Gzip Là Gì? Cách Bật Chế độ Gzip để Tăng Tốc Website Hiệu Quả

Xem nhanh

  • Gzip là gì?
  • Vai trò của Gzip
  • Ưu, nhược điểm của Gzip
  • Cơ chế hoạt động của Gzip
  • Hướng dẫn kiểm tra website đã nén Gzip hay chưa?
    • Cách kiểm tra trên trình duyệt
    • Công cụ online
  • Cách bật nén Gzip
    • Sửa file .htaccess
    • Plug-ins CMS WordPress
    • Sử dụng Hosting cPanel
    • Bật nén trên Litespeed

Gzip được hiểu là một trong những phương pháp nén nhằm giảm dung lượng dữ liệu server. Nhờ thế, website sẽ tối ưu hơn về cả băng thông cũng như khả năng loading.

Thông qua bài viết của FPT Cloud, bạn sẽ biết cơ chế hoạt động của Gzip. Không những vậy, hướng dẫn bật nén cụ thể cũng được tiết lộ trong phần cuối cùng của bài viết.

Gzip là gì?

Gzip là gì? Đây là một phương thức nén, làm giảm dung lượng dữ liệu trên Server khi gửi đến Client. Qua đó, bạn sẽ thấy băng thông tiết kiệm đáng kể cùng với đó là cải thiện tốc độ tải website.

Gzip là gì 1
Công cụ giúp giảm dung lượng truyền tải dữ liệu trên website

Công cụ hoạt động tương tự như khi sử dụng WinRAR để nén file trên máy tính. Thông qua cơ chế xử lý, dữ liệu truyền đến Client sẽ tự động giảm dung lượng. Thông tin hiển thị cho người truy cập đảm bảo ở điều kiện bình thường.

Công cụ có khả năng hỗ trợ toàn diện hơn so với những loại khác. Bởi lẽ, các file tĩnh như HTML, CSS, Javascript hoặc các document XML, JSON đều xử lý được.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lighthouse Google là gì? Cách sử dụng Lighthouse Google từ A-Z

Vai trò của Gzip

Chắc chắn các nhà quản trị đều đã biết cách hoạt động của web. Các dữ liệu phải được truyền đi từ Server tới trình duyệt của người sử dụng. Tuy vậy, những tệp dung lượng lớn sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của hệ thống.

Gzip là gì 2
Công cụ hỗ trợ trải nghiệm người dùng được thông suốt

Đó chính là nguyên nhân lớn nhất, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất hoạt động website. Vì thế, Gzip sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm bớt dung lượng trước khi truyền đi giúp người dùng cảm thấy hài lòng bởi trải nghiệm không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm cũng đánh giá cao về web. Google coi đó là tín hiệu chứng minh trang có độ uy tín và ưu tiên hơn khi xếp hạng.

Ưu, nhược điểm của Gzip

Để hiểu hơn về phương thức này, bạn nên nhìn nhận cả những ưu thế và các mặt còn hạn chế. Cụ thể như sau:

Gzip là gì 3
Công cụ có khả năng tương thích trên nhiều trình duyệt khác nhau
✅Ưu điểm ✅Nhược điểm
- Được đánh giá cao bởi tính tương thích với các trình duyệt. Dù là Google Chrome, Firefox, Cốc Cốc… đều được hỗ trợ nén khá tốt.- Nhiều nghiên cứu cho thấy công cụ giảm dung lượng trang từ 50 – 80%. Điều đó đồng nghĩa với việc tốc độ tải nhanh, tiết kiệm băng thông. - Dù tương thích cao, nhưng nếu người dùng sử dụng trình duyệt quá cũ cũng sẽ không thuận lợi. Cụ thể như Internet Explorer < 6 khiến quá trình giải nén lâu hơn.- Công cụ chỉ hiệu quả tuyệt đối với file text như HTML, Javascript, CSS, XML…Trái lại, Gzip chưa thực sự tối ưu với file media, file ảnh, video, audio, PDF…- Nén Gzip chiếm một phần nhất định CPU của server.

Cơ chế hoạt động của Gzip

Cơ chế hoạt động dựa trên quá trình trao đổi, truyền tải dữ liệu nén giữa Server và Client. Quá trình cụ thể để vận hành gồm hai bước như sau:

Gzip là gì 4
Cơ chế hoạt động và xác nhận thông qua việc gửi Request
  • Trình duyệt gửi Header Request đến máy chủ. Mục đích để thông báo rằng đã chấp nhận file được nén. Header này có dạng cụ thể như sau: “Accept-Encoding:gzip, deflate”.
  • Server gửi phản hồi đồng ý và truyền dữ liệu đã được nén cho trình duyệt. Tín hiệu có dạng: “Content-Encoding:gzip”.

Bạn cần lưu ý “Accept-Encoding:gzip, deflate“ chỉ là một yêu cầu từ trình duyệt chứ không phải là mệnh lệnh bắt buộc. Máy chủ có thể chấp nhận thực hiện hoặc không.

Trong một số trường hợp, sau khi nhận Request, Server không gửi thông điệp “Content-Encoding:gzip” trong header phản hồi. Điều này nghĩa là tệp chưa được hỗ trợ giải nén. Lúc này, trình duyệt phải tải với dung lượng vốn có.

>>> Có thể bạn quan tâm: Google Formulir là gì? Cách tạo & sử dụng Google Formulir từ A-Z

Hướng dẫn kiểm tra website đã nén Gzip hay chưa?

Bạn có thể kiểm tra để biết website của mình đã cài chế độ nén Gzip hay chưa. Cách thứ nhất là thực hiện ngay trên trình duyệt. Một phương pháp khác cũng rất đơn giản là sử dụng công cụ hỗ trợ.

Cách kiểm tra trên trình duyệt

Bạn hoàn toàn kiểm tra được website đã nén Gzip chưa ngay tại trình duyệt. Dưới đây là hướng dẫn trên Google Chrome. Quy trình thực hiện hoàn toàn tương tự với Firefox và Internet Explorer.

Đầu tiên, bạn click vào mục Customize and Control của Google Chrome >> Developer Tools. Một phương pháp đơn giản hơn là bấm tổ hợp phím Ctrl – Shift – I. Lúc này, hệ thống hiển thị một bảng thông số website, bạn chọn tab Network.

Tiếp theo, hãy tiến hành tải trang và nhấn dòng network tương ứng. Khi thông báo trả về trong mục Header ở dạng “Content-Encoding: gzip” chứng tỏ nội dung trả về đã nén.

Ngược lại, nếu không xuất hiện đoạn text như trên cho thấy website chưa nén. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể biết kích cỡ file trước và sau khi giải nén. Thao tác đơn giản là nhấn biểu tượng “Use large rows” trên tab.

Công cụ online

Hiện tại có nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra nén Gzip trên website. Dưới đây là một số tên tuổi uy tín nên ưu tiên tham khảo:

  • https://gtmetrix.com/.
  • https://www.webpagetest.org/.
  • https://varvy.com/tools/gzip/.

Cách thực hiện đơn giản vì đã có sự hỗ trợ tự động. Bạn chỉ cần gõ URL website và click vào nút Test. Lúc này, hệ thống sẽ kiểm tra kết quả trả về.

Cách bật nén Gzip

Nếu chưa xuất hiện những tín hiệu đã phân tích bên trên, bạn cần tìm cách kích hoạt cơ chế. Dưới đây là một số phương pháp áp dụng phổ biến nhất. Từng hình thức có yêu cầu kỹ thuật và độ khó khác nhau.

Sửa file .htaccess

Bạn có thể dùng mod_gzip hoặc mod_deflate để kích hoạt công cụ. Tuy vậy, mod_deflate được khuyến nghị sử dụng nhiều hơn. Bởi thuật toán chuyển đổi hiệu quả, module tương thích cao với Apache phiên bản mới.

Gzip là gì 5
Khi sửa file .htaccess, bạn cần hết sức cẩn trọng

File .htaccess rất quan trọng vì có khả năng điều khiển nhiều hoạt động trên website. Bạn cần hết sức cẩn trọng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Một sai sót nhỏ xảy ra cũng làm mất khả năng truy cập bình thường.

Để tối ưu nhất, bạn nên nhờ đến bộ phận chuyên IT kích hoạt bằng cách chèn thêm code. Khi đã chỉnh xong, hãy lưu lại file .htaccess và tải lại website. Lúc này, công cụ đã kích hoạt thành công.

Plug-ins CMS WordPress

Bạn có thể bật Gzip dễ dàng nếu đang thuê dịch vụ Hosting WordPress. Các Plugin hỗ trợ cho quá trình này như W3 Total Cache, WP Super Cache, GZip Ninja Speed Compression…

Thao tác thực hiện tự động mở chế độ giải nén trên website. Còn đối với Joomla, bạn truy cập vào mục System -> Global Configuration -> Server. Tại mục “Gzip page compression” hãy nhấn chọn Yes.

Sử dụng Hosting cPanel

Nếu có license cPanel, bạn có thể thuận tiện bật nén cho tất cả các website. Thao tác thực hiện trên mục Optimize website. Sau khi mở ra, bạn chọn “Compression all content” rồi nhấn nút “Update Settings”.

Thực chất hành động này để khai báo các dòng code vào file cấu hình .htaccess. Đây là cơ sở kích hoạt Gzip trên website Hosting.

Bật nén trên Litespeed

Với phương pháp cuối này, bạn bật nén trên Litespeed thông qua cấu hình phía dưới phần Tuning. Tại đây, người dùng được yêu cầu nhấn chọn “Enable compression”.

Chỉ cần như vậy là bạn đã hoàn thành giải nén thành công. Thao tác gần như chỉ mất vài giây để thực hiện.

Trên đây là những điều cần biết về một trong những kỹ thuật cải thiện hiệu năng website. Nhờ đó tối ưu trải nghiệm của người dùng cũng như đánh giá của Search Engine.

Nếu vấn đề bạn gặp phải là tốc độ tải trang chậm, nhiều gián đoạn, hãy nghĩ ngay đến cách này. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu Gzip là gì và sớm triển khai cho chính website của mình.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

  • Website: https://fptcloud.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud
  • Email: [email protected]
  • Hotline: 1900 638 399

Từ khóa » Cài đặt Gzip