà và con vật “lành” đích thực là một bài thơ trữ tình, nó chập chờn chơi vơi. Hươu hỏi người hay người tự hỏi một giả định vừa thực vừa ảo. Chỉ cần một nét vẽ của Nguyễn Tuân về đàn hươu núi đã gợi trước mắt người đọc cái vẻ đẹp hoang dã hồn nhiên của con sông. + Hình ảnh “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” như manh sức nặng của một tâm hồn đang hòa vào cũng cảnh vật. Một câu văn có cả màu sắc, đường nét và đặc biệt cách miêu tả của nhà văn cũng vô cùng độc đáo. Biện pháp nghệ thuật so sánh cùng với nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi lên không gian tĩnh mịch đến độ người ta có thể nghe thấy cả tiếng cá quẫy đuôi làm đàn hươu phải giật mình và ông khách sông Đà cũng chợt tỉnh mộng để quay về thực tại. – Thuyền tôi trôi trên “dải sông Đà bọt trắng lênh đênh…”. Đến đây tác giả đã phát hiện ra sông Đà với vẻ đẹp tình tứ lãng mạn, vẻ đẹp đậm đà bản sắc văn hóa bởi nó được gắn với câu thơ rất mực tài hoa của thi sĩ Tản Đà “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”. Ở đây ta lại bắt gặp một giọng văn quen thuộc của nhà văn họ Nguyễn ông luôn nhìn sự vật dưới phương diện văn hóa, lịch sử, thẩm mĩ. – Càng về xuôi sông Đà càng rộng thêm ra bởi vậy nhìn dòng nước lững lờ trôi mà ta như cảm thấy nó “nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc” và “con sông như đang lắng nghe giọng nói êm êm của người về xuôi”. Bằng tấm lòng với vẻ đẹp quê hương đất nước, nghệ thuật văn xuôi điêu luyện của Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc những khoái cảm được ngắm nhìn vẻ đẹp về con sông Đà nghệ sĩ lẵng mạn trữ tình. => Nhận xét, đánh giá cuối bài: Nguyễn Tuân yêu Tây Bắc, yêu một trời hoa ban trắng, yêu ông lái đò nghệ sĩ, yêu con sông Đà hung bạo trữ tình…phải chăng đó là thứ tình yêu sông núi, yêu con người Việt Nam tài hoa dũng cảm. Và ông đến với sông Đà như một cái cớ, một cơ duyên để ông được thỏa thuê với khát vọng khám phá, khát vọng thể hiện cái tôi trữ tình nghệ sĩ của mình.
( Trên đây là những hướng dẫn của cô Hoàng Thị Ánh Đào về cách phân tích và bình giảng một đoạn văn để các bạn tham khảo )
Từ khóa » Thuyền Tôi Trôi Trên Sông đà... Trên Dòng Trên Dàn ý
-
Bình Giảng đoạn Văn Sau Trong Người Lái đò Sông Đà
-
Cảm Nhận đoạn Trích: "Thuyền Tôi Trôi Trên Sông Đà...trên Dòng Trên"
-
Cảm Nhận Phân Tích đoạn Văn Thuyền Tôi Trôi Trên Sông đà
-
Cảm Nhận Về đoạn "Thuyền Tôi Trôi Trên Sông Đà... Trên Dòng Trên"
-
“Thuyền Tôi Trôi Trên Sông Đà… Con đò đuôi én Thắt Mình Dây Cổ điển ...
-
Phân Tích Một đoạn Văn Trong Tùy Bút Người Lái đò Sông Đà
-
VĂN MẪU BÌNH GIẢNG ĐOẠN VĂN TỪ “THUYỀN TÔI TRÔI TRÊN ...
-
Hãy Trình Bày Cảm Nhận Của Anh (chị) Về Vẻ đẹp Của đoạn Văn Sau
-
Vẻ Đẹp Trữ Tình Của Sông Đà Qua Đoạn Văn: Thuyền Tôi Trôi Trên ...
-
Cảm Nhận Về đoạn “Thuyền Tôi Trôi Trên Sông Đà... Trên Dòng Trên”
-
6 Bài Văn Mẫu Bình Giảng đoạn Văn "Thuyền Tôi Trôi Trên Sông Đà ...
-
Cảm Nhận Vẻ đẹp Thơ Mộng, Trữ Tình Của Dòng Sông Đà - Mobitool
-
Cảm Nhận Về đoạn “Thuyền Tôi Trôi Trên Sông Đà... Trên Dòng Trên ”