H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HClH2S ra H2SO4Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

H2S Cl2: Sục khí H2S vào dung dịch nước Clo

  • 1. Phương trình phản ứng H2S tạo ra H2SO4
    • H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
  • 2. Điều kiện phản ứng H2S ra H2SO4
  • 3. Cách tiến hành phản ứng H2S tạo ra H2SO4
  • 4. Tính chất hóa học của H2S
    • 4.1. Tính axit yếu
    • 4.2. Tính khử mạnh
  • 5. Bài tập vận dụng liên quan 

H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl là phương trình phản ứng oxi hóa khử khi sục H2S vào dung dịch nước Cl2, được VnDoc biên soạn tổng hợp hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phản ứng một cách chi tiết. Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

  • Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì
  • Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
  • Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là

1. Phương trình phản ứng H2S tạo ra H2SO4

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

S-2 → S+6 + 8e

→ S-2 nhường e → chất khử.

Cl2 + 2e → 2Cl-.

→ Cl2 nhận e → chất oxi hóa

2. Điều kiện phản ứng H2S ra H2SO4

Nhiệt độ thường

3. Cách tiến hành phản ứng H2S tạo ra H2SO4

Sục khí H2S vào dung dịch nước Clo

4. Tính chất hóa học của H2S

4.1. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

4.2. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

2H2S + 3O2 dư  → 2H2O + 2SO2

2H2S + O2 → 2H2O + 2S

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho phản ứng hoá học sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Câu nào dưới đây phát biểu đúng:

A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử

B. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá

C. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá

D. H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử

Xem đáp ánĐáp án B

S-2 → S+6 + 6e

→ S-2 nhường e → chất khử.

Cl2 + 2e → 2Cl-.

→ Cl2 nhận e → chất oxi hóa

Câu 2. Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:

A. Bạc tác dụng với O2 trong không khí.

B. Bạc tác dụng với hơi nước.

C. Bạc tác dụng đồng thời với khí O2 và H2S trong không khí.

D. Bạc tác dụng với khí CO2.

Xem đáp ánĐáp án C

Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

Câu 3. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a). Sục H2S vào dung dịch nước Clo

(b). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4

(c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2

(d). Thêm H2SO4 loãng vào NaClO

(e). Đốt H2S trong oxi không khí.

(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù

Nhưng thí nghiệm nào xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

A. (a), (b), (e), (f)

B. (a), (c), (d), (e)

C. (a), (c), (d), (f)

D. (b), (d), (e), (f)

Xem đáp ánĐáp án A

(a). Sục H2S vào dung dịch nước Clo

(b). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4

(e). Đốt H2S trong oxi không khí.

(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù

Câu 4. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom

B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4

C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4

D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Xem đáp ánĐáp án B

A. H2S, O2, nước brom.

Sai vì H2S thể hiện tính khử

B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.

Đúng vì SO2 là chất khử ( có số OXH tăng từ +4 lên +6)

C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.

Sai.Vì NaOH không thể tính tính oxh hoặc khử khi tác dụng với SO2

D. Dung dịch BaCl2, H2S, nước brom.

Sai.Vì có BaCl2

Câu 5. Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong A là

A. 25%

B. 50%

C. 60%

D. 75%

Xem đáp ánĐáp án A

nhh A = 0,4 mol

nPbS = 0,1 mol

Phương trình phản ứng

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3

0,1← 0,1

%VH2S = 25%

Câu 6. Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra:

A. hiện tượng mưa axit

B. hiện tượng nhà kính

C. lỗ thủng tầng ozon

D. nước thải gây ung thư

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.

B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 8. Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO2 vào dung dịch brom là

A. có kết tủa màu vàng.

B. có khói màu nâu đỏ.

C. có khí mùi hắc thoát ra.

D. dung dịch brom mất màu

Xem đáp ánĐáp án D

Dung dịch Br2 có màu nâu đỏ, khi sục SO2 vào dung dịch nước Br2 thì dung dịch brom mất màu do xảy ra phản ứng

Phương trình hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

(dung dịch màu nâu đỏ) (dd không màu)

Câu 9. Thí nghiệm nào dưới đây không có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.

B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S .

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(f) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 11. Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta dùng.

A. Cho Hiđrô tác dụng với lưu huỳnh.

B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với axít clohiđríc.

C. Cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric

D. Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 12. Câu nhận xét về khí H2S nào sau đây là sai ?

A. là khí không màu, mùi trứng thối và rất độc

C. tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2S

B. làm quỳ tím ẩm hóa xanh

D. có tính khử mạnh

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 13. Thí nghiệm nào dưới đây không có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.

B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng

A. 2NaNO3 + 3Cu + 4H2SO4 → 2NO + 3CuSO4 + Na2SO4 + 4H2O

B. H2S + CuCl2 → CuS đen + H2S

C. 12HCl + 9Fe(NO3)2 → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O

Câu 14. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng quan sát thấy là

A. Có xuất hiện kết tủa xanh

B Không thấy hiện tượng gì

C. Dung dịch từ màu xanh chuyển sang không màu

D. Xuất hiện kết tủa đen

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng

H2S + CuCl2 → CuS đen + H2S

Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng quan sát thấy là Xuất hiện kết tủa đen

Câu 15. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 16. Tiến hành các thí nghiệm sau

(1).Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.

(2). Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(3). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na2SiO3.

(4). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(5).Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(6). Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Xem đáp ánĐáp án D

Tiến hành thí nghiệm sau:

1) H2S + FeSO4→ không phản ứng.

2) H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

3) 2CO2 + 2H2O + Na2SiO­3 → H2SiO3↓ + 2NaHCO3

4) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CO2 dư + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2

5) 6NH3 + 6H2O + Al2(SO4)3 → Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4

6) 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 ↓ + 2Al(OH)3↓

Ba(OH)2 dư + 2Al(OH)3 → Ba[Al(OH)4]2.

=> Các thí nghiêm (2); (3); (5) và (6) thu được kết tủa

.....................................

Trên đây VnDoc đã đưa ra nội dung chi tiết phương trình phản ứng khi sục khí H2S vào dung dịch Cl2: H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl tới các bạn. Hy vọng các bạn học sinh nắm được nội dung từ đó áp dụng giải các dạng bài tập câu hỏi tương tự.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu các môn Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập cũng như các bài giảng hay về lớp 10 miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc cùng quý thầy cô tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Từ khóa » H2s Cộng Với Gì Ra H2so4