H&M – Wikipedia Tiếng Việt

Hennes & Mauritz AB
H&M-LogoLogo của H&M
Loại hìnhAktiebolag
Mã niêm yếtNasdaq Stockholm: HM B
Ngành nghềBán lẻ
Tiền thânHennes
Thành lập1947; 77 năm trước (1947) (as Hennes)Västerås,  Thụy Điển
Người sáng lậpErling Persson
Trụ sở chínhStockholm,  Thụy Điển
Số lượng trụ sở4,553 (thời điểm ngày 31 tháng 8 năm 2017)[1]
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốtStefan Persson (Chủ tịch) Karl-Johan Persson (Giám đốc và CEO)
Sản phẩmQuần áo, phụ kiện thời trang
Doanh thuTăngUS$ 25.191 tỷ (2016)[2]
Lợi nhuận kinh doanhGiảmUS$ 2.692 tỷ (2016)[2]
Lãi thựcGiảmUS$ 2.106 tỷ (2016)[2]
Tổng tài sảnTăngUS$ 11.139 tỷ (2016)[2]
Tổng vốnchủ sở hữuTăngUS$ 6.919 tỷ (2016)[2]
Chủ sở hữuStefan Persson (28%)[3]
Số nhân viên148,000 (tháng 12 năm 2015)
Công ty conMonki, Weekday, Cheap Monday, COS, & Other Stories, ARKET
Websitehm.com

H&M (viết tắt từ Hennes & Mauritz) là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá rẻ. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hiện đang hoạt động tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng hơn 5,000 cửa hàng[4], tuyển dụng hơn 126,000 nhân viên trong năm 2019[4]. Đây là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Inditex của Tây Ban Nha (công ty mẹ của Zara). Công ty xây dựng mạng lưới kinh doanh trực tuyến lớn mạnh với hệ thống các cửa hàng trực tuyến tại 33 quốc gia, COS ở 19 quốc gia, Monki và Weekday tại 18 quốc gia, & Other Stories ở 13 quốc gia, Cheap Monday ở 5 quốc gia.[5][6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

1947 - 1959

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1946, doanh nhân 30 tuổi người Thụy Điển, Erling Persson, đi du lịch qua Mỹ. Tại thành phố New York, ông đã nảy ra ý tưởng mới về kinh doanh thời trang nữ. Năm sau đó, Persson mở một cửa hàng thời trang nữ ở Västerås, Thụy Điển. Ông đặt tên là Hennes, trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là "của cô ấy". Logo Hennes do chính ông thiết kế.

Cửa hàng đầu tiên ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển, mở cửa vào năm 1952. Cửa hàng thứ hai ở Stockholm mở cửa vào năm 1954 đã tạo ra một cơn sốt đưa danh tiếng của công ty tới đỉnh cao. Cùng năm đó, quảng cáo của Hennes chiếm trọn một trang trong nhật báo lớn nhất của Thụy Điển.

Những năm 1950 khép lại với việc khai trương cửa hàng cao cấp trong tòa nhà chọc trời đầu tiên trong 5 tòa ở Hötorget.

1960 - 1979

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1968, Hennes mua lại công ty bán lẻ trang thiết bị đánh cá và săn bắn Mauritz Widforss ở Stockholm và đổi tên thành Hennes & Mauritz. Đây là sự khởi đầu của việc cung cấp quần áo nam và quần áo trẻ em, đánh dấu việc H&M cung cấp thời trang cho cả gia đình.

Năm 1969, Hennes & Mauritz có 42 cửa hàng. Trong những thập kỷ này, H&M bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế. Na Uy là nước đầu tiên, tiếp theo là Đan Mạch, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ. Năm 1973, H&M bắt đầu bán đồ lót. Cùng năm đó, thành viên của ABBA, Anni-Frid Lyngstad, trở thành "siêu mẫu" đầu tiên chụp ảnh cho công ty.

Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng với năm hoặc sáu cửa hàng mới mở cửa hàng năm.

Năm 1974, Hennes & Mauritz được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Stockholm. Trong cùng năm đó, các cửa hiệu được đổi tên lại bằng chữ viết tắt "H&M". Vào cuối những năm 1970, thanh thiếu niên hiện đại có phiên bản H&M riêng của họ khi khái niệm Impuls được đưa ra, lấy cảm hứng từ các cửa hàng denim của Mỹ.

1980-1999

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm 1980, nền tảng được đặt cho việc mở rộng toàn cầu. Nhiều cửa hàng mới khai trương, trong đó có các cửa hàng H&M đầu tiên ở Đức và Hà Lan. Rất lâu trước khi thuật ngữ thương mại điện tử được sinh ra, để giao sản phẩm tới địa chỉ của khách, H&M mua lại công ty thư tín Thụy Điển Rowells năm 1980.

Năm 1982 - 35 năm sau khi khởi nghiệp tại Västerås, Thụy Điển, công ty đã chào đón giám đốc điều hành thứ hai, khi Erling Persson nhường vị trí cho con trai Stefan Persson.

Vào những năm 1990, quảng cáo qua báo chí truyền thống phần lớn được thay thế bởi các bảng quảng cáo lớn. Lựa chọn người mẫu thể hiện rằng H&M đã trở thành một thương hiệu quốc tế thực sự. Các siêu mẫu được cùng với các diễn viên và nghệ sĩ nổi tiếng mặc trang phục H&M. Các chiến dịch đồ lót nổi tiếng vào Giáng sinh hàng năm được ra mắt vào năm 1990, với hình tượng siêu mẫu Elle Macpherson. Các chiến dịch này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông. Trong suốt thập niên 90, các siêu mẫu "The Big Six" - Elle Macpherson, Cindy Crawford, Naomi Campbell, Claudia Schiffer, Christy Turlington và Linda Evangelista - lần lượt được mời tham gia chiến dịch của H&M.

Năm 1998, H&M bắt đầu kinh doanh trực tuyến ở Thụy Điển.

2000 - 2009

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2000, cửa hàng cao cấp của H&M khai trương tại đại lộ Fifth Avenue ở New York, khởi động việc mở rộng thị trường bên ngoài Châu Âu. Đặc biệt, H&M tiếp tục mở rộng về phương Đông, với những cửa hàng đầu tiên ở Thượng Hải và Hồng Kông vào năm 2007.

Năm 2007, để đánh dấu 60 năm Hennes mở cửa, thương hiệu COS ra đời với cửa hàng đầu tiên ở London, Anh. Sau đó, các thương hiệu Weekday, Monki và Cheap Monday gia nhập gia đình H&M thông qua việc mua lại FaBric Scandinavien AB. Năm 2009, thương hiệu đồ nội thất H&M Home được ra mắt.

Năm 2000, Rolf Eriksen được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, cho đến năm 2009 thì được thay thế bởi Karl-Johan Persson.

Thập kỷ 2010

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2010, H&M lần đầu tiên ra mắt bộ sưu tập thời trang được làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường. Năm 2013, thương hiệu & Other Stories ra mắt. Đây là một nhãn hiệu độc lập được tạo ra bởi nhóm H&M với các phòng thiết kế ở Paris và Stockholm.

Năm 2014, H&M tung ra thị trường thời trang thể thao sử dụng các loại vải chức năng cho cả gia đình. Cùng năm đó, ý tưởng giày của H&M được mở rộng và cập nhật. Năm 2015, công ty giới thiệu nhãn hàng H&M Beauty tập trung vào các sản phẩm trang điểm, chăm sóc cơ thể và tạo mẫu tóc với thiết kế đặc biệt. Năm 2017, công ty tiếp tục ra mắt thương hiệu ARKET, lấy cảm hứng từ thiết kế truyền thống mang tính ứng dụng cao của Bắc Âu. Cửa hàng đầu tiên mở cửa trên Phố Regent ở Luân Đôn, cũng như trực tuyến trên 18 thị trường ở châu Âu.

Quảng bá và hợp tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ bộ sưu tập chung với nhà thiết kế Karl Lagerfeld tháng 11 năm 2005, hằng năm H&M đều cộng tác với một nhà mốt tên tuổi để ra mắt một bộ sưu tập đặc biệt. Những bộ sưu tập này được sản xuất giới hạn và chỉ bày bán tại một số cửa hàng chọn lọc. Do vậy, các sản phẩm thường cháy hàng trong thời gian ngắn. Thậm chí chúng còn được một số tay buôn còn bán lại với giá cao hơn nhiều so với giá ban đầu.

Những nhà thiết kế từng cộng tác với H&M
Năm Nhà thiết kế Ghi chú
2005 Karl Lagerfeld Bộ sưu tập hợp tác đầu tiên, nhiều món đã cháy hàng chỉ trong giờ đầu mở bán[7]
2006 Stella McCartney Mùa xuân/hè
Victor & Roft Mùa thu/đông
2007 Roberto Cavalli
2008 Marimekko Mùa xuân/hè
Comme des Garçons Mùa thu/đông
2009 Matthew Williamson Mùa xuân/hè. Đây là lần đầu tiên Matthew Williamson thiết kế quần áo cho nam giới. Một số mẫu đồ bơi cũng được giới thiệu trong bộ sưu tập.[8]
Jimmy Choo Mùa thu/đông. Đây là lần đầu tiên Jimmy Choo thiết kế quần áo, bên cạnh các mẫu giày và túi xách đã quá nổi tiếng.[9]
2010 Lanvin[10]
2011 Versace Versace cho phép H&M sử dụng thương hiệu nổi tiếng của mình nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế.[11] Bộ sưu tập được phát hành thành 2 đợt: đợt đầu vào tháng 11 năm 2011, đợt sau vào mùa xuân năm 2012.
2012 Marni Ra mắt tháng 3 năm 2012. Đoạn phim quảng cáo cho bộ sưu tập này được đạo diễn bởi Sofia Coppola.[12]
Maison Martin Margiela Đặc trưng với các thiết kế avant-garde, bộ sưu tập của Maison Martin Margiela gây tranh cãi khi bao gồm nhiều sản phẩm kỳ lạ.
2013 Isabel Marant Lần đầu tiên Isabel Marant thiết kế sản phẩm cho nam. Bộ sưu tập nhanh chóng cháy hàng trên toàn cầu và cả trang bán hàng trực tuyến.
2014 Alexander Wang Lần đầu tiên H&M cộng tác với một nhà thiết kế người Mỹ. Bộ sưu tập chủ yếu tập trung vào quần áo thể thao theo phong cách năng động.
2015 Balmain Nhà thiết kế Olivier Rousteing trực tiếp thông báo về bộ sưu tập trên trang Instagram của mình.Lỗi chú thích: Tham số không hợp lệ trong thẻ <ref> Bộ sưu tập cháy hàng và gây nên cảnh chen lấn của người mua trên toàn cầu.
2016 Kenzo Bộ sưu tập gồm nhiều thiết kế với gam màu sặc sỡ.Lỗi chú thích: Tham số không hợp lệ trong thẻ <ref> Rapper người Việt Nam Suboi cũng được mời tham gia chụp hình quảng cáo cho bộ sưu tập này.
2017 Erdem Đoạn phim quảng cáo được đạo diễn bởi Baz Luhrmann và sử dụng độc quyền ca khúc "Hypnotised" của ban nhạc Years & Years.
2018 Moschino Nhà thiết kế Jeremy Scott trực tiếp tham gia quảng bá. Bộ sưu tập gồm quần áo phụ kiện cho nam, nữ và thậm chí cả thú cưng.

Bên cạnh các nhà mốt nổi tiếng, H&M cũng thường xuyên làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng để đưa phong cách của họ đến gần hơn với người mua. Năm 2007, H&M hợp tác với ca sỹ người Mỹ Madonna và ca sĩ người Úc Kylie Minogue, rồi sau đó là Lana Del Rey năm 2012.[13][14] Một bộ sưu tập nhỏ bao gồm phụ kiện và trang sức được hợp tác thiết kế với biên tập của tạp chí Vogue Anna Dello Russo được giới thiệu năm 2012.[15] Beyoncé, Zara Larsson, Naomi Campbell và cầu thủ bóng đá David Beckham cũng đã từng hợp tác với H&M.[16][17]

Tháng Sáu năm 2007, H&M hợp tác với công ty trò chơi điện tử Maxis để đưa các thiết kế của mình vào tựa game The Sims 2 trong bản mở rộng H&M Fashion Stuff.[18]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M. Cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam khai trương ngày 9 tháng 9 năm 2017 tại Trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Cửa hàng thứ 2 tại Việt Nam và đầu tiên tại thủ đô Hà Nội được đặt tại Trung Tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (quận Thanh Xuân) khai trương ngày 11 tháng 11 năm 2017.

Không giống với các thương hiệu thời trang khác thường gia nhập thị trường bằng hình thức nhượng quyền, H&M thành lập công ty tại Việt Nam và hoạt động như một chi nhánh với đội ngũ quản lý, nhân sự riêng.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã sản xuất cho H&M từ năm 2011. Thương hiệu này đang làm việc với khoảng 30 nhà cung cấp với trên 40 nhà máy Việt Nam. Các nhà cung cấp ở Việt Nam cung ứng cho H&M sản phẩm chủ đạo như phụ kiện thời trang, giày dép, áo khoác, đồ len, dệt kim...

Thương hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thương hiệu Năm thành lập Ghi chú
H&M 1947 Ban đầu chỉ bán đồ nữ, sau khi sáp nhập với Mauritz Widforss thì bán cả đồ nam và đồ trẻ em. Hiện nay còn bán cả mỹ phẩm và đồ lót.
COS (Collection of Style) 2007 Thời trang nam, nữ phong cách cổ điển, đơn giản và sang trọng. Hiện có 197 cửa hàng ở 34 quốc gia, cũng như cửa hàng trực tuyến ở 19 quốc gia.[19]
& Other Stories 2013[20] Quần áo và phụ kiện dành cho nữ chất lượng cao ở nhiều phân khúc giá khác nhau. Hiện có 46 cửa hàng ở 12 quốc gia, cũng như cửa hàng trực tuyến ở 14 quốc gia.[21][22]
ARKET 2017 Ngoài quần áo nam nữ với phong cách hiện đại, ARKET còn bán cả đồ nội thất và mỹ phẩm. Tại vài địa điểm, ARKET còn có quán cà phê trong cửa hàng của mình.[23]
Cheap Monday 2004 Thương hiệu ban đầu thuộc về FaBric Scandinavien AB. H&M mua 60% cổ phần của công ty năm 2008 và mua toàn bộ phần còn lại năm 2010.[24] Cheap Monday có logo hình đầu lâu nổi tiếng. Hiện chỉ có 1 cửa hàng ở Luân Đôn nhưng những sản phẩm của Cheap Monday cũng được bày bán thông qua các kênh bán lẻ khác cũng như trên trang bán hàng trực tuyến của hãng.[25]
Weekday 2008 Weekday bán quần áo và phụ kiện nam nữ qua nhãn hàng riêng như MTWTFSS WEEKDAY và Weekday Collection, đồng thời cũng kinh doanh sản phẩm của các nhãn hàng khác. Cửa hàng Weekday có mặt tại 9 quốc gia và bán trực tuyến ở 18 thị trường.
Monki 2008 Monki chủ yếu bán quần áo và phụ kiện cho phái nữ. Các sản phẩm của Monki có thiết kế khác biệt, thậm chí điên rồ và táo bạo. Nhãn hàng tin vào sứ mệnh của mình là chống lại sự bình thường và tôn vinh sự sáng tạo, cá tính.[26] Monki có cửa hàng ở 13 quốc gia, hiện diện trực tuyến ở 18 quốc gia.

Bê bối

[sửa | sửa mã nguồn]

Tái chế đồ cũ

[sửa | sửa mã nguồn]
[icon]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó.

Theo tờ Borsen, vào ngày 16/6, nhóm phóng viên đã giấu thiết bị theo dõi gắn chip vào 10 sản phẩm quần áo và bỏ vào thùng thu gom. Dữ liệu từ chip đã cho thấy rằng quần áo đã được đưa tới 3 cơ sở phân loại tại Đức, sau đó 3/10 sản phẩm đã theo tàu biển tới Benin.

Tờ Vasterbottens của Thụy Điển cho biết, từ đầu năm cho tới nay, những quần áo cũ của H&M đã được xuất khẩu sang châu Phi. Khi tới châu Phi thì một nửa số quần áo cũ đã bị vứt bỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau.[27]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn] Cửa hàng của H&M
  • Cửa hàng H&M ở Trung tâm thương mại Pavilions, Birmingham, Vương quốc Anh Cửa hàng H&M ở Trung tâm thương mại Pavilions, Birmingham, Vương quốc Anh
  • Cửa hàng hàng đầu tại châu Á của H&M tại Causeway Bay, Hồng Kông Cửa hàng hàng đầu tại châu Á của H&M tại Causeway Bay, Hồng Kông
  • Cửa hàng H&M ở Trung tâm thương mại Costanera, Santiago, Chile Cửa hàng H&M ở Trung tâm thương mại Costanera, Santiago, Chile
  • Cửa hàng đầu tiên của H&M tại Úc, ở Melbourne Cửa hàng đầu tiên của H&M tại Úc, ở Melbourne
  • Một mẫu váy in trong bộ sưu tập hợp tác giữa H&M với Maison Martin Margiela năm 2012 Một mẫu váy in trong bộ sưu tập hợp tác giữa H&M với Maison Martin Margiela năm 2012
  • Cửa hàng Monki ở Tsuen Wan Plaza, Hồng Kông Cửa hàng Monki ở Tsuen Wan Plaza, Hồng Kông

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sales development in the third quarter 2017” (Thông cáo báo chí). H&M Newsroom. ngày 15 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ a b c d e “Annual Report 2016” (PDF). Hennes & Mauritz. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ |url= https://www.forbes.com/profile/Stefan-Persson/ Lưu trữ 2018-11-06 tại Wayback Machine
  4. ^ a b H&M Group (30 tháng 11 năm 2019). “H&M Hennes & Mauritz AB: Full-year report Q4 2019” (PDF). hmgroup.com.
  5. ^ “Digital Commerce 360 Retail Ecommerce News & Data Internet Retailer”. Digital Commerce 360. Truy cập 9 tháng 9 năm 2024.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  6. ^ “H&M group - About”. about.hm.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2018.
  7. ^ “Nyheter – DN.SE”. DN.SE. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007.
  8. ^ “Fashion and quality clothing at the best price – H& US”.
  9. ^ “Jimmy Choo – Press Release”. Cision Wire. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ “Lanvin for H&M – Press Release”. ngày 30 tháng 11 năm 2010.
  11. ^ “H&M – Press Release”. Cision Wire. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.
  12. ^ Blue Carreon (ngày 29 tháng 11 năm 2011). “Marni For H&M Collaboration For Spring 2012”. Forbes.
  13. ^ “Abbigliamento di moda e qualità al miglior prezzo – H&M IT”. H&M. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  14. ^ “Lana Del Rey will be the global face and voice of H&M this fall”. about.hm.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  15. ^ Bergin, Olivia (ngày 3 tháng 5 năm 2012). “Anna Dello Russo to design an accessories range for H&M”. The Daily Telegraph. London. Bản gốc lưu trữ 5 tháng Năm năm 2012. Truy cập 27 Tháng mười một năm 2018.
  16. ^ “Beyonce H&M Commercial Is One Long Music Video”. Huffington Post (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  17. ^ “Zara Larsson designs collection with H&M | H&M IT”. www2.hm.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  18. ^ “The Sims(tm) 2 H&M Fashion Stuff”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2007.
  19. ^ cosstores.com. “Store Locator - COS GB”. www.cosstores.com. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  20. ^ Alexander, Ella (ngày 7 tháng 2 năm 2013). “H&M Releases & Other Stories Preview”. British Vogue (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  21. ^ “Stores - & Other Stories”. www.stories.com. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  22. ^ Tsjeng, Zing (ngày 12 tháng 3 năm 2013). “& Other Stories Store Opening and Review - Wonderland Magazine”. Wonderland Magazine (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  23. ^ “Meet Arket: H&M's new Scandi sensation set to shake up the high street”. Evening Standard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
  24. ^ “H & M Hennes & Mauritz AB: H&M Acquires Remaining Shares in”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  25. ^ “Customer Service - CheapMonday.com”. www.cheapmonday.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2018.
  26. ^ “Monki - Monki World”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  27. ^ VTV, BAO DIEN TU (19 tháng 6 năm 2023). “Quần áo cũ thu gom để tái chế thực sự đi đâu?”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về H&M.
  • Trang web chính thức
  • Thông tin về H&M, FashionUnited
  • Yahoo! – Hồ sơ công ty, Yahoo
  • Báo cáo xã hội Lưu trữ 2013-05-13 tại Wayback Machine

Từ khóa » Viết Tắt Hm Là Gì